Phương pháp quản lý nhân sự kỷ nguyên số là nhà quản trị nhân sự cần phải đặc biệt lưu tâm. Đây cũng là thời điểm mà bộ phận quản lý cần xác định rõ vai trò của mình nhằm tích cực đưa ra các giải pháp nhân sự giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc duy trì, phục hồi và nâng cao chất lượng đội ngũ.
Phương pháp quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự (quản lý nguồn nhân lực) trong một tổ chức, doanh nghiệp là việc khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong một tổ chức doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu phát triển ở từng giai đoạn, nhà quản lý sẽ tổ chức các hoạt động tuyển dụng hay đào tạo nhân sự sao cho phù hợp.
Hơn thế, bám sát định hướng chung của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên tận tâm, có kỹ năng và tinh thần đoàn kết cao. Từ đó, quá trình vận hành con người cũng đạt hiệu quả cao hơn giúp tăng năng suất làm việc, đem đến sức mạnh và thúc đẩy doanh thu kinh doanh.
5 phương pháp quản lý nhân sự trong thời đại số
Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 phương pháp quản lý nhân sự trong thời đại bình thường mới.
1. Phương pháp quản lý nhân sự từ xa
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh trong vài năm trở lại đây đã dẫn sự thay đổi về nhu cầu nhân sự của một số ngành nghề trên thị trường lao động.
Nhiều khảo sát diện rộng cho thấy nhiều doanh nghiệp sẽ cân nhắc giảm bớt chi phí cho tuyển dụng cố định trong thời gian tới. Thay vào đó, các hình thức tuyển dụng trực tuyến sẽ được chú trọng nhiều hơn. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá và xem xét lại hiệu quả của quy trình tuyển dụng một cách toàn diện hơn.
Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi hình thức phỏng vấn trực tiếp sang phỏng vấn online nhằm tránh những hậu quả không mong muốn trong giai đoạn dịch bệnh. Điều này đã đạt được những hiệu quả nhất định so với phương pháp phỏng vấn như trước đây như tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Hay như hình thức làm việc “remote” cũng nở rộ vào lúc dịch bệnh căng thẳng. Trong tương lai gần khi mà tình hình ổn định hơn, các doanh nghiệp cũng sẽ cân nhắc điều chỉnh giờ giấc làm việc như giảm giờ làm trên văn phòng, sao cho vẫn đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.
2. Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực nhân viên
Tìm hiểu thêm:
>> “Tất tần tật” về đào tạo nhân lực dành cho nhà lãnh đạo
>> 5 bước chuẩn hóa quy trình đào tạo nhân lực dành cho nhà quản lý là gì?
>> Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực nhân sự giúp người lao động nhanh chóng thích nghi được với mọi sự biến đổi của thị trường.
- Quản lý công việc từ xa: hoạt động này nhằm giải quyết các vấn đề như lãnh đạo hiệu quả từ xa và truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên trong hoàn cảnh đặc biệt.
- Kỹ năng quản trị thay đổi: Ví dụ những mô hình kinh doanh mà nhân viên quen với phong cách làm việc trực tiếp cùng khách hàng, thì nay cần phải điều chỉnh linh hoạt hơn để thích nghi với sự biến đổi của thị trường.
- Kỹ năng lãnh đạo: trong giai đoạn khủng hoảng hoặc bất thường như hiện nay, người quản lý nhân sự cần xem xét thay đổi bộ máy hành chính cồng kềnh bằng một hệ thống mục tiêu rõ ràng và khả năng ra quyết định nhanh chóng. Các chương trình đào tạo, phát triển lãnh đạo có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
3. Khen thưởng nhân viên dựa trên hiệu suất công việc
Rõ ràng, tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp quản lý và khen thưởng nhân viên của mình. Một vấn đề thường gặp trước đây là phần lớn nhân viên cảm thấy rằng kết quả đánh giá hiệu suất chưa phản ánh chính xác những đóng góp của họ. Đặc biệt, trong giai đoạn mà phần lớn nhân viên đều làm việc từ xa thì quản lý hiệu suất càng trở nên quan trọng. Nhà quản lý cần phải đánh giá chính xác vai trò của họ trong tổ chức và khen thưởng xứng đáng cho nhân viên có đóng góp tốt.
- Cân bằng mục tiêu của nhân viên với ưu tiên của doanh nghiệp: Trong hoàn cảnh biến động hiện nay, doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng với tốc độ nhanh nhất có thể. Do đó, nhà quản lý nên trò chuyện thường xuyên với nhân viên để cùng nhau xác định những hoạt động cần ưu tiên và linh hoạt tùy chỉnh tùy theo điều kiện thực tế.
- Chú trọng vào cống hiến của toàn bộ nhân viên: Thay vì đầu tư quá nhiều thời gian vào khen thưởng cho những nhân viên đạt thành tích, thì doanh nghiệp nên tập trung hơn vào việc tổ chức những buổi đối thoại phát triển kỹ năng và truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cần phải tạo động lực và giữ chân nhân viên giỏi cũng như khơi dậy tinh thần làm việc và khả năng của những nhân sự đang có sự sa sút về hiệu suất công việc.
4. Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên
Trong điều kiện làm việc từ xa thì những trải nghiệm và sự gắn kết là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp giữ chân nhân tài. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khi làm việc tại nhà, nhân viên của bạn sẽ không gặp phải những vấn đề nhiễu loạn thông tin hay tiếp nhận những luồng thông tin không chính thống về tổ chức. Hãy thường xuyên duy trì các hoạt động tương tác online qua điện thoại, video để truyền năng lượng lẫn nhau.
Một lời khuyên hữu ích để tăng cường trải nghiệm của nhân viên là điều chỉnh cách tiếp cận tùy vào từng nhân viên. Người quản lý nhân viên cần góp phần xây dựng hệ thống quy tắc làm việc nhằm thúc đẩy sự gắn kết và hòa nhập cho tất cả nhân viên. Cách làm cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, vai trò của phòng ban đối với hoạt động kinh doanh, mức độ hợp tác cần thiết và nhiều yếu tố khác,…
Ngoài ra, bộ phận Nhân sự cũng nên xem xét ứng dụng những công cụ phân tích để nghiên thúc đẩy sự kết nối nhân viên như các nền tảng mạng xã hội, group diễn đàn, hội nhóm,…
5. Hoàn thiện kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực
Có thể thấy xu hướng kinh doanh trong thời đại mới (như sự chuyển đổi từ mô hình bán hàng trực tiếp sang online) đã và đang đặt ra yêu cầu cho nguồn nhân lực. Do đó, nhà quản lý cần lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và chuyển đổi lực lượng lao động một cách cụ thể.
- Đánh giá lại các vị trí chiến lược trong công ty: với những biến động trong hoạt động kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại và hậu khủng hoảng.
- Nhóm kỹ năng: ngoài vai trò cá nhân, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các nhóm kỹ năng chính cho từng nhân viên, nhằm xác định các kỹ năng cần thiết cho tương lai và liệu nhân viên của bạn đã đảm bảo yêu cầu cần thiết chưa. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cái nhìn toàn diện hơn về nguồn cung nhân tài, thay vì chỉ tập trung vào các chức danh và vị trí trống.
- Hệ thống nhân tài: ngày nay các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo có thể giúp đánh giá kỹ năng của cá nhân nhân viên. Dựa vào đó, nhà quản lý có thể nắm chính xác về tố chất sẵn có của nhân sự và tổ chức bố trí linh hoạt dựa trên kỹ năng phù hợp.
Tham khảo thêm:
>> 7 “bí quyết” quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà quản lý
>> 7 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý
>> Đánh giá 9 công cụ quản lý nhân sự được tin dùng nhất cho doanh nghiệp
Kết luận
Trên đây, TestCenter.vn đã giới thiệu chi tiết 5 phương pháp quản lý nhân sự trong thời đại số. Song song với các phương pháp quản lý thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ nhằm tăng tính hiệu quả cho quy trình quản trị.
Trong rất nhiều công cụ trên thị trường hiện nay thì công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn là giải pháp hàng đầu giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sở hữu tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây đã phần nào giúp bạn có những hướng đi phù hợp, để quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất trong thời bình thường mới.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter