Các tiêu chí đánh giá nhân viên giúp nhà quản lý sẽ ghi nhận thành tích cũng như những điểm cần cải thiện. Từ đó, lên kế hoạch phát triển sự nghiệp của nhân viên. Vì vậy, đánh giá chính xác kết quả có ý nghĩa cho cả công ty và nhân viên. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hay, nhằm đánh giá nhân viên đạt hiệu quả hơn.
Các tiêu chí đánh giá nhân viên là gì?
Đánh giá nhân viên là công việc của nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt như thái độ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc, các kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kết quả công việc,…để xem quy trình làm việc của nhân viên có hiệu quả hay không? Có đạt được những tiêu chí, yêu cầu đã đề ra hay không?
Từ đó, nhà quản lý có cái nhìn chính xác về nhân viên để định hướng phát triển hoặc khen thưởng phù hợp. Đánh giá năng lực nhân viên còn giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra kế hoạch để cải thiện chất lượng trong công việc. Ví dụ như năng lực để hoàn thành công việc hay thái độ trong quá trình làm việc.
>> Có thể bạn quan tâm: 3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc chính xác và hiệu quả
Đánh giá nhân viên như thế nào để đạt hiệu quả?
Có thể nói, xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên là một trong những công việc vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Đặc biệt với các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn. Đánh giá nhân viên có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy trình và tiêu chí đánh giá.
Do đó, để đạt được kết quả tốt, người quản lý sẽ phải minh bạch tất cả những gì sẽ diễn ra. Đồng thời, thống nhất quy trình rõ ràng cho nhân viên lẫn các bộ phận liên quan. Muốn quy trình đánh giá hiệu quả hơn, nhà quản lý có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cung cấp biểu mẫu đánh giá
Bộ phận nhân sự sẽ phải tiến hành soạn thảo theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Từ đó, tiếp tục cung cấp mẫu đánh giá cho nhân viên để họ tự đánh giá.
Hoặc đưa cho các nhân viên khác thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau, cung cấp form đánh giá theo nhóm, quản lý cấp trung,… Nhà quản lý có thể thực hiện bước này trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi trao đổi trực tiếp
Ngay khi tổng kết hết các biểu mẫu, người quản lý sẽ nhìn thấy được chân dung nhân viên gồm năng lực hiện có, ưu điểm và hạn chế. Sau đó, thống kê những vấn đề vướng mắc và khai thác thêm thông tin từ phía nhân viên.
>> Xem thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý
Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn để quy trình đánh giá nhân sự trở nên toàn diện và có kết quả khả quan hơn. Nếu không có quá trình này, buổi đánh giá thường diễn ra một cách chóng vánh và không đem lại hiệu quả như mong đợi. Bởi, hiệu quả của quy trình đánh giá không chỉ là dành cho người quản lý. Mà còn đem lại giá trị rất lớn đến nhân viên của bạn.
Bước 3: Trao đổi trực tiếp với nhân viên
Người quản lý cần phải lưu ý đánh giá nhân viên là một cuộc trao đổi hai chiều. Bởi vậy, cần tránh các trường hợp đọc lại các kết quả đã đạt được hay chưa được của nhân viên. Lúc này người quản lý có thể thực hiện như sau:
- Nêu nhận xét tích cực hoặc tiêu cực một cách rành mạch và tách biệt với nhau. Đây là cách giúp nhân viên dễ tiếp nhận; dễ thống kê đầy đủ cũng như liên kết lại với nhau. Tránh trường hợp nhận xét quá nhiều sẽ khiến nhân viên không nhớ hết được.
- Dùng dẫn chứng cụ thể trong suốt quá trình làm việc. Đây là những minh chứng thuyết phục để làm ý kiến cấp trên sáng rõ hơn.
- Giữ thái độ xây dựng khi trao đổi cùng nhân viên. Việc áp đặt ý kiến hoặc gay gắt với nhân viên sẽ khiến buổi trao đổi căng thẳng, và cũng sẽ không nhận được sự chia sẻ thật lòng từ phía họ.
Tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản dành cho nhà quản lý
Có rất nhiều tiêu chí đánh giá nhân viên theo từng vị trí công việc khác nhau. Dưới đây là hai tiêu chí cơ bản mà nhiều nhà quản lý áp dụng để đánh giá về thái độ làm việc của nhân viên mình.
>> Tham khảo thêm: Đánh giá nhân viên thử việc và những điều nhà tuyển dụng cần biết
Thái độ làm việc
Thái độ làm việc bao gồm rất nhiều tiêu chí nhỏ mà bạn có thể áp dụng để đánh giá một cách chi tiết hơn, như:
- Tính trung thực của nhân viên
- Nhiệt tình trong công việc
- Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng
- Chuyên cần, đúng giờ
- Ý chí cầu tiến
- Lạc quan trong công việc
- Cẩn trọng trong công việc
Năng lực làm việc
Trong khi đó, năng lực làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí đó là: mức độ làm việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ phát triển trong công việc.
- Mức độ làm việc: người quản lý đánh giá được hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI mà họ đã đặt ra phù hợp với vị trí cũng như công việc của mỗi nhân viên khác nhau.
- Mức độ hoàn thành công việc: nhà quản lý có thể đánh giá yếu tố này thông qua việc nhân viên hoàn thành công việc ở mức độ nào, mức độ hoàn thành đúng deadline, đúng yêu cầu hay hoàn thành xuất sắc, có sự sáng tạo và đổi mới trong công việc để mang lại những kết quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
- Phát triển trong công việc: người quản lý có thể đánh giá sự phát triển của nhân viên trong công việc cụ thể thông qua việc nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời gian của công việc, nguyện vọng của nhân viên khi gắn bó với doanh nghiệp, những khó khăn mà nhân viên mắc phải trong công việc…
Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự dành cho nhà quản lý
Để có thể đánh giá năng lực nhân viên, yêu cầu nhà quản lý nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần đầu tư rất nhiều công sức. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian của cả hai bên. Bởi vậy, nếu có một công cụ giúp tối ưu quá trình này, chắc hẳn hiệu quả mà nhà quản lý nhận lại được sẽ rất cao.
Thấu hiểu điều đó, nhiều mô hình doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công cụ trợ giúp hay hệ thống đánh giá để tăng hiệu quả gấp nhiều lần. Trong số đó, không thể không kể đến hệ thống đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.vn với nhiều lợi ích vượt trội.
Bạn có thể tạo ra những bài test online và tổ chức một kỳ đánh giá chung cho cả hệ thống của mình mà không bị giới hạn số lượng thí sinh. Bên cạnh đó, với công nghệ thông minh, hệ thống sẽ giúp bạn thống kê kết quả của từng người với những tiêu chí cụ thể. Bạn có thể so sánh kết quả của nhiều nhân viên với nhau.
Bên cạnh đó, hệ thống TestCenter.vn còn cung cấp cho bạn một ngân hàng đề ở đa dạng lĩnh vực như Content Marketing, Sale, Lập trình viên, Facebook Ads, An toàn thông tin,… Hơn thế, nâng cao chất lượng nhân viên chính là giảm tỉ lệ dùng sai người cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn trong tuyển dụng.
Kết luận
Đánh giá nhân viên là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những mẹo hay, hữu ích để áp dụng vào đánh giá nhân viên ở doanh nghiệp của bạn.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter