Câu hỏi tuyển dụng chính là chìa khóa để nhà tuyển dụng lần mở, đánh giá ứng viên. Vì vậy, việc xây dựng các câu hỏi phỏng vấn là một phần quan trọng của quá trình tuyển dụng. Vậy đâu là câu hỏi hay mà mọi nhà tuyển dụng có thể áp dụng? Làm thế nào để có một buổi phỏng vấn thành công? Muốn biết câu trả lời thì hãy cùng Testcenter tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Kỹ năng phỏng vấn là gì? Câu hỏi tuyển dụng có cần thiết không?
Kỹ năng phỏng vấn chính là một yêu cầu bắt buộc và quan trọng nhất của mọi nhà tuyển dụng. Thông qua các list câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá và chọn lọc ứng viên. Nhằm tìm ra những gương mặt tài năng, phù hợp với mô hình doanh nghiệp.
Kỹ năng phỏng vấn bao gồm rất nhiều kỹ năng nhỏ mà nhà tuyển dụng cần trang bị cho mình. Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, đánh giá ứng viên, xử lý tình huống và kỹ năng tổng hợp,… Nhà tuyển dụng nên học hỏi để nâng cao kỹ năng và đáp ứng nhu cầu công việc.
Để làm chủ được kỹ năng phỏng vấn thì nhà tuyển dụng cần có danh sách câu hỏi tuyển dụng. Đây là một trong những yếu tố chính làm nên sự thành công của một buổi phỏng vấn. Thông qua các câu hỏi thì nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được ứng viên.
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang tuyển dụng thành công năm 2020
Top 7 câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
Cuộc phỏng vấn được đánh giá là hay, khi mà trong đó có một số câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm. Cho phép nhà tuyển dụng khai thác được nhiều chi tiết đắt giá từ ứng viên. Muốn đặt ra được nhiều câu hỏi hay, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ ứng viên đủ sâu.
Testcenter xin chia sẻ 7 câu hỏi tuyển dụng có thể áp dụng ngay cho chiến dịch tuyển dụng. Tuy nhiên, để các câu hỏi phát huy được đúng hiệu quả và phù hợp thì cần xem xét kỹ sao cho phù hợp với mô hình của doanh nghiệp.
Câu hỏi 1: Tại sao anh/chị muốn làm việc tại công ty?
Câu hỏi này cho phép nhà tuyển dụng tìm hiểu được nguyện vọng, mục đích của ứng viên. Bạn sẽ biết được ứng viên suy nghĩ ra sao về công ty của bạn. Ứng viên có kỳ vọng hay cố gắng ra sao để đến phỏng vấn tại công ty. Nếu bỏ qua câu hỏi này, bạn có thể bỏ qua thông tin quan trọng để xác định hướng đi ứng viên. Nếu câu trả lời càng thuyết phục thì ứng viên này sẽ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp, chứ không phải tìm kiếm một “chiếc phao” trong lúc thất nghiệp.
Câu hỏi 2: Mục tiêu của anh/chị trong tương lai là gì?
Nhà tuyển dụng nên hỏi về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên. Dựa vào câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có những đề xuất phù hợp về vị trí công việc cùng như những kế hoạch đào tạo nhân sự. Nhằm phát huy tối đa năng lực của ứng viên và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
Câu hỏi 3: Tại sao anh/chị lại chuyển việc?
Nhà tuyển dụng nên hỏi câu hỏi này, để khai thác thêm về ứng viên. Nếu như họ chuyển việc vì một lý do chủ quan nào đấy ở công việc cũ, thì nhiều khả năng điều đó sẽ lặp lại khi họ vào công ty của bạn. Như thế, doanh nghiệp đã tốn nhiều chi phí vô ích vào tuyển dụng sai người.
Câu hỏi 4: Nếu được nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc?
Đây là một câu hỏi hay, cho phép nhà tuyển dụng tìm hiểu về khả năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá về khả năng trình bày vấn đề, giao tiếp cũng như năng lực xử lý tình huống. Ngoài ra, còn đánh giá được mức độ tìm hiểu về công việc của ứng viên.
Câu hỏi 5: Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Đây là câu hỏi cho phép nhà tuyển dụng biết được thế mạnh của ứng viên. Không chỉ là về kỹ năng chuyên môn mà còn là bộc lộ sự tự tin. Từ đó, nếu như đây là một ứng viên tiềm năng thì nhà tuyển dụng có căn cứ để có những đề xuất đào tạo phù hợp. Khi đó thì việc đào tạo và phát triển nhân sự trở nên dễ dàng và có lộ trình hơn.
Câu hỏi 6: Ba điểm tích cực mà người quản lý nói về bạn?
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên thông qua người thứ ba. Sự thích nghi của ứng viên đối với môi trường cũ. Bên cạnh khai thác chuyên môn thì tính cách của ứng viên đóng góp nhiều vào quyết định tuyển dụng. Bởi đây là yếu tố quan trọng trong đánh giá ứng viên. Sự phù hợp của ứng viên được xem là tiêu chí hàng đầu trong đánh giá ứng viên.
Câu hỏi 7: Thành tích lớn nhất trong công việc của anh/chị là gì?
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá thêm về sự tài năng của ứng viên trong công việc. Những điều mà có thể bạn chưa rõ thông qua những câu chữ ngắn gọn trong hồ sơ CV. Hãy cho ứng viên được nói về chính họ nhiều hơn. Trao đổi, giao tiếp hai chiều sẽ giúp ứng viên đánh giá cao về thương hiệu tuyển dụng.
Làm thế nào để tạo nên một buổi phỏng vấn thành công?
Có rất nhiều yếu tố để góp phần tạo nên một buổi phỏng vấn thành công. Nhà tuyển dụng nên rút kinh nghiệm từ cuộc phỏng vấn trước để có một buổi phỏng vấn thành công.
Bằng cách “bỏ túi” những gợi ý dưới đây, bạn có thể tạo nên một cuộc phỏng vấn thành công một cách dễ dàng.
Trang phục chuyên nghiệp: Trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Bạn nên mặc vest để thể hiện sự trang trọng. Tuy nhiên, nếu vị trí tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, sự sáng tạo thì bạn có thể chọn trang phục linh hoạt và thoải mái hơn. Hãy đảm bảo chừng mực, tránh tình trạng ứng viên đánh giá sai về nhà tuyển dụng. Dễ ảnh hưởng không tốt đến văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng của công ty.
Lắng nghe: Hãy tạo nên sự tương tác hai chiều trong cuộc phỏng vấn của mình. Nhà tuyển dụng nên tránh sa đà vào nói quá nhiều, mà ứng viên không có cơ hội được hỏi lại hay tháo gỡ các thắc mắc của ứng viên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nhiều vào sự thành công của cuộc phỏng vấn.
Hỏi đúng trọng tâm: Hãy nói đủ, nói đúng và tập trung vào trọng tâm vấn đề. Nhà tuyển dụng nên tìm hiểu về mô tả công việc của vị trí đang tuyển. Tập trung khai thác các điểm mạnh của ứng viên, kinh nghiệm làm việc cũng như sự hòa hợp của ứng viên với doanh nghiệp. Xây dựng đúng chân dung ứng viên giúp việc tuyển dụng dễ dàng hơn.
Đào sâu để nhìn rõ chân dung ứng viên: Nhà tuyển dụng nên đặt các câu hỏi tuyển dụng hay để tìm hiểu hành vi trong quá khứ của ứng viên. Đưa ra các câu hỏi tình huống, các bài test tuyển dụng, trắc nghiệm tính cách, các câu hỏi IQ, EQ,… cũng là cách hay mà bạn không nên bỏ qua. Sự thiếu xót trong quá trình phỏng vấn sẽ được bù đắp bởi các bài đánh giá.
Tham khảo thêm: Các mẫu đề test ứng viên không thể thiếu mà nhà tuyển dụng cần biết
Kết luận
Những câu hỏi tuyển dụng hay giúp nhà tuyển dụng đánh giá được con người thật của ứng viên. Ẩn đằng sau bản CV hoa mỹ như tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, kiến thức, kĩ năng,… thì các câu hỏi tuyển dụng là điều cần thiết. Hy vọng chia sẻ Testcenter đã giúp nhà tuyển dụng có thêm những ý tưởng để tìm kiếm được ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter