Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên và ổn định đội ngũ nhân sự luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Hai điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí (đào tạo nhân sự, tuyển dụng) và nâng cao hiệu quả công việc. Do đó việc khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên là rất cần thiết.
Sự hài lòng của nhân viên là gì? Vai trò trong quản trị nhân sự
Sự hài lòng của nhân viên trong một doanh nghiệp chính là mức độ cảm xúc hay thái độ tích cực đối với công việc của nhân viên đó. Điều này có nghĩa khi ai đó nói rằng họ hài lòng với công việc thì có nghĩa là họ thực sự yêu thích công việc của mình và đánh giá tốt công việc. Ngược lại, nếu họ không hài lòng thì họ sẽ có những biểu hiện tiêu cực và chán chường trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu suất và sự phát triển chung của công ty.
Sự hài lòng của nhân viên có vai trò rất lớn trong quản trị nhân sự. Để có thể quản trị nhân sự, không gì hơn là bạn phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên trong công ty. Sự hài lòng đến từ trạng thái cảm xúc tích cực, tinh thần khi làm việc chuyên nghiệp mà người quản trị nhân sự tạo ra cho nhân viên.
Rõ ràng, một nhân viên chỉ muốn gắn bó, phấn đấu, nỗ lực cho doanh nghiệp, chỉ khi họ cảm thấy hài lòng về cách quản lý, cơ cấu nhân sự, chế độ lương thưởng và các chính sách đãi ngộ. Chất lượng, năng suất công việc sẽ bị tác động từ sự hài lòng của nhân viên đối với công việc.
Vì sao sự hài lòng của nhân viên là yếu tố quan trọng hàng đầu?
Sự hài lòng của nhân viên là yếu tố quan trọng hàng đầu, đây rõ ràng là nhận định sâu sắc. Bởi đối với tổ chức, sự hài lòng của nhân viên có tác động đến mọi mặt của hoạt động doanh nghiệp như:
- Gia tăng hiệu suất nhân sự: Nhân viên hài lòng với công việc sẽ có thái độ ứng xử tốt hơn, tận tâm, cống hiến và chủ động học hỏi, phát triển trong công việc. Điều này sẽ làm gia tăng năng suất tổng thể của công ty và giúp công ty đạt được các mục tiêu chiến lược.
- Duy trì và ổn định được nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: nhân viên hài lòng sẽ có tinh thần gắn bó với doanh nghiệp cao hơn. Họ sẽ có xu hướng hành động tích cực, hoàn thành xuất sắc công việc và có ý thức xây dựng và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp.
- Góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp ra bên ngoài
- Tiết kiệm chi phí tuyển dụng ứng viên thay thế và đào tạo nhân viên mới
- Tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như những rủi ro về mặt quy trình bởi nhân viên có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn nên họ luôn nỗ lực để làm tốt hơn công việc của mình.
>> Xem thêm: Công cụ đánh giá nhân sự dành cho mọi nhà quản lý
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên mà nhà quản lý nên chú ý.
Bản chất công việc
Có thể nói, bản chất công việc chính là yếu tố liên quan đến tính chất của công việc, đến những thách thức của công việc, tính phù hợp với năng lực cá nhân và sự thoải mái trong công việc mà nhân viên được giao phó.
Theo đó,bản chất công việc phản ánh sự phù hợp của công việc mà nhân viên đảm nhận. Công việc phù hợp sẽ mang đến sự hài lòng và ngược lại một công việc không phù hợp với kinh nghiệm, tính cách của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy ít hài lòng hơn.
Cơ hội đào tạo nhân sự và thăng tiến
Cơ hội đào tạo liên quan đến nhận thức của nhân viên với cơ hội được nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, phát triển năng lực bản thân. Nhân viên sẽ tỏ ra hài lòng hơn với môi trường cho phép họ được nâng cao trình độ mỗi ngày, qua mỗi công việc hơn là một công việc có tính chất lặp đi lặp lại và nhàm chán.
Bên cạnh đó, đánh giá chính xác năng lực nhân viên là cơ sở xác định cơ hội thăng tiến trong tổ chức về lâu dài cũng là yếu tố khiến nhân viên nâng cao được mức độ hài lòng của mình với doanh nghiệp.
Người lãnh đạo
Các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, sự hỗ trợ của lãnh đạo đối với nhân viên của mình, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự hài lòng.
Một doanh nghiệp có người.0 lãnh đạo, người quản lý trực tiếp cởi mở, thân thiện và hết lòng với nhân viên, sẽ không chỉ khiến nhân viên nể trọng, yêu mến mà còn khiến cho nhân viên cấp dưới của mình hài lòng hơn rất nhiều trong những nhiệm vụ được giao.
Đồng nghiệp
Đồng nghiệp chính là những người cùng hỗ trợ, hợp tác làm việc cùng nhau, cùng làm việc và sinh hoạt. Chính vì vậy yếu tố về đồng nghiệp sẽ liên quan đến các hành vi ứng xử, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc.
Một tổ chức xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, thân thiện, các nhân viên luôn hỗ trợ cùng nhau trong mọi công việc chung của tổ chức, ai cũng hết lòng, sẽ khiến cho những người còn lại cảm thấy vui vẻ và hài lòng hơn với môi trường làm việc tại tổ chức.
Thu nhập
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đó là thu nhập. Mức thu nhập mà doanh nghiệp chi trả liên quan đến tính công bằng trong chi trả người lao động cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp luôn cố gắng trả công xứng đáng với những nỗ lực của nhân viên, luôn có những chế độ phúc lợi tốt cho nhân viên và người nhà của họ, sẽ khiến họ gắn bó lâu dài hơ cùng tổ chức cũng như không ngừng nâng cao mức độ hài lòng đối với doanh nghiệp, ra sức để mang lại những kết quả tốt nhất vì lợi ích chung của tất cả mọi người.
Mẫu khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
Khi yêu thích công việc thì nhân viên sẽ có sự hài lòng với công việc. Còn khi không yêu thích thì nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn, khó chịu, nặng nề và không hài lòng dẫn đến năng suất công việc sẽ tụt giảm. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong và lớn mạnh của doanh nghiệp.
Tùy vào mục đích khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên mà bạn có thể xây dựng những bộ câu hỏi khác nhau. Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích mà bạn có thể tham khảo:
- Môi trường làm việc hiện tại nên thay đổi gì để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên?
- Mức độ đãi ngộ của công ty hiện tại bạn có hài lòng với đối với những gì bạn đã làm được không?
- Bạn muốn những công việc và thành tích của mình được ghi nhận như thế nào?
- Cấp lãnh đạo đã lắng nghe và đánh giá những phản hồi hay những ý tưởng của bạn không?
- Công ty có đang giúp bạn cảm thấy cân bằng giữa công việc và cuộc sống không?
- Công ty có mang đến cho bạn những cơ hội để giúp bạn nâng cao kỹ năng hoặc học thêm những kỹ năng mới hay không?
- Hiện tại mối quan hệ của bạn và cấp trên như thế nào?
- Trên thang điểm từ 1 đến 10, đánh giá mức độ hài lòng của bạn khi làm việc ở công ty?
- Điều mà bạn thích nhất về công ty là gì?
- Điều mà bạn không thích nhất về công ty là gì?
Kết luận
Hy vọng chủ đề mà Testcenter giới thiệu ngày hôm nay đã thực sự hữu ích với bạn. Hy vọng bạn đã có thêm những gợi ý hay khi xây dựng và tối ưu hóa quy trình nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter