Testcenter – Thương hiệu tuyển dụng là gì? – Hẳn đây đã không còn là câu hỏi xa lạ đối với doanh nghiệp hiện nay khi mà xây dựng thương hiệu tuyển dụng đã và đang là xu hướng toàn cầu. Trong một cuộc đua thu hút nhân tài, thương hiệu tuyển dụng tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các công ty khác trên thị trường lao động.
Thương hiệu tuyển dụng là gì?
Về cơ bản, thương hiệu tuyển dụng (employer branding) được xác định qua cảm nhận của mọi người về doanh nghiệp, từ quan điểm của ứng viên hoặc từ suy nghĩ của các nhân viên. Thương hiệu tuyển dụng là gì? – xác định thông qua hoạt động và thông điệp được truyền đạt với quy mô cả doanh nghiệp. Thương hiệu nhà tuyển dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp trở thành nơi lý tưởng để làm việc, giữ chân nhân tài và thu hút các ứng viên tiềm năng ứng tuyển cho doanh nghiệp.
Các ứng viên tìm hiểu về công ty qua các sản phẩm, dịch vụ hoặc từ kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của họ. Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ sẽ thu hút nhiều tài năng hơn và giúp doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường việc làm cạnh tranh. Thương hiệu nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp; từ cách doanh nghiệp giao tiếp trực tuyến, đến nội dung tuyển dụng, những nhận xét từ nhân viên, và những đặc quyền và ưu đãi mà doanh nghiệp cung cấp.
Thương hiệu tuyển dụng có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp
Sau khi trả lời được câu hỏi “Thương hiệu tuyển dụng là gì?” thì Doanh nghiệp cần nhìn nhận được tầm quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng.
Tuyển dụng hiệu quả
Thương hiệu nhà tuyển dụng đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp mà qua đó doanh nghiệp quảng bá những giá trị của họ, tách biệt họ với các đối thủ cạnh tranh và thu hút những tài năng chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chủ động tuyển dụng những nhân tài phù hợp nhất và hòa hợp với văn hóa làm việc sẵn có.
Quá trình tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn khi thương hiệu của doanh nghiệp đã quen thuộc với các ứng viên tiềm năng. Doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn khi tuyển dụng cho các vị trí trong công ty, giảm chi phí tuyển dụng và giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên. Một thương hiệu nhà tuyển dụng vững chắc, khác biệt và nổi bật sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân các tài năng hàng đầu – đặc biệt là các ứng viên trẻ.
Đảm bảo rằng thương hiệu nhà tuyển dụng thể hiện được văn hóa, môi trường, giá trị và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp là rất quan trọng. Thương hiệu nhà tuyển dụng cũng có thể giúp tăng gắn kết cho các nhân viên vì họ hiểu rõ công ty của họ, và họ biết mục tiêu mà cả tập thể đang cùng hướng tới.
Tham khảo thêm: Tài liệu quản trị doanh nghiệp mà nhà quản lý nào cũng cần biết
Văn hóa doanh nghiệp
Thương hiệu của nhà tuyển dụng sẽ đi kèm với văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra văn hóa làm việc tích cực, doanh nghiệp có thể định hình nhận thức của các ứng viên về thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty. Những quyền lợi hấp dẫn như khen thưởng khi họ đạt thành tích, chương trình phúc lợi linh hoạt, và hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nhân viên, hợp nhất mục tiêu của nhân viên và doanh nghiệp sẽ đóng góp đáng kể vào thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp sẽ gắn kết hơn, có mức độ hài lòng cao hơn, dẫn đến hiệu suất làm việc tốt hơn. Văn phòng mở hiện đại, cơ sở vật chất giải trí và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên – tất cả điều này sẽ giúp tăng nhận thức về văn hóa công sở, tiếp tục định hình ý tưởng của ứng viên về thương hiệu của nhà tuyển dụng. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai bên trong quá trình tuyển dụng khi các ứng viên hiểu rõ môi trường doanh nghiệp trước khi ứng tuyển.
Người ủng hộ và quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp
Thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp được phản ánh tốt nhất qua nhân viên và mức độ sẵn sàng quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp của họ. Những đánh giá của nhân viên là nguồn thông tin giá trị nhất cho quá trình sàng lọc doanh nghiệp của ứng viên. Vì vậy, quá trình quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân viên, và với sự phát triển liên tục của mạng xã hội, điều này đang trở nên dễ tiếp cận hơn.
Doanh nghiệp có thể đăng tải những nhận xét và đánh giá tích cực của nhân viên lên trang web và biến họ thành đại diện cho cả doanh nghiệp. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp và xây dựng lòng tin của ứng viên. Các nhân viên tiềm năng nhận thấy sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với ý kiến của nhân viên, và do đó, họ cảm thấy việc ứng tuyển cho doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn.
Các bước xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Người xưa có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì vậy để tạo dựng một employer branding mạnh mẽ, trước hết người làm nhân sự cần phải nhìn nhận lại hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp, từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ…
Đây là thời điểm phải tận dụng cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp để đánh giá lại chính xác thương hiệu của nhà tuyển dụng một cách chính xác nhất.
Đọc thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong 5 bước
Bước 2: Xác định EVP
Sau khi đã đánh giá xong thực trạng của doanh nghiệp, bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện là xác định EVP.
EVP (Employee Value Propositions) là khái niệm cơ bản trong thương hiệu tuyển dụng, đó là các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại.
Thông qua việc tham khảo cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp để khoanh vùng những yếu tố EVP của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự khác biệt, vừa hấp dẫn tới ứng viên và nhân viên.
Bước 3: Quảng bá thương hiệu bằng hình ảnh
Ngôn từ có thể quan trọng, nhưng hình ảnh mới là hình thức có hiệu quả truyền đạt cao nhất. 44% người nói rằng họ nhiều khả năng sẽ tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn nếu như doanh nghiệp đăng hình ảnh lên phương tiện truyền thông.
Nội dung của chúng có thể là các khoảnh khắc của nhân viên tại công ty, một vài hoạt động nội bộ, hình ảnh của công ty tại một số sự kiện… hình ảnh càng chân thật và gần gũi càng có hiệu quả truyền thông tích cực.
Bước 4: Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp
Trang tuyển dụng là hình ảnh chính thức của doanh nghiệp với ứng viên, 80% người lao động tìm kiếm các cơ hội việc làm qua Internet, và phần lớn đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho công việc cũng như các mục đích cá nhân.
Đừng biến trang tuyển dụng của bạn thành một danh sách dài yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng, hãy làm cho nó trở thành những thông tin tuyển dụng thu hút và sống động hơn. Tuy vậy, bạn vẫn phải đảm bảo một trang tuyển dụng chuyên nghiệp dựa vào các tiêu chí sau:
- Giao diện thân thiện.
- Sử dụng đơn giản.
- Tối giản quá trình đăng ký trực tiếp.
- Thể hiện được hình ảnh và văn hóa doanh nghiệp.
- Cập nhật liên tục và tương tác thường xuyên.
Bước 5: Tạo sự công nhận từ cộng đồng
Mọi thông điệp bạn đưa ra đều kém thuyết phục nếu như không có sự công nhận của bên thứ ba.
Những sự kiện cộng đồng, các giải thưởng, ra mắt báo chí, gặp gỡ cùng các đại diện từ chính phủ, ban bộ ngành… sẽ giúp ích rất lớn cho thương hiệu tuyển dụng nói riêng và thương hiệu doanh nghiệp nói chung.
Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc
Có lẽ không phải nói quá nhiều về độ quan trọng của một bản mô tả công việc. Một bản mô tả công việc rõ ràng, mạch lạc không chỉ là tối thiểu cho việc phân công trách nhiệm cho các nhân viên công ty, mà còn giúp sàng lọc các ứng viên, là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của công ty.
Thay vì cố gắng để sáng tạo nhưng lại khó nắm bắt, một bản mô tả công việc chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đây là 5 gợi ý để xây dựng bản mô tả công việc chuẩn:
- Chức danh công việc rõ ràng và tối ưu từ khóa cho tìm kiếm.
- Đưa ra bức tranh cụ thể về vai trò của vị trí đối với doanh nghiệp.
- Các đầu công việc rõ ràng cụ thể.
- Chi tiết về phúc lợi và môi trường làm việc.
- Nên giữ yêu cầu công việc ở mức tối thiểu.
Bước 7: Tối ưu hóa trải nghiệm ứng viên
Mỗi ứng viên tuyển dụng là một khách hàng và tuyển dụng là quá trình thuyết phục ứng viên sử dụng dịch vụ. Trải nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng cũng giống như trải nghiệm của bất kì khách hàng nào khi mua sản phẩm: không ai mong đợi một quy trình phức tạp hay thái độ phục vụ kém cỏi.
Bước 8: Kêu gọi sự chia sẻ từ chính nhân viên
Thông thường, những nhân viên tích cực sẽ sẵn sàng giới thiệu những ứng viên phù hợp mà họ biết cho công ty, trong khi những nhân viên bất mãn thì sẽ không làm điều đó.
Một chương trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng sẽ thành công là khi nó có thể thúc đẩy hoạt động giới thiệu ứng viên nội bộ; việc này không những giúp công ty thu được nguồn ứng viên lớn, mà cũng đồng thời đưa hình ảnh doanh nghiệp đi rộng rãi hơn.
Vì vậy, đừng quên khuyến khích các đội ngũ nhân viên của mình chia sẻ cảm nhận về công ty trên các phương tiện trực tuyến. Bạn có thể biến đó thành các cuộc thi nội bộ nhân dịp thành lập công ty, hoặc tạo các trang mạng xã hội cho phép nhân viên tự đóng góp nội dung. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ về hiệu quả đạt được đấy!
Bước 9: Đánh giá và đo lường
Nếu bạn không đo lường được thương hiệu tuyển dụng, bạn sẽ không quản lý được. Sau đây là một vài chỉ số bạn có thể đo lường sau quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng:
- Mức độ gắn kết của nhân viên với công việc.
- Tỉ lệ nhân viên tiếp tục gắn bó với công ty sau thời gian thử việc.
- Chất lượng nhân viên tuyển mới.
- Chi phí cho mỗi nhân viên mới.
- Số lượng ứng viên.
- Thời gian tuyển dụng.
Kết luận
Cảm nhận của một ứng viên về thương hiệu tuyển dụng là gì bao gồm mọi tương tác với doanh nghiệp. Với những suy nghĩ từ chính nhân viên, doanh nghiệp có thể tăng tương tác và thu hút nhiều ứng viên phù hợp hơn. Với thị trường tuyển dụng nhân tài ngày càng xoay quanh ứng viên, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của họ và hoàn thiện lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường năng động hiện nay.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter