Hiện nay có rất nhiều lý do nhân viên nghỉ việc, ngoài những lý do cá nhân như: học tập, tìm kiếm cơ hội khác,… Trong thực tế có nhiều lý do khiến nhân viên rời bỏ công việc. Hãy cùng tìm hiểu các lý do tại sao nhân viên nghỉ việc trong bài viết này.
Tại sao cần biết lý do nhân viên nghỉ việc?
Biết được lý do tại sao nhân viên nghỉ việc là một trong những điều cần thiết đối với doanh nghiệp, vì khi một công ty có tỷ lệ nghỉ việc cao, có thể cho thấy mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên thấp.
Việc tuyển dụng nhân viên mới để thay thế cho những vị trí cũ đòi hỏi thời gian và công sức đào tạo, đó là lý do tại sao các nhà tuyển dụng nên tìm cách giữ nhân viên hiện tại ở lại. Biết lý do nhân viên nghỉ việc sớm, người sử dụng lao động có thể trực tiếp giải quyết vấn đề, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc dễ chịu hơn cho người lao động.
9 lý do nhân viên rời bỏ công ty
Đây là những lý do hàng đầu khiến nhân viên quyết định nghỉ việc:
Tìm kiếm cơ hội công việc có mức lương cao hơn
Khi người lao động nhận thấy mình bị trả lương thấp cho công việc hiện tại, nếu việc đề xuất tăng lương không được cấp trên chấp thuận, có nhiều người sẽ có hướng chuyển sang một công việc mới.
Mức lương cao hơn đồng nghĩa với việc người lao động nhận nhiều trách nhiệm hơn trong công việc. Bên cạnh đó, khi lối sống của người lao động thay đổi hoặc khi họ lập gia đình, họ cũng có thể nhận thấy rằng mình cần kiếm nhiều tiền hơn để trang trải chi phí sinh hoạt và tiết kiệm cho cuộc sống tương lai.
Muốn trải nghiệm và có cơ hội thăng tiến trong công việc
Sau khi làm một công việc trong một thời gian, nhân viên bắt đầu hiểu khá rõ về tất cả các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Khi không còn nhiều điều để học hỏi, họ có thể bắt đầu cảm thấy mình đã sẵn sàng cho nhiều thử thách hơn. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển sự nghiệp và khi nhân viên bắt đầu quan tâm đến việc học các kỹ năng mới.
Nếu công ty hiện tại bị hạn chế về cơ hội thăng tiến hoặc cơ hội học tập, người lao động sẽ muốn tìm một công ty mới cung cấp những cơ hội này. Có cơ hội để phát triển sự nghiệp, có chức danh cao hơn và cơ hội thăng tiến tốt hơn cũng giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn và thỏa mãn hơn với công việc. Hiện nay, các công ty có chất lượng tuyển dụng tốt cũng thường cung cấp cho nhân viên các chương trình đào tạo, hội thảo và bài giảng miễn phí hoặc thậm chí hoàn trả học phí cho nhân viên.
Chán nản và áp lực với công việc cũ
Một trong những lý do tại sao nhân viên nghỉ việc đó là làm việc quá sức, đặc biệt đối với những nhân viên có năng lực tốt. Nhà quản lý thường có xu hướng giao nhiều việc hơn cho những nhân viên có năng lực là điều bình thường. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần phải phân biệt rõ việc giao thêm cho nhân viên một vài việc vì họ là người giỏi và giao việc vô tội vạ là hoàn toàn khác nhau. Những nhân viên giỏi sẽ khó chịu khi liên tục phải đi làm những công việc mà đồng nghiệp khác không hoàn thành.
Nếu muốn nhân viên của mình làm nhiều hơn và chịu trách nhiệm hơn trong công việc, bạn cần có những chính sách khuyến khích và tạo động lực làm việc. Lý tưởng nhất là tăng lương, nhưng nếu không được thì hãy trao cho họ một chức danh mới làm nổi bật trách nhiệm cũng như có thêm cơ hội thăng tiến trong tương lai cũng sẽ tạo cho nhân viên thêm động lực làm việc. Còn nếu bạn cứ tiếp tục giao cho thêm việc mà chẳng thay đổi chính sách gì, nhân viên sẽ muốn tìm kiếm một công việc khác tốt hơn.
>>>Xem thêm: Tỷ lệ nghỉ việc là gì? Cách tính và giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc
Không được công nhận thành tích trong công việc
Một lý do nữa giải thích câu hỏi vì sao nhân viên hay bỏ việc đó là cảm giác công việc của họ không được công nhận. Đối với những nhân viên giỏi, được công nhận thành tích rất quan trọng vì họ thường đảm nhận nhiều công việc khó khăn và thách thức hơn. Nếu họ liên tục thể hiện tốt trong công việc nhưng không nhận lại được sự công nhận thì có hai điều có thể xảy ra. Đầu tiên, họ sẽ ngừng nỗ lực cho công việc hiện tại và tiếp theo họ sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc khác.
Việc công nhận nhân viên có thể đơn giản như khen ngợi một nhân viên rằng họ đã hoàn thành tốt công việc. Một số người còn mong muốn sự công nhận của cả tập thể, đối với những người khác họ mong muốn sự công nhận cá nhân từ người quản lý. Hãy điều chỉnh cách đánh giá thành tích nhân viên để họ cảm nhận được sự công nhận của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: 3 bước đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp
Mối quan hệ không tốt với sếp
Sếp là một phần không thể thiếu tác động đến ngày làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên với sếp có những mâu thuẫn không thể kiểm soát được thì nhân viên chắc chắn nhân viên không thể làm việc một cách thoải mái. Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng mối quan hệ giữa họ cần đủ tốt để công việc được vận hành trơn tru.
Những bất bình của nhân viên với sếp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cam kết, đam mê dành cho công việc của nhân viên. Khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với sếp, nhân viên thường sẽ nhảy việc.
Bất hòa với đồng nghiệp
Đồng nghiệp là người mà nhân viên dành nhiều thời gian trong ngày tiếp xúc và làm việc cùng. Đồng nghiệp có thể là người ngồi cùng bàn, tương tác và làm việc chung một nhóm và cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.
Một trong những biểu hiện cho thấy nhân viên có hài lòng với công việc hiện tại không là việc họ có hay không những người bạn tốt ở nơi làm việc. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh giữa các đồng nghiệp với nhau và khi mâu thuẫn giữa các nhân viên không thể giải quyết được.
Không được tự quyết định và độc lập trong công việc
Mỗi chúng ta ai cũng có “cái tôi” của riêng mình và một khi “cái tôi” bị kìm hãm sẽ gây ra sự ức chế. Mỗi nhân viên có những cá tính riêng, chuyên môn và khả năng riêng để tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Một người quản lý có tầm nhìn cần đặt ra mục tiêu để cấp dưới của mình được tự do thực hiện những ý tưởng của họ. Dù nhân viên đó đảm nhận vị trí gì từ kế toán, trợ lý, trưởng nhóm đến trưởng phòng,… thì hãy luôn cho họ có cơ hội thể hiện chủ động và tự do sáng tạo trong công việc.
Tình hình kinh doanh không khả quan
Những vấn đề bất trắc có thể xảy ra như: công ty làm ăn thua lỗ, cắt giảm nhân sự, nợ lương nhân viên, tăng ca quá mức, công ty đứng bên bờ vực phá sản, … tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp của nhân viên.
Những nhân viên lo lắng về tương lai của công ty thường có xu hướng tìm kiếm những công việc khác. Để giải quyết vấn đề này, nhà quản lý cần cập nhật liên tục cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào và kế hoạch phát triển sắp tới hoặc khả năng phục hồi của công ty trong tương lai. Với thông tin kinh doanh minh bạch, nhân viên sẽ có niềm tin vào đội ngũ quản lý và tin tưởng vào sự phát triển của công ty.
Không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên, văn hóa công ty thể hiện công ty có đánh giá cao nhân viên, đối xử với nhân viên một cách công bằng và chế độ lương thưởng, phúc lợi có thỏa đáng không? Người quản lý có quan tâm đến đời sống của nhân viên không? Công ty có thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên không? Nhân viên có cảm thấy vui vẻ khi làm việc tại công ty hay không?
Điều mà một nhân viên cần ở nơi làm việc chính là sự minh bạch và công bằng, người quản lý dễ gần và có những định hướng phát triển rõ ràng. Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố có thể giúp doanh nghiệp giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài.
Nhân sự không thể giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc mà không hiểu lý do tại sao tại sao nhân viên nghỉ việc. Có người sẽ nói thẳng lý do tại sao mình ra đi, nhưng xu hướng chung của nhân viên thường là “dĩ hòa vi quý” nên họ sẽ không nói trực tiếp lý do thật sự. Nếu bạn là người quản lý ở cấp cao hơn thì cần có cái nhìn tổng quan để giữ chân những nhân viên có kinh nghiệm và làm việc hiệu quả.
Để lựa chọn được những nhân viên phù hợp, bạn có thể cho ứng viên làm bài test để kiểm tra mức độ phù hợp với doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể truy cập Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam để trải nghiệm những bài test mới nhất dành cho nhân sự của mình.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter