Nhân viên không nhiệt huyết sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác và sự thành công của doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để xác định nhân viên không nhiệt huyết? Nguyên nhân nào khiến họ trở nên như vậy? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Cùng Testcenter giải đáp rõ hơn trong bài viết thuộc chuyên mục Nhân sự dưới đây nhé.
10 dấu hiệu nhận biết nhân viên bị mất nhiệt huyết
Lòng nhiệt huyết trong công việc là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp. Khi nhân viên không nhiệt huyết, họ sẽ không còn hăng hái, nỗ lực hoàn thành tốt công việc, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác.
Vì vậy, việc nhận biết nhân viên không nhiệt huyết với công việc là yếu tố quan trọng để giúp giảm thiểu, ngăn chặn kịp thời những hệ quả nói trên. Dưới đây sẽ là 10 dấu hiệu mà bạn có thể quan sát để nhận viết nhân viên nào đang bị mất nhiệt huyết với công việc:
- Không còn quan tâm đến sự phát triển trong công việc của mình.
- Bắt đầu chậm chạp, lơ đãng, trì trệ trong công việc, các nhiệm vụ của mình.
- Không còn tham gia tích cực vào các cuộc họp, thảo luận hoặc các hoạt động nhóm.
- Giảm sự hăng hái, hứng thú trong công việc, có thể trở nên thờ ơ, vô cảm với công việc.
- Nhân viên sẽ có xu hướng sử dụng ngày phép, thường xuyên xin nghỉ ốm nhiều hơn.
- Sự đúng giờ, tính kỷ luật của nhân viên bắt đầu bị suy giảm, tần suất đi làm muộn, về sớm, nghỉ trưa lâu hơn bình thường bắt đầu tăng lên.
- Sự phàn nàn, khiếu nại về công việc của nhân viên xuất hiện nhiều hơn.
- Có xu hướng rút khỏi các tương tác xã hội, giảm sự thân thiện, giảm giao tiếp với đồng nghiệp.
- Sự sáng tạo, đóng góp ý tưởng mới, tìm tòi, học hỏi của họ bị suy giảm.
- Mắc nhiều lỗi, sai sót hơn trong công việc thường ngày của mình.
Vì sao nhân viên không nhiệt huyết với công việc?
Có nhiều lý do khiến nhân viên không nhiệt huyết với công việc. Một số lý do phổ biến mà bạn có thể tham khảo như sau:
Thiếu sự ghi nhận và đánh giá cao
Sự thiếu hứng thú và cam kết của nhân viên đôi khi có thể xuất phát từ việc họ không nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao từ lãnh đạo hoặc tổ chức. Khi công sức và đóng góp của họ không được công nhận, họ có thể cảm thấy mất đi động lực và mất niềm tin vào giá trị của công việc mình đang thực hiện.
Một số biểu hiện doanh nghiệp cần chú ý để tránh tình trạng nhân viên không được công nhận đúng với sức lao động của mình:
- Không có hệ thống đánh giá nhân sự, đánh giá hiệu suất công việc rõ ràng và minh bạch.
- Lãnh đạo không thường xuyên khen ngợi, động viên nhân viên.
- Nhân viên không biết được hiệu suất công việc của mình đang ở mức nào.
Lãnh đạo không thường xuyên kết nối với nhân viên
Tầm quan trọng của lãnh đạo trong việc tạo động lực và đồng lòng cho nhân viên là không thể phủ nhận. Khi lãnh đạo không thể hiện được sự kết nối thường xuyên với đội ngũ của mình, nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ rơi và thiếu quan tâm, từ đó khiến họ giảm động lực và mất nhiệt huyết làm việc
Sự thiếu gắn kết trong lãnh đạo có thể phản ánh qua nhiều biểu hiện khác nhau như:
- Lãnh đạo không thường xuyên giao tiếp với nhân viên.
- Lãnh đạo không quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên.
- Lãnh đạo không tạo ra môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ.
Cơ hội phát triển và thăng tiến hạn chế
Nhân viên luôn mong muốn có cơ hội để họ có thể phát triển và thăng tiến trong công việc, từ đó tăng trưởng thu nhập và chất lượng cuộc sống của họ. Khi họ cảm thấy cơ hội phát triển và thăng tiến bị hạn chế, họ sẽ cảm thấy không có động lực để cống hiến. Cơ hội phát triển và thăng tiến hạn chế thường thể hiện ở các khía cạnh:
- Không có chương trình đào tạo và phát triển nhân viên.
- Không có cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực của mình.
- Doanh nghiệp không có lộ trình, không xây dựng các tiêu chí thăng tiến sự nghiệp cho nhân viên.
Thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Công việc và cuộc sống cá nhân là hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rằng khi người lao động trải qua sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, họ có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, làm việc quá nhiều giờ hàng tuần có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian để làm thêm mỗi ngày sẽ đồng nghĩa với giảm thời gian dành cho gia đình và hoạt động giải trí, gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình.
Theo đó, một lối sống không cân bằng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Một nghiên cứu của Đại học Stanford chỉ ra rằng những người làm việc quá nhiều giờ hàng ngày thường cho năng suất làm việc thấp hơn những người sắp xếp được công việc hiệu quả và gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung. Từ đó người lao động dễ kiệt sức và không duy trì được ngọn lửa làm việc.
Vì vậy, việc xem xét và cân nhắc về cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work life balance) không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là một chiến lược cần thiết để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất trong môi trường làm việc.
Thiếu phản hồi và giao tiếp không đầy đủ
Nhân viên cần được nhận được phản hồi thường xuyên từ lãnh đạo và đồng nghiệp để biết được hiệu suất công việc của mình đang ở mức nào và cần cải thiện những gì. Một số biểu hiện của việc phản hồi, tương tác kém trong doanh nghiệp khiến nhân viên chán nản như:
- Lãnh đạo không thường xuyên họp trao đổi với nhân viên.
- Lãnh đạo không cung cấp các nhận xét, đánh giá cụ thể và hữu ích cho nhân viên.
- Giao tiếp giữa các nhân viên và lãnh đạo không mang lại được kết quả rõ ràng.
Bí quyết tăng nhiệt huyết nhân viên dành cho Leader
Vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng nhân viên chán nản và thúc đẩy tinh thần làm việc của họ tốt hơn? Dưới đây sẽ là những bí quyết giúp các nhà quản lý “thắp lửa” nhiệt huyết cho nhân viên của mình hiệu qu:
Nuôi dưỡng môi trường và văn hóa làm việc tích cực
Môi trường và văn hóa làm việc tích cực là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát huy nhiệt huyết nhân viên. Một môi trường làm việc tích cực là môi trường nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe, được hỗ trợ và được đánh giá cao.
Để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nhà lãnh đạo cần:
- Xây dựng văn hóa tôn trọng, bình đẳng, hòa nhập trong tổ chức.
- Tạo ra môi trường làm việc nơi nhân viên được công bằng, minh bạch.
- Khuyến khích tinh thần hợp tác, hỗ trợ trong môi trường làm việc, giữa nhân viên và nhân viên, giữa quản lý và nhân viên.
- Tổ chức các hoạt động team building, các hoạt động ngoại khóa khác để gắn kết nhân viên tốt hơn với tổ chức.
Mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp
Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp không chỉ là vấn đề của cá nhân, mà là một chiến lược cần thiết để doanh nghiệp duy trì được sự hứng thú và động lực làm việc của mỗi nhân viên. Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng cho mỗi nhân viên, triển khai hoạt động đánh giá thường niên giúp nhân viên đánh giá đúng được mình đang ở đâu trên hành trình sự nghiệp, cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì để được thăng chức, v.vv
Chính sách hỗ trợ học, thi các chứng chỉ nâng cao chuyên môn là chính sách nên được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp. Bởi hoạt động này giúp nhân viên chủ động làm dày thêm kiến thức phục vụ công việc, mở rộng thêm mạng lưới việc làm chuyên nghiệp, vừa mang lại giá trị cho chính bản thân người lao động và doanh nghiệp khi xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, đặt sự phát triển của nhân viên lên hàng đầu.
Thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống
Thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống là yếu tố quyết định để giữ cho nhân viên không chỉ có hiệu suất làm việc tốt, mà còn giúp đảm bảo được sự hài lòng và sức khỏe tốt cho nhân viên. Một số chính sách có thể mang lại môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên như:
- Cho phép nhân viên làm việc linh hoạt, chẳng hạn như làm việc từ xa, làm việc theo giờ linh hoạt.
- Cung cấp cho nhân viên các chính sách phúc lợi tốt, chẳng hạn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, ngày nghỉ phép,…
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, chẳng hạn như các lớp học yoga, pilates,…
Đưa ra tầm nhìn và mục đích rõ ràng
Đưa ra tầm nhìn và mục đích rõ ràng là yếu tố quan trọng để kích thích nhiệt huyết của nhân viên. Lãnh đạo cần truyền đạt một tầm nhìn chiến lược và mục tiêu rõ ràng, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị của công việc của họ trong sự phát triển của tổ chức.
Để đưa ra tầm nhìn và mục đích rõ ràng, nhà lãnh đạo cần:
- Xác định rõ tầm nhìn, mục đích của công ty trước khi chia sẻ cho nhân viên.
- Chia sẻ tầm nhìn và mục đích của công ty với nhân viên một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Thường xuyên nhắc lại tầm nhìn và mục đích của công ty cho nhân viên trong quá trình làm việc tại tổ chức.
>>> Tìm hiểu thêm: Kỷ luật là gì? Thiết lập kỷ luật để tổ chức tăng 200% hiệu suất
Đầu tư vào sức khỏe của nhân viên
Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo năng suất làm việc của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy khỏe mạnh, họ sẽ có động lực để làm việc và cống hiến. Vậy nên doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau để nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho nhân viên:
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, chẳng hạn như các lớp học yoga, pilates,…
- Cung cấp cho nhân viên các chính sách phúc lợi tốt, chẳng hạn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, ngày nghỉ phép,…
- Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, không căng thẳng.
Ghi nhận và khen thưởng thành tích kịp thời
Ghi nhận và khen thưởng thành tích kịp thời là cách thể hiện sự trân trọng của nhà lãnh đạo đối với những nỗ lực của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy được ghi nhận và khen thưởng, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và có động lực để làm việc. Để ghi nhận và khen thưởng thành tích kịp thời, nhà lãnh đạo cần:
- Xây dựng hệ thống khen thưởng và kỷ luật rõ ràng và minh bạch.
- Ghi nhận và khen thưởng thành tích của nhân viên một cách kịp thời.
- Thể hiện sự trân trọng đối với những nỗ lực của nhân viên.
Bên cạnh đó, ngày nay các doanh nghiệp cũng đã áp dụng các hệ thống, nền tảng đánh giá năng lực nhân viên để có thể xác định nhanh chóng nhân viên nào cần được khen thưởng, công nhận kịp thời. Trong đó, nổi bật có Testcenter.vn.
Testcenter cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất công việc rõ ràng và minh bạch. Hệ thống này cũng giúp doanh nghiệp xác định các tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá và các phương pháp đánh giá chuẩn chỉn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hiệu suất công việc của nhân viên và đưa ra các quyết định khen thưởng phù hợp.
Xem thêm: 5 mẫu thư cảm ơn sự đóng góp của nhân viên dành cho doanh nghiệp
Hy vọng những thông tin trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện được nhân viên không nhiệt huyết trong công việc. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp để không ảnh hưởng đến sự thành công, phát triển của tổ chức.
Đừng quên truy cập vào Testcenter.vn để trải nghiệm nền tảng đánh giá và phát triển năng lực nhân sự toàn diện, cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp phát huy nhiệt huyết của nhân viên ngay hôm nay nhé.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter