Năng suất làm việc có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ ai, cả doanh nghiệp và người lao động. Đối với nhân viên, việc tăng năng suất làm việc thường đồng nghĩa với việc thăng tiến trong công việc. Đối với doanh nghiệp, năng suất làm việc tăng lên góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và nhanh chóng. Vậy làm thế nào để nhân viên, doanh nghiệp đạt được điều này?
Năng suất làm việc là gì?
Tham khảo thêm:
>> Top 7 quy tắc “vàng” giúp tăng năng suất làm việc ai cũng nên biết
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc. Nó là kết quả phản ánh qua số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người lao động làm ra trong một khoảng thời gian nhất đinh.
Bên cạnh đó, năng suất làm việc thể hiện ở kết quả lao động của mỗi người trong khoảng thời gian. Cùng một khoảng thời gian đó có người năng suất làm việc cao đạt KPI nhưng cũng có người năng suất lao động của họ lại thấp. Năng suất thường được tính bằng sản lượng/giờ công hoặc ngày công. Việc tính toán như vậy tạo điều kiện cho chúng ta so sánh năng suất giữa các doanh nghiệp, các ngành và các nước khác nhau.
Tại sao cần tăng năng suất làm việc cho nhân viên?
Nhân viên có năng suất làm việc cao là người có khả năng hoàn thành đúng công việc được giao với kết quả đạt được tối ưu so với mục tiêu đề ra ban đầu. Việc tăng năng suất làm việc có vai trò rất quan trọng với mọi doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích như:
- Nâng cao hiệu quả tổng thể: Khi mọi nhân viên, mọi phòng ban, bộ phận của bạn làm việc hiệu quả thì hiệu quả công việc tổng thể của toàn công ty cũng được cải thiện.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Một doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong công việc tổng thể tốt cũng sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động, khả năng linh hoạt, thích ứng, năng lực cạnh tranh trên thị trường của mình.
- Giảm chi phí: Kết quả / mục tiêu công việc ở mức tốt thì tương ứng với đó là các chi phí, nỗ lực, nguồn lực cần bỏ ra cho công việc cũng được tối ưu.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh: Khách hàng của bạn sẽ hài lòng với hiệu quả, chất lượng dịch vụ công ty bạn đem lại. Như vậy, lợi thế cạnh tranh của công ty bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Làm thế nào để tăng năng suất làm việc cho nhân viên?
Nếu việc làm thế nào để tăng năng suất làm việc cho nhân viên khiến bạn trăn trở thì hãy theo dõi những gợi ý dưới đây nhé, biết đâu bạn sẽ có những mẹo hữu ích.
1. Đánh giá đúng năng lực nhân viên
Đánh giá năng lực nhân viên được hiểu là đánh giá kiến thức, cũng như kỹ năng làm việc, hay thái độ làm việc đối với mỗi cá nhân, cũng như nhân viên làm việc. Qua đó, nhà quản lý cũng đánh giá được những giá trị tiềm ẩn bên trong của nhân viên, cũng như giá trị làm việc hiệu quả của nhân viên. Nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt, thì việc đặt đúng vị trí làm việc, cũng như cung cấp cho họ đầy đủ những điều kiện làm việc phù hợp sẽ mang đến cho bạn hiệu quả làm việc cao và đem đến những giá trị tuyệt vời đối với doanh nghiệp.
Nhà quản lý nên sử dụng công cụ hỗ trợ đánh giá ứng viên để tối ưu hoá quy trình đánh giá. Hiện nay, công cụ đánh giá nhân lực TestCenter.vn rất được tin dùng bởi những hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Nền tảng được tích hợp kho đề thi và mẫu đánh giá đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích đánh giá khác nhau, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hoá mọi quy trình đánh giá mà còn tiết kiệm chi phí và nhân lực.
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên hơn là ôm một lúc nhiều công việc
Thay vì cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc, bạn nên hướng dẫn nhân viên phương pháp lên danh sách những công việc quan trọng cần ưu tiên. Cố gắng tập trung hoàn thành chúng xong, sau đó mới bắt tay vào những việc ít quan trọng hơn. Đây có thể là một thách thức bởi không nhiều người giỏi giữ sự tập trung trong xử lý các vấn đề quan trọng. Nhưng điều này là một trong những mấu chốt giúp nhân viên của bạn tăng năng suất làm việc của mình lên rất nhiều.
4. Tạo một không gian làm việc tối ưu
Không nhất thiết phải là văn phòng công ty hay một phòng làm việc tại nhà, bạn cần tạo cho nhân viên một không gian thoải mái nhất để làm việc. Khi có một không gian khiến nhân viên dễ dàng tập trung, họ sẽ tăng năng suất làm việc lên trông thấy.
5. Tạo ra “văn hóa tin cậy” với cấp trên và đồng nghiệp
Để tạo ra một môi trường mà nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất, những người quản lý cũng nên cố gắng xây dựng và thúc đẩy “văn hóa tin cậy”. Chẳng hạn cung cấp đầy đủ cho nhân viên thời hạn, cách thức để hoàn thành công việc, cũng như những sự thay đổi linh hoạt trong tiến trình làm việc để đôi bên đều nắm rõ.
Ngược lại, nếu là cấp dưới, bạn cũng có thể đề cập với sếp và đồng nghiệp về những sự cố, công việc đột xuất có thể ảnh hưởng đến tiến trình làm việc – ngay khi nó xảy ra, thay vì lấy đó làm lý do cho sự chậm trễ sau này.
Kết luận
Việc tăng năng suất làm việc của nhân viên chưa bao giờ là dễ dàng đối với một nhà quản lý doanh nghiệp. Nhưng hy vọng với những phương pháp gợi ý trên đây, doanh nghiệp của bạn sẽ tìm ra giải pháp phù hợp, giúp tăng năng suất làm việc lên cao nhất.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter