Quy trình đào tạo hội nhập đối với nhân sự mới được đánh giá là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp dù hoạt động ở trong lĩnh vực nào. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc và xây dựng một quy trình đào tạo hội nhập thành công?
Quy trình đào tạo nhân viên mới là gì?
Tham khảo thêm:
>> Xây dựng quy trình đào tạo nhân sự toàn diện chỉ với 5 bước
>> Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh chuẩn cho nhà quản lý
>> 5 bước xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới chuẩn nhất
Chúng ta có thể hiểu, quy trình đào tạo nhân viên mới là quãng thời gian đầu tiên và vô cùng quan trọng để doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Nhằm giúp xóa bỏ sự bỡ ngỡ của nhân viên mới, giúp gắn kết nhân viên mới với doanh nghiệp tuyển dụng . Đồng thời, giúp phát huy được năng lực của bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Tại sao cần phải đào tạo nội bộ cho nhân viên mới?
Có thể nói, sau khi tuyển dụng được người phù hợp thì quy trình đào tạo cho nhân viên mới đòi hỏi cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Nếu nhà quản lý xây dựng được cho mình quy trình đào tạo nhân viên mới hội nhập hiệu quả thì có thể phát huy được năng lực tối ưu của đội ngũ nhân viên, giữ chân được nhân viên cũng như thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mọi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình một quy trình đào tạo nội bộ phù hợp với đặc thù của công ty.
Giảm thiểu chi phí và thời gian đào tạo
Quy trình đào tạo nhân sự sẽ giúp nhân viên mới thích nghi công việc mới một cách nhanh chóng. Từ đó, giảm thiểu thời gian hướng dẫn cho người quản lý, nhân viên mới bắt nhịp với công việc và hòa vào dòng chảy công việc nhanh hơn.
Tối ưu năng lực bản thân và doanh số từ nhân viên
Quy trình đào tạo nhân sự mới giúp nhân viên nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình. Mỗi quy trình đào tạo nhân viên mới tại mỗi bộ phận cùng với những quy trình đào tạo nhân viên là khác nhau. Đặc biệt, quy trình đào tạo nhân viên bán hàng giúp phát huy khả năng, chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Từ đó, tạo ra động lực hăng say làm việc, phát triển bản thân và quan trọng nhất là giúp nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Chưa dừng lại ở đó, quy trình đào tạo hội nhập có tác dụng mở rộng các lợi ích thiết thực như nhân viên mới học hỏi từ những nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Từ đó, nâng cao ý thức làm việc tập thể, tác phong nơi đông người, luôn niềm nở với khách hàng. Rộng ra, một quy trình tối ưu sẽ giúp xây dựng môi trường làm việc lành mạnh cùng phát triển, tăng thêm sự hài lòng của nhân viên.
Doanh nghiệp cần làm gì để quy trình đào tạo hội nhập thành công?
Rõ ràng, mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng nên không thể áp dụng một quy trình đào tạo nhân viên chung cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình 5 bước để có một quy trình đào tạo hội nhập thành công cho riêng mình.
1. Lập danh sách đầu việc
Lập một danh sách liệt kê các thông tin cần làm cho từng vai trò chức danh hoặc toàn công ty. Nhà quản lý cần đảm bảo danh sách này cung cấp đủ các thông tin cần thiết đến từng nhân viên mới ngay từ ngày nhận việc đầu tiên.
Các thông tin bao gồm như: quy chế, nội quy, sổ tay nhân viên viên, quy trình làm việc, danh sách chương trình huấn luyện & đào tạo hội nhập,… để nhân viên mới cần ghi nhận và thực hiện
2. Chuẩn bị trước và sau khi nhân viên nhận việc
Bước tiếp theo, phòng nhân sự cần đảm bảo đã thông báo đến các bộ phận về sự kiện chào đón nhân viên mới. Tránh trường hợp có bộ phận không nắm rõ thông tin, gây ra tình huống ngượng ngùng. Đi kèm danh sách công việc cần thực hiện tại mỗi bộ phận, nhà quản lý cũng nên đưa ra quy định rõ thời gian cần hoàn tất từng công việc đó.
Nhà quản lý cũng đảm bảo phải theo dõi tình trạng thực hiện để nắm được tiến độ quá trình đào tạo nhân sự mới. Danh sách công việc này nhà quản lý có thể chia làm hai giai đoạn: trước khi nhân viên nhận việc và sau khi nhân viên nhận việc.
3. Cung cấp tài nguyên trong môi trường làm việc
Bước tiếp theo, cung cấp tài nguyên trong môi trường làm việc cho nhân viên. Cần đảm bảo nhân viên có được sự trợ giúp đầy đủ từ mọi công cụ, dụng cụ, thiết bị, tài nguyên hạ tầng, phần mềm nghiệp vụ & nguồn lực (nếu có).
Kế đến, bản mục tiêu công việc cần thực hiện trong giai đoạn thử việc cần được chuẩn bị sẵn sàng ngay từ ngày đầu tiên nhân viên mới nhận việc.
4. Cung cấp danh sách thông tin liên lạc
Nhà quản lý nên ghi nhớ việc cung cấp danh sách thông tin liên lạc cho nhân viên mới. Kèm với đó là danh sách liên hệ khẩn cấp quy trình (nếu có) với các bộ phận khác.
Đây là thông tin quan trọng mà nhân viên mới có thể sẽ cần trong quá trình làm việc. Do đó nhà quản lý có thể cập nhật chúng vào một file online và share quyền truy cập cho nhân viên mới, để tránh trường hợp thất lạc hoặc sai thông tin.
5. Khảo sát mức độ hài lòng nhân viên mới
Cuối cùng chính là khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên mới. Bước này bao gồm:
- Khảo sát mức độ hài lòng từ nhân viên mới, từ quản lý nhân viên.
- Theo dõi kết quả thực hiện theo danh sách công việc quy định từ công ty.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện công việc theo bản mục tiêu thử việc.
- Bám sát kết quả chương trình huấn luyện và đào tạo,…
Phòng Nhân sự và nhà quản lý có thể chia các cột mốc để thực hiện khảo sát như: 7 ngày đầu tiên, 30 tiếp theo … Từ thông tin đa chiều này, sẽ hiểu được mức độ làm quen của nhân viên mới, hiiểu được nhân viên mới có nắm bắt công việc kịp thời hay các vấn đề cần hỗ trợ. Thông tin này còn giúp nhà quản lý cải tiến quy trình hội nhập thường xuyên và hiệu quả hơn cho các lớp nhân viên mới tiếp theo của doanh nghiệp.
Giải pháp cho quy trình đào tạo hội nhập hiệu quả cho nhà quản lý
Tham khảo thêm:
>> Mẫu các chương trình đào tạo cho nhân viên cho doanh nghiệp
>> Xây dựng nội dung đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp
>> Cẩm nang quản trị nhân sự thời đại số hiệu quả dành cho nhà quản lý
Để quy trình đào tạo hội nhập hiệu quả, nhà quản lý cần có những giải pháp cụ thể và chi tiết. Ví dụ, chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết về chính sách, quy định cần phổ biến cũng như các công cụ và thiết bị cần có phục vụ cho công việc của các nhân viên mới để tránh sự lúng túng, thiếu chuyên nghiệp trong công việc chào đón nhân viên mới.
Nhà quản lý cần thể hiện được giá trị văn hoá doanh nghiệp năng động thân thiện và gắn kết để nhân viên mới. Xây dựng ấn tượng ban đầu, tích cực và có sự hứng thú mong muốn được phát triển trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Để hiểu được sở thích của nhân viên, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng bài test trắc nghiệm tính cách ngay từ khâu tuyển dụng. Từ đó, xây dựng chương trình hội nhập phù hợp.
Trong đó, không thể bỏ qua công cụ test online TestCenter.vn với kho đề thi đa dạng. Ví dụ như trắc nghiệm tính cách MBTI, DISC, trắc nghiệm trí thông minh MI, IQ, EQ và nhiều đề test chuyên môn như Marketing, Sales, IT,…
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp nhà quản trị và doanh nghiệp có thêm những hướng dẫn chi tiết để thực hiện quy trình đào tạo hội nhập thành công.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter