Ứng dụng các phương pháp tuyển dụng nhân lực một cách linh hoạt giúp doanh nghiệp lựa chọn được ứng viên tiềm năng một cách chính xác. Từ đó, xây dựng đội ngũ chất lượng cao và phù hợp với văn hóa công ty. Bài viết dưới đây cung cấp 10 phương pháp có tính áp dụng cao nhất. Đừng bỏ lỡ!
1. Bài kiểm tra chuyên môn
Sử dụng các bài kiểm tra có lẽ đã không còn xa lạ đối với những mô hình doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức tuyển dụng này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, việc yêu cầu ứng viên thực hiện bài kiểm tra chuyên môn là cách hiệu quả nhất giúp bạn có thể nhìn nhận và đánh giá khách quan kỹ năng của ứng viên.
Một số vị trí tiêu biểu nên sử dụng bài kiểm tra chuyên môn như nhân viên Sales, Marketing, Lập trình viên hay nhân viên chạy Ads. Đơn cử như nếu muốn tuyển ứng viên cho vị trí nhân viên Sales thì bạn có thể xây dựng các bài test liên quan đến kiến thức về sản phẩm, kỹ năng mềm hay kỹ năng xử lý tình huống.
Hơn thế, các bài test online này phần nào có thể đánh giá được sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cũng chỉ giúp bạn đánh giá được một phần nhỏ chứ không phải kết quả chính xác tuyệt đối.
2. Kiểm tra kiến thức công việc
Bên cạnh việc kiểm tra khả năng làm việc của ứng viên, bạn hoàn toàn có thể tạo thêm bài test về kiến thức công việc. Qua đó, bạn sẽ đánh giá được kinh nghiệm và kiến thức sẵn có của ứng viên về vị trí tuyển dụng. Điều này thực sự là cần thiết với những vị trí có yêu cầu tính đặc thù và kiến thức chuyên môn cao.
Để phương pháp tuyển dụng này đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên xem xét mục đích của từng câu hỏi và giá trị mong muốn thu lại được. Tuy nhiên, bài kiểm tra này phần nào đó sẽ làm khó những ứng viên chưa có kinh nghiệm đi làm hoặc chưa có kiến thức vững chắc về công việc.
Tìm hiểu thêm:
>> 3 mẫu bài test tuyển dụng được doanh nghiệp tin dùng nhất
>> Mẫu bài test ứng viên content marketing cho nhà tuyển dụng
3. Phỏng vấn tuyển dụng sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu (Deep Interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm, nhận thức của người đó.
Với phương pháp này, bạn có thể tiếp cận đến những thông tin không dễ chia sẻ từ phía ứng viên. Hơn thế, phỏng vấn tuyển dụng sâu cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa nguồn lực về nhân sự. Bên cạnh đó, thực hiện một buổi phỏng vấn sâu sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được thông tin một cách tốt nhất về ứng viên.
Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn này cũng có một số nhược điểm nhất định. Đơn cử như, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để xem xét, chọn lọc và đánh giá xem đâu mới là câu trả lời quan trọng.
4. Kiểm tra tính cách ứng viên
Hiện nay, xu hướng kiểm tra tính cách của ứng viên trong quá trình tuyển dụng ngày càng nở rộ. Trước đây, để tuyển dụng được một người, doanh nghiệp chỉ nhìn nhận về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến nhiều rủi ro như ứng viên không phù hợp với phong cách làm việc nhóm hay văn hóa doanh nghiệp. Dẫn đến tỉ lệ nghỉ việc và không đến nhận việc tăng cao.
Do đó, ứng dụng các bài kiểm tra tính cách giúp bạn có thể đánh giá được một phần con người của ứng viên. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng nhận ra xem người này có phù hợp với phần lớn tính cách nhân sự trong công ty hay không. Từ đó, nâng cao hiệu quả chọn đúng người trong doanh nghiệp.
Một số bài kiểm tra tính cách phổ biến hiện nay đó là trắc nghiệm tính cách MBTI, DISC, The Big Five Personalities Test hoặc trắc nghiệm 8 loại trí thông minh.
5. Đánh giá kỹ năng mềm
Lựa chọn đánh giá kỹ năng mềm đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong các phương pháp tuyển dụng. Để đánh giá ứng viên một cách hiệu quả, ngoài quá trình xem xét kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ thì kỹ năng mềm sẽ giúp nhân sự làm việc một cách hiệu quả hơn.
Một số tiêu chí đánh giá kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo như sự sáng tạo trong công việc, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, khả năng học hỏi từ sai lầm hay kỹ năng giải quyết vấn đề.
>> Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá kỹ năng mềm dành cho nhà tuyển dụng
6. Phỏng vấn có cấu trúc
Theo kết quả nghiên cứu, việc kết hợp giữa phương pháp phỏng vấn có cấu trúc và bài kiểm tra chuyên môn hay trí thông minh sẽ đem lại kết quả dự đoán cao thứ hai về hiệu suất làm việc trong tương lai của ứng viên.
Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu câu hỏi phù hợp sẽ giúp nhà tuyển dụng có hình dung rõ hơn về chân dung ứng viên. Hơn thế, so sánh ứng viên thông qua các tiêu chí cụ thể cũng nâng cao sự chính xác trong tuyển dụng.
7. Phỏng vấn phi cấu trúc
Nếu như bạn không có thời gian xây dựng câu hỏi để phỏng vấn cấu trúc thì phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình và năng lực thực tế, bạn có thể đặt câu hỏi cho ứng viên để khai thác sâu hơn. Do đó, cuộc phỏng vấn này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu như người phỏng vấn có kiến thức chuyên môn uyên thâm.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn phi cấu trúc sẽ thường được đưa ra quyết định dựa vào cảm tính của người phỏng vấn, thay vì so sánh bình đẳng nhiều ứng viên với nhau.
8. Đa dạng nội dung tuyển dụng
Hằng ngày, bộ phận tuyển dụng phải tiến hành sàng lọc và phỏng vấn rất nhiều ứng viên ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều vị trí công việc có tính chất và đặc thù cao, bạn không nên áp dụng một phương pháp tuyển dụng cho mọi vị trí.
Thay vào đó, hãy làm đa dạng nội dung tuyển dụng, hoặc cải thiện chất lượng thông qua từng buổi phỏng vấn bằng cách lắng nghe lời khuyên từ nhân sự và ứng viên.
Một số cách có thể giúp bạn làm đa dạng nội dung tuyển dụng như đối với vị trí Marketing yêu cầu sự sáng tạo thì có thể cho ứng viên làm bài kiểm tra tính cách kết hợp với phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc. Hoặc với vị trí nhân viên bán hàng thì một buổi phỏng vấn có cấu trúc và bài kiểm tra kỹ năng mềm là “combo” hoàn hảo.
9. Tuyển dụng trong nội bộ
Nhiều công ty hiện nay đang quên đi một nguồn tuyển dụng với số lượng ứng viên chất lượng và dồi dào. Đó là tận dụng nhân sự nội bộ để tìm ứng viên. Thay vì đi tìm kiếm ứng viên ở ngoài, bạn có thể nhận sự giới thiệu từ nhân sự ở bộ phận liên quan.
>> Tham khảo ngay: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả
Hơn thế, việc tuyển dụng trong nội bộ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nguồn lực cũng như thời gian. Không chỉ vậy, theo khảo sát cho thấy, các ứng viên được giới thiệu với hình thức này cũng có tỉ lệ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn so với việc tìm kiếm ứng viên bên ngoài.
Kết luận
Trên đây là 9 phương pháp giúp nhà tuyển dụng có thể áp dụng vào quy trình đánh giá của mình. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm hệ thống đánh giá năng lực nhân sự để nâng cao chất lượng chọn đúng người. Một trong số đó là công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn với tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc. Hy vọng bạn đọc có thể tìm được phương pháp phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình!
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter