Bên cạnh việc xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng thì nhà quản lý cũng cần phải biết đâu là những kiểu nhân viên nên sa thải. Việc này là cực kỳ hữu ích để nhà quản lý có thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự vững mạnh. Về phía nhân viên, phải nắm được những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải, dễ bị cho thôi việc nhất để có phương án dự trù cho bản thân. Bài viết dưới đây, mời bạn cùng Testcenter tìm hiểu những kiểu nhân viên nên sa thải ngay lập tức.
Những kiểu nhân viên nên sa thải càng sớm càng tốt
Bất cứ tổ chức nào cũng có nhiều kiểu nhân viên khác nhau, có những nhân viên làm việc chăm chỉ nhưng cũng có nhiều nhân viên có nhiều vấn đề, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức. Với những thành phần này, nếu không thể đào tạo thì nhà quản lý cần tiến hành sa thải ngay lập tức. Dưới đây là một số kiểu nhân viên nên sa thải nhất, mà bạn nên tham khảo.
Nghiện mạng xã hội
Sự phổ biến của mạng xã hội và các phương tiện liên lạc khiến dân văn phòng bị ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt là hiệu quả làm việc. Tất nhiên mạng xã hội như facebook, zalo, skype, slack,… và các tài khoản kết nối có vai trò rất lớn trong kinh doanh, tăng cường mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên những nhân viên nào dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội để giải quyết nhu cầu cá nhân thì cần xem xét.
Nếu nhân viên của bạn dành hàng giờ trên các mạng xã hội để buôn dưa lê, hóng phốt hay xem tin tức thì chắc chăn rằng thời gian dành cho công việc sẽ ít lại, dẫn đến kết quả làm việc không tốt. Đây chính là nhân viên đang làm lãng phí tài nguyên, lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp, nên nhà quản lý cần chú ý xem xét, sa thải.
Chuyên gây sự, ly gián đồng nghiệp
Hầu hết công ty nào cũng có vài nhân viên kiểu thích ngồi lê đôi mách, nói xấu người này với người kia, đặc biệt kể xấu với Sếp,… Những kiểu nhân viên này đặc biệt nguy hiểm vì họ không chỉ làm giảm chất lượng, năng suất công việc mà còn gây mất tinh thần đoàn kết trong công ty. Vì vậy nhà quản lý đừng ngại ngần sa thải họ.
Không tuân thủ quy tắc, quy định
Mọi công ty đều có quy định của riêng mình, nó được gọi là văn hóa của tổ chức. Nếu có một nhân viên ỷ vào việc mình tài giỏi hay có quan hệ với cấp trên mà không tuân thủ mọi quy định (đi làm muộn, không tham gia họp hay không nghe theo Sếp) thì tốt nhất bạn nên xem xét lại họ. Điều này sẽ giúp bạn củng cố tổ chức, răn đe nhân viên khác tốt hơn.
Nhân viên thụ động, không cầu tiến trong công việc
Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ là tài sản quý giá đối với một người nhân viên nhưng rõ ràng kiến thức là điều cần tiếp thu mỗi ngày. Chưa kể xu hướng công nghệ và môi trường cạnh tranh luôn luôn thay đổi, điều này buộc các doanh nghiệp phải theo kịp xu thế để cải thiện chất lượng hiệu quả, doanh thu của công ty. Do đó, nhân viên cũng cần phải liên tục tiến về phía trước, nếu không chất lượng nhân sự cũng sẽ bị tụt lại phía sau. Do đó với những nhân viên chỉ ở hoài một chỗ, không có ý chí phấn đấu thì bạn cũng nên cân nhắc sai thải.
Không có khả năng làm việc, không có tinh thần teamwork
Nếu nhân viên của bạn không có năng lực làm việc thì điều này là thực sự tồi tệ. Là nhà quản lý bạn cần đánh giá năng lực nhân viên khi tuyển dụng để tuyển được những nhân viên chất lượng. Nhà quản lý có thể sử dụng các bài test đánh giá năng lực nhân viên để có thể đánh giá phần nào sự phù hợp và khả năng làm việc của ứng viên. Bên cạnh đó, nhà quản lý phải thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
Sự thành công của một tổ chức là tổng hoà những cố gắng của cả tập thể. Nếu nhân viên chỉ khăng khăng làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý kiến của những người khác trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chung, gây chia rẽ nội bộ. Để nâng cao chất lượng, năng lực nhân viên thì nhà tuyển dụng cần chú trọng quá trình tuyển dụng để không đánh giá sai nhân viên, hạn chế tuyển dụng sai người.
Ngay từ khi phỏng vấn hay những ngày làm việc đầu tiên, nhà quản lý nên giới thiệu cho nhân viên biết về sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp nhân viên có sự đối chiếu với bản thân mình, để xem mình có thuộc về nơi này hay không. Nhà quản lý cũng nên áp dụng các bài test đánh giá năng lực, các phần mềm đánh giá nhân sự chuyên nghiệp như Testcenter, để giảm tuyển dụng sai người.
>>> Xem thêm: Tại sao phải đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp?
Hay phàn nàn về công việc và Sếp
Hay phàn nàn về công việc và Sếp chứng tỏ nhân viên đó không yêu thích công việc của mình và không có động lực làm việc. Nếu đã cố gắng tạo động lực cho họ mà tình trạng vẫn không thay đổi thì bạn nên nghĩ đến việc tìm người mới thay thế vị trí.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật sa thải nhân viên với 7 bước mà nhà quản lý nào cũng nên biết
Các bước sa thải nhân viên
Sau đây là 3 bước sa thải nhân viên cơ bản nhất mà nhà quản lý cần nắm.
Bước 1: Xem nhân viên đã vi phạm điều gì?
Doanh nghiệp không thể tự ý sa thải nhân viên nếu không chỉ ra lỗi vi phạm cụ thể. Sau đây là một số vi phạm phổ biến mà doanh nghiệp chỉ ra để sa thải nhân viên đúng quy trình:
1. Nhân viên thực hiện hành động sai phạm như trộm cắp trong công ty, đánh bài bạc hay cá độ, tham ô tài sản của tổ chức hay có những hành vi đánh người, xô xát, sử dụng chất cấm tại doanh nghiệp.
2. Nhân viên đã lợi dụng chức vụ để tiết lộ các bí mật của công ty, làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tệ với các sản phẩm của tổ chức. Nhân viên có những hành vi đe doạ hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chung của doanh nghiệp hoặc có những hành vi không được phép như quấy rối, xâm hại tình dục đồng nghiệp, cấp trên.
3. Nhân viên tiếp tục phạm sai lầm, vi phạm lại các lỗi đã mắc trước đó và đang trong quá trình chịu hình phạt.
4. Nhân viên nghỉ việc tuỳ ý, không xin phép hoặc không có lý do chính đáng.
Bước 2: Mở hội đồng xử lý vi phạm của nhân viên
Bước tiếp theo nhà quản lý cần làm đó chính là lập hội đồng xử phạt vi phạm của nhân viên, cần lưu ý các nội dung sau:
- Thông báo rõ ràng các lỗi sai phạm của nhân viên
- Cần phải có mặt của các bên liên quan như: nhân viên, quản lý cấp trên, chính quyền địa phương (nếu cần thiết),… để các bên cần tranh luận và nêu ra ý kiến của mình.
- Việc sa thải nhân viên cần được thống nhất, có được sự đồng thuận của các bên, cần được lập biên bản và xử lý theo quy trình.
Bước 3: Các vấn đề liên quan đến quyền lợi nhân viên
Nếu sau quá trình xem xét, nhân viên vẫn bị sa thải thì doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải đảm bảo mọi quyền lợi cho nhân viên, đảm bảo các chế độ. Cụ thể:
- Sau khi sa thải nhân viên, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động như lương trong vòng 7 ngày hoặc không quá 30 ngày theo quy định.
- Nhà quản lý, doanh nghiệp cần thực hiện chốt sổ bảo hiểm cũng như các giấy tờ khác và trao trả cho nhân viên sau khi sa thải họ.
Lưu ý khi sa thải nhân viên
Tiếp đến, để việc sa thải nhân viên được thực hiện đúng quy trình và đúng pháp luật, nhà quản lý cũng cần lưu ý các yếu tố quan trọng này:
Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan: Với bất kì quyết định nào, bạn cũng phải dựa trên các đánh giá khách quan nhất. Nhà quản lý nên có sự tìm hiểu kỹ càng về nhân viên, về thành tích cũng như các vi phạm của họ, để đánh giá khách quan nhất có thể. Điều này giúp doanh nghiệp không quá mạnh tay nhưng cũng không quá dễ dãi cho nhưng sai phạm của nhân viên.
Không bỏ qua các yếu tố liên quan đến pháp luật: Sa thải nhân viên không đạt yêu cầu là việc làm cần thiết nhưng doanh nghiệp phải đảm bảo không sa thải tuỳ tiện, phải tuân thủ các quy định của luật lao động và các thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết: Để tránh các tranh cãi không đáng có, bạn nên chuẩn bị đầy đủ bằng chứng và đánh giá về những thiệt hại mà nhân viên đó gây ra. Doanh nghiệp cũng nên rà soát mọi thoả thuận điều khoản về bàn giao công việc (bao gồm công cụ làm việc, bí mật kinh doanh, danh sách khách hàng,…) để tránh các mâu thuẫn kiện tụng không đáng có.
Thông báo sa thải trên tinh thần tôn trọng nhân viên: Khi nhân viên không còn là một thành viên hiệu quả trong nhóm hoặc là tệ hơn là ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp thì việc sa thải là đương nhiên. Tuy nhiên hãy thực hiện sa thải một cách tôn trọng, vì dẫu sao thì trước đó họ cũng đã từng là một phần của tổ chức.
Thanh toán đầy đủ các khoản chi phí: Phần lớn những đơn khiếu nại của người bị sa thải liên quan đến việc không chi trả các khoản chi phí sau khi bị thôi việc. Do đó, nhà quản lý hãy theo dõi quá trình giải quyết các thủ tục, quyền lợi của nhân viên bị sa thải, để không xảy ra các điều tiếng không tốt đến doanh nghiệp.
Nhận bàn giao lại các tài sản công ty: Hãy đảm bảo nhân viên đã bàn giao lại đầy đủ cho tổ chức các phương tiện, công cụ thuộc sở hữu của công ty.
Kết luận
Tóm lại, sa thải nhân viên là điều không mong muốn, cho cả nhà quản lý lẫn người lao động nhưng cũng là điều khó tránh khỏi khi quản trị nhân sự. Do đó, nhà quản lý cần có sự chuẩn bị tốt nhất những kiến thức hữu ích về quy trình sa thải nhân viên, để có thể áp dụng một cách. Hãy follow Testcenter để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác nhé.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter