Lựa chọn ứng viên là công việc thường xuyên và khá quan trọng đối với mỗi nhà tuyển dụng. Chắc hẳn là bạn cũng phần nào nắm được lý do tại sao phải lựa chọn ứng viên đúng không? Bài viết dưới đây Testcenter mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về lý do tại sao phải lựa chọn ứng viên và cách xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn ứng viên phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp. Mời bạn cùng khám phá ngay nhé!
Tại sao phải lựa chọn ứng viên?
Trong một quy trình tuyển dụng ứng viên thì lựa chọn ứng viên là khâu quan trọng nhất và là mục đích của toàn bộ quy trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ luôn tìm cách để giảm thiểu sự rủi ro trong lựa chọn để mang về cho doanh nghiệp những nhân sự phù hợp nhất có thể.
Lựa chọn ứng viên là để giảm bớt các hồ sơ không đạt yêu cầu và giữ lại những nhân tố chất lượng nhất. Lựa chọn ứng viên quan trọng 1 thì việc chọn đúng ứng viên cũng quan trọng hơn rất nhiều. Chọn đúng nhân sự nghĩa là bạn phải đánh giá đúng hoặc gần đúng nhất về các đối tượng cho một công việc mà ứng viên có đủ sự trải nghiệm, nhạy bén và năng lực chuyên môn đáp ứng công việc đó nữa.
>>> Xem thêm: Khám phá công cụ sàng lọc ứng viên hàng đầu hiện nay
Các tiêu chí đánh giá ứng viên trong khi tuyển dụng
Có nhiều tiêu chí để bạn có thể áp dụng lựa chọn ứng viên nhưng hãy nhớ là bạn nên có sự cập nhật những tiêu chí mới, chứ không phải áp dụng những tiêu chí lỗi thời và không còn phù hợp, hoặc ít nhất là hãy chọn những tiêu chí cơ bản và phổ biến. Việc này là nhằm giúp bạn có thể nắm được tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên chuẩn nhất, góp phần giúp quá trình chọn lọc ứng viên diễn ra nhanh chóng, tối ưu cũng như giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
- Bằng cấp chuyên môn: Dù bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng, nhưng đó là điều kiện rất cần thiết để bạn có sự hiểu biết ban đầu về ứng viên và tìm thấy sự tương thích giữa ứng viên với công việc mà bạn đăng tuyển dụng. Tuy nhiên cũng hãy nhớ rằng trên thực tế có nhiều nhân tài làm trái ngành được đào tạo nhưng lại thể hiện năng lực rất tốt. Chính vì vậy, bằng cấp không cần phải điều kiện đủ cho việc lựa chọn ứng viên.
- Kinh nghiệm làm việc thực tế: Đây mới là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm khi lựa chọn ứng viên. Một ứng viên có kinh nghiệm sẽ có thể bắt kịp công việc nhanh hơn và ít tốn thời gian đào tạo. Nhà tuyển dụng vẫn có thể tuyển dụng những ứng viên tiềm năng ít kinh nghiệm để đào tạo mới nhưng dù sao, ứng viên có kinh nghiệm vẫn sẽ luôn được ưu tiên hơn cho doanh nghiệp.
- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả: Công việc trong một tổ chức sẽ luôn luôn có sự kết nối và liên hệ giữa các phòng ban, các đồng nghiệp trong team, do kỹ năng teamwork là một kỹ năng rất cần thiết khi lựa chọn ứng viên.
- Kỹ năng giao tiếp khéo léo: Đối với những ngành cần nhiều sự giao tiếp như sale, lễ tân, bán hàng,… thì đây là tiêu chí rất quan trọng. Còn đối với những ngành còn lại thì nếu ứng viên có kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng là một điều cần thiết, tuy nhiên bạn có thể cân chỉnh giữa các tiêu chí và xem đâu là tiêu chí ưu tiên hơn những tiêu chí còn lại.
- Sử dụng thành thạo phần mềm công việc, các phần mềm công nghệ thông tin: Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong công việc là điều rất cần thiết cho mọi ứng viên khi gia nhập tổ chức. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra ứng viên thông qua bài kiểm tra kỹ năng sử dụng phần mềm nếu cần thiết. Nhà quản lý cũng có thể cho ứng viên trải nghiệm một số phần mềm cơ bản trong công việc để đánh giá mức độ thành thạo của nhân viên hoặc thông qua các bài test online, được tích hợp sẵn trong các phần mềm nhân, nền tảng đánh giá ứng viên. Một trong những gợi ý nền tảng hữu ích cho bạn đó là Testcenter – Nền tảng đánh giá được nhiều doanh nghiệp lớn yêu thích.
>>> Xem thêm: Ứng viên là gì? Những phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả
Làm sao để chọn được ứng viên chất lượng?
Đây luôn là một câu hỏi mà mọi nhà quản lý đều quan tâm. Sau đây là một số gợi ý các cách giúp bạn có thể lựa chọn được các ứng viên chất lượng nhất nhé.
Lên kế hoạch lựa chọn ứng viên
Mọi kế hoạch chỉ có thể thành công khi bạn có có sự chuẩn bị chu đáo từ trước. Hãy tập hợp các phòng ban có liên quan trong tổ chức của bạn để cùng lên kế hoạch tuyển dụng. Hãy cùng nhau xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng mà bạn muốn, bao gồm tất cả các yêu cầu về kỹ năng, về năng lực, về kiến thức, về các kỹ năng mềm, bằng cấp trình độ,… Khi đã hiểu rõ ràng nhưng yêu cầu của mình, bạn mới có thể tìm được người phù hợp một cách nhanh nhất.
Đăng thông tin tuyển dụng
Từ chân dung về ứng viên tiềm năng đó, bạn sẽ liệt kê chi tiết thành các mô tả công việc cụ thể, dễ hiểu bằng ngôn từ, cộng thêm các quyền lợi và nghĩa vụ, để hình thành mô tả công việc hoàn chỉnh. Sau đó bạn sẽ đăng tải nó công khai trên website của công ty, các trang web tuyển dụng và các kênh thông tin khác hay các nhóm cộng đồng, các hội chợ tìm việc làm,…
Chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên
Để có thể tiến đến bước lựa chọn ứng viên, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi cụ thể và một mẫu đánh giá để có thể sử dụng trong buổi phỏng vấn. Bạn cần có sự chuẩn bị để để thực hiện hiệu quả khi tiến đến bước này. Hãy hình dung xem bạn sẽ hỏi ứng viên những câu hỏi kiến thức hay tình huống như thế nào? Bạn muốn ứng viên sẽ thể hiện được những khía cạnh nào thông qua việc hỏi tương ứng. Chỉ khi nắm rõ điều này bạn mới có thể chuẩn bị nội dung cho phù hơpk.
Chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài test online bổ sung
Bên cạnh các nội dung phỏng vấn phổ biến thì ngày nay nhiều nhà tuyển dụng cũng áp dụng thêm các bài kiểm tra, bài test năng lực online để có thể khai thác thêm các khía cạnh khác nhau, từ công việc, tính cách cho đến tổng thể về ứng viên. Cụ thể:
- Trắc nghiệm tính cách hay tâm lý: Trắc nghiệm này giúp bạn có được đánh giá ban đầu về ứng viên, về tính cách tổng quan và mức độ quá trình làm việc trong tương lai. Bạn sẽ ưu tiên lựa chọn được những ứng viên có các kỹ năng và thái độ làm việc mà bạn nghĩ là doanh nghiệp của bạn đang cần.
- Các bài test công việc: Nếu bạn đang trong quá trình do dự hay phân vân về các ứng viên tương đồng thì bạn có thể cho họ thực hiện các bài test về công việc, để xem trong thực tế thì họ sẽ giải quyết công việc, tình huống đó như thế nào. Ứng viên nào có sự nhanh nhạy và làm việc thấu đáo hơn thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định của mình.
- Đánh giá tổng thể: Hình thức này thường được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Đây là kiểu bài test khai thác tổng thể về một ứng viên. Do đó nếu vị trí cần tuyển là quản lý cấp cao hay leader thì bạn nên cân nhắc thêm các bài test phỏng vấn dạng này nhé.
Chuẩn bị và tổ chức các buổi phỏng vấn
Hãy đảm bảo bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, như việc thông báo cho ứng viên và sắp xếp khoảng thời gian phỏng vấn phù hợp với cả hai bên. Phỏng vấn là cơ hội quý giá để bạn có thể giao lưu trực tiếp và xác nhận lại những ấn tượng, những đánh gía của mình cho ứng viên. Do đó, bạn cần phải thực hiện phỏng vấn khi ứng viên thoải mái, môi trường phỏng vấn cần yên tĩnh, thoải mái và bạn hãy giữ thái độ thân thiện đúng mức chứ không phải khiến họ sợ hãi. Có như thế buổi phỏng vấn mới thành công và bạn mới có thể lựa chọn ứng viên như ý.
>>> Xem thêm: Tham khảo mẫu phỏng vấn ứng viên chuẩn nhất từ A-Z
Cân nhắc lại đánh giá và ra quyết định
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về ứng viên, bạn cần tổng hợp và phân tích kết quả để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu ứng viên phù hợp với chân dung ứng viên ban đầu của bạn thì quá tốt nhưng nếu ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu thì bạn sẽ bỏ qua và tiếp tục tìm kiếm. Với những ứng viên chưa phù hợp, bạn có thể lập thành bảng data nhân viên và lưu trữ lại. Việc này sẽ giúp ích bạn trong các kế hoạch tuyển dụng tiếp theo. Vì biết đâu họ không phù hợp ở vị trí này nhưng lại phù hợp hơn với các vị trí khác trong tương lai mà công ty bạn tuyển dụng thì sao. Với những ứng viên chưa đạt, bạn cũng nên email hoặc thông báo với họ để cho họ biết và có kế hoạch riêng cho bản thân. Điều này cũng giúp bạn nâng cao trải nghiệm của ứng viên, góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng thêm vững mạnh hơn.
Với các ứng viên mà bạn “say yes”, bạn sẽ gọi điện xác nhận với ứng viên và tạo lập hợp đồng việc làm. Bạn cũng cần thực hiện các bước như thường lệ một cách chu đáo như onboarding nhân viên mới, giúp họ sớm hoà nhập và cống hiến cho tổ chức.
Mỗi giai đoạn trong quá trình lựa chọn ứng viên đều cần phải được rèn giũa và trau dồi thêm nghiệp vụ. Việc đầu tiên là bạn cần phải hiểu hết những giai đoạn cơ bản trong quá trình tuyển dụng, sau đó chính là thực hành nó, lặp đi lặp lại cho đến khi bạn thành thục. Bạn cũng nên học tập thêm những cách hay để bổ sung vào quy trình chọn lọc ứng viên của mình. Việc áp dụng các phần mềm đánh giá ứng viên cũng là một xu thế mà bạn cần phải nắm bắt. Bạn cần tìm hiểu sâu thêm và phát huy tốt nhất phần mềm ứng viên, như Testcenter để có thể phục vụ cho công việc của mình.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Testcenter đã giúp bạn có được cái nhìn bao quát hơn về việc lựa chọn ứng viên cũng như quá trình phỏng vấn tuyển dụng trong doanh nghiệp. Hãy follow Testcenter để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn quản trị doanh nghiệp thành công.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter