Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút được những ứng viên tài năng, có chuyên môn và kinh nghiệm. Mặt khác, yếu tố này cũng góp phần giữ chân nhân viên giỏi và nhân tài của công ty. Để có thể xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín và tin cậy, doanh nghiệp phải nắm vững được những điều nên và không nên khi bắt tay vào lên kế hoạch thực hiện.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì?
Tìm hiểu thêm:
>> Thương hiệu tuyển dụng là gì? – Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
>> Chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong 5 bước
>> 4 loại hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Employer Branding (hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng) chính là danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Thương hiệu nhà tuyển dụng là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nghiệp coi mình là “một nhà tuyển dụng nhân lực” thực sự chứ không đơn thuần chỉ là một đơn vị kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
Xây dựng thương hiệu đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, tạo được sự khác biệt, nâng cao vị thế của doanh nghiệp và thúc đẩy khát khao được làm việc tại doanh nghiệp đối với ứng viên. Bên cạnh đó, thương hiệu tuyển dụng cũng sẽ giúp doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao mới và xây dựng được lòng tin của ứng viên.
3 điều nên làm trong xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Khi lên kế hoạch xây dựng thương hiệu, nhà tuyển dụng sẽ cần lên một danh sách các việc cần phải thực hiện. Đặc biệt là 3 điều dưới đây:
Liên tục lắng nghe phản hồi của nhân viên
Đa số các ứng viên khi ứng tuyển vào một công ty sẽ muốn tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi đưa ra quyết định. Họ sẽ xem xét ưu điểm và khuyết điểm của doanh nghiệp dựa vào ý kiến đánh giá của nhân viên trên các website review công ty. Bởi lẽ, nhận xét đánh giá của nhân viên cũ giúp nâng cao uy tín của công ty trong mắt ứng viên.
Bạn nên thực hiện các cuộc khảo sát bí mật để tạo ra những thông tin có lợi cho doanh nghiệp như: hỏi nhân viên rằng họ sẽ nói gì với người khác về môi trường làm việc ở công ty mình, họ đánh giá thế nào về văn hóa doanh nghiệp,… Từ những khảo sát này, bạn hãy kịp thời điều chỉnh để đáp ứng mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này, hãy liên tục lắng nghe phản hồi của nhân viên một cách thường xuyên.
Xây dựng tính xác thực
Một trong những ưu tiên hàng đầu khi muốn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công chính là nâng cao tính xác thực của công ty. Dù xây dựng thương hiệu tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm cá nhân hay phản hồi của nhân viên thì cũng cần đảm bảo tính xác thực và trung thực. Cách tiếp cận này sẽ nâng cao vị thế cho công ty, giúp công ty giữ được đánh giá tốt, tích cực, tránh những đánh giá ngược từ ứng viên sau khi vào làm việc.
Điều chỉnh thương hiệu tuyển dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh
Đảm bảo rằng thương hiệu của nhà tuyển dụng luôn thay đổi đồng điệu với doanh nghiệp của bạn. Các chuyên gia tuyển dụng phải chắc chắn rằng thông điệp thương hiệu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh. Hãy coi đó là một công việc đang diễn ra liên tục và luôn được cập nhật cho ứng viên, nhân viên hiện tại bất cứ khi nào có thay đổi. Doanh nghiệp cần thực hiện điều này một cách công khai và minh bạch.
3 điều không nên làm trong xây dựng thương hiệu
Bên cạnh những điều nên thì nhà tuyển dụng cũng nên nắm vững những điều không nên nhằm tránh những sai lầm không đáng có khi xây dựng thương hiệu.
Chỉ tập trung vào tuyển dụng
Tuyển dụng nhân sự không phải lúc nào cũng chỉ là đi tìm kiếm ứng viên. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cũng không phải chỉ nhằm mục đích duy nhất đó.
Mặt khác, chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng phải đi sâu vào nội bộ và văn hóa công ty của bạn. Từ đó, phản chiếu những hoạt động văn hóa doanh nghiệp từ bên trong. Đôi khi, doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn khách quan, chủ quan gây ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của nhân viên. Hãy trao đổi minh bạch, thảo luận công khai và có kế hoạch xoa dịu, khắc phục những đánh giá không tốt. Dần dần, doanh nghiệp sẽ gầy dựng được một đội ngũ nhân sự chắc chắn, làm nền tảng để thu hút, chiêu mộ thêm nhân tài.
Quên theo dõi kết quả
Mọi kế hoạch xây dựng đều cần có quá trình theo dõi, đánh giá kết quả để kịp thời điều chỉnh các bước thực hiện tiếp theo. Nếu bạn truyền thông thương hiệu tuyển dụng ở nhiều nơi khác nhau như: website công ty, mạng xã hội, hội nghị, ngày hội việc làm,… thì hãy theo dõi và giám sát những gì đang hoạt động, những gì nhận được tương tác tốt và những gì không hiệu quả.
Với những hoạt động hiệu quả, hãy tiếp tục phát huy, nhân rộng và linh hoạt các hình thức thể hiện đến ứng viên. Với những hoạt động kém hiệu quả hơn quyết định dừng lại hay thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.
Quên nghiên cứu tài nguyên chuyên sâu
Tìm hiểu thêm:
>> 4 yếu tố không-thể-thiếu để xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công
>> Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư cho Employer Branding?
>> Tài liệu xây dựng doanh nghiệp vững mạnh dành cho nhà quản lý
Ngày nay, các công ty không thể bỏ qua nguồn tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài trên mạng xã hội. Bởi mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để truyền bá thông tin về các cơ hội việc làm và các dự án đổi mới của công ty, khi mà mạng lưới người dùng vô cùng rộng lớn.
Bên cạnh việc nghiên cứu các nền tảng tiếp cận mới, hãy không ngừng nghiên cứu thêm các tài nguyên chuyên sâu về mạng lưới nhân sự, về các báo cáo hằng năm về xu hướng nhân sự trong tương lai gần, về các tiêu chí mà ứng viên quan tâm,… Việc đào sâu tìm hiểu, “tắm” mình trong dòng chảy của thương hiệu tuyển dụng để tìm thấy những ý tưởng hay ho sẽ giúp ích bạn xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp được hiệu quả.
Chưa kể, việc phân bổ các nguồn lực dựa trên sự nghiên cứu toàn diện sẽ bạn giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng đầy tham vọng. Giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình và đề xuất giá trị Nhà tuyển dụng (EVP).
Kết luận
Tin rằng, một khi nắm vững những lưu ý đã chia sẻ ở trên, nhà tuyển dụng và doanh nghiệp sẽ có sự định hướng rõ ràng hơn khi quyết tâm xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh. Việc ứng dụng công nghệ để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quy trình vận hành cũng giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhân sự.
Trong đó, không thể bỏ qua hệ thống test online TestCenter.vn hỗ trợ tối đa cho quá trình tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp sẽ có những bước chuyển mình, đội ngũ nhân sự ngày càng chất lượng, công việc kinh doanh sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ hơn nữa.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter