Nền tảng số đã phát triển vượt bậc trong những năm qua và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nền tảng số là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chủ đề này, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Testcenter để biết rõ hơn về nền tảng số là gì nhé.
Nền tảng số là gì?
Nền tảng số (digital platform) là một hệ thống kỹ thuật số hoặc mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số, mà người dùng có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động trực tuyến, chia sẻ thông tin, tương tác với người khác và tiến hành giao dịch. Nền tảng số thường bao gồm phần mềm, phần cứng, các dịch vụ trực tuyến, và thường được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng.
Nền tảng số đã thay đổi cách chúng ta làm việc, tiêu dùng thông tin, và kết nối với nhau. Các nền tảng này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, cá nhân để tận dụng sức mạnh của công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc điểm của nền tảng số là gì?
Để hiểu hơn về nền tảng số là gì, bạn có thể tham khảo thêm những đặc điểm của nền tảng số là gì sau đây:
Nền tảng cơ bản (Foundational)
Nền tảng số là căn cứ cho việc xây dựng các công cụ và dịch vụ số. Nó giúp định hình phát triển dự án và cho phép nhóm xây dựng các dịch vụ số với chất lượng cao. Thay vì là các dự án riêng biệt, nền tảng số là các công cụ cụ thể và không ngừng phát triển, có khả năng thay đổi cho từng dự án.
>>> Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số là gì và vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?
Sử dụng nội bộ (Internal use)
Thường thì nền tảng số chỉ được sử dụng nội bộ và có các tính năng cụ thể để giải quyết các quy trình nội bộ đặc thù của tổ chức. Nền tảng số không phải là một hàng hóa thương mại, tức là tổ chức thường không bán nền tảng số cho khách hàng. Thay vào đó, nó đáp ứng các nhu cầu phát triển cụ thể cho nhóm.
Tùy chỉnh (Customisation)
Mỗi nền tảng số thường được xây dựng dành riêng cho mục tiêu, dự án hoặc khách hàng cụ thể. Điều này có nghĩa là mỗi nền tảng số có các công cụ riêng để giúp nó thực hiện mục tiêu chính và không dễ dàng di chuyển sang các dự án khác. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các thành phần cơ bản để xây dựng nền tảng khác.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách tuyển dụng hiệu quả mà nhà tuyển dụng không nên bỏ qua
Phản hồi hai chiều (Bi-directional feedback)
Giá trị của nền tảng số phụ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của người dùng. Để đạt được điều này, phản hồi từ cả những người phát triển và người dùng là cần thiết. Phản hồi này giúp nền tảng ngày càng hoàn thiện để phục vụ người dùng tốt hơn trong tương lai mà không cần nhiều sự điều chỉnh.
Các loại nền tảng số phổ biến hiện nay
Có nhiều loại nền tảng số hiện nay, và chúng phục vụ cho một loạt các mục tiêu và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại nền tảng số phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Nền tảng thương mại điện tử
Shopee, Lazada, Tik Tok shop,… là các nền tảng số cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, bán hàng và thực hiện giao dịch trực tuyến. Ngày nay, xu hướng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến hơn.
Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 được công bố bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 của Việt Nam đã đạt 16,4 tỷ USD. Mức doanh thu này đã chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.
>>> Tìm hiểu thêm: 9 giải pháp quản lý nhân sự trong thời đại số 4.0 hiệu quả
Nền tảng mạng xã hội
Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tik Tok và Instagram là các nền tảng số cho phép người dùng chia sẻ thông tin, tương tác với người khác và xây dựng mối quan hệ trực tuyến. Số lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội này đã và đang ngày càng tăng cao.
Theo thống kê từ Công ty nghiên cứu thị trường DataReportal (Singapore), tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có đến hơn 2.99 tỷ người dùng Facebook. Trong khi đó, cũng theo số lượng thống kê này, lượng người dùng Tik Tok tại Việt Nam đã đạt hơn 1.1 tỷ người dùng trên 18 tuổi (tính đến tháng 5/2023).
Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự
Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự (Human Resource Capability Assessment Platform) là một hệ thống hoặc phần mềm được sử dụng bởi các tổ chức hoặc doanh nghiệp để đánh giá và quản lý năng lực và hiệu suất của nhân sự. Những nền tảng này giúp tổ chức đo lường và đánh giá khả năng, kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên và quản lý thông tin liên quan đến nguồn nhân lực của họ.
Một trong những nền tảng đánh giá năng lực nhân sự nổi bật hiện nay có thể nhắc đến Testcenter. Đây là một nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu tại Việt Nam với những lợi ích không thể bỏ lỡ cho mọi doanh nghiệp. Ví dụ như:
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng và thông minh, cho phép người dùng thiết lập và hoàn thiện quy trình phỏng vấn tuyển dụng của mình một cách dễ dàng.
- Dễ dàng thực hiện đánh giá năng lực của ứng viên và nhân viên dựa trên dữ liệu cụ thể thông qua các bài test online. Từ đó, doanh nghiệp có thêm dữ liệu để quyết định tuyển dụng và quản trị nhân sự chính xác hơn, hạn chế tuyển sai và dùng sai người.
Hơn nữa, Testcenter.vn là một nền tảng số hóa quy trình đánh giá nhân sự, đứng đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và đánh giá nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế. Bằng cách sử dụng Testcenter.vn, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nhân sự, thúc đẩy hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến quy trình tuyển dụng.
Một số nền tảng số khác
Bên cạnh những nền tảng số phổ biến trên, bạn cũng có thể tham khảo một số nền tảng như sau:
- Nền tảng hệ thống quản lý khách hàng (CRM): Salesforce, HubSpot và Zoho CRM là các nền tảng số giúp doanh nghiệp quản lý thông tin và tương tác với khách hàng.
- Nền tảng dịch vụ đám mây: AWS (Amazon Web Services), Microsoft Azure và Google Cloud Platform là các nền tảng số cung cấp các dịch vụ đám mây, bao gồm lưu trữ, tính toán và xử lý dữ liệu.
- Nền tảng công nghiệp 4.0: Các nền tảng số trong lĩnh vực công nghiệp như IoT (Internet of Things) và AI (Artificial Intelligence) được sử dụng để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành.
- Nền tảng giáo dục trực tuyến: Coursera, edX và Moodle là các nền tảng số cung cấp khóa học trực tuyến và giáo dục từ xa.
- Nền tảng dịch vụ streaming: Netflix, Spotify và YouTube là các nền tảng cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc và xem nội dung trực tuyến.
- Nền tảng tài chính và tiền điện tử: Các nền tảng như PayPal, Bitcoin và Ethereum cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến và tiền điện tử cho người dùng.
Lợi ích với doanh nghiệp của nền tảng số là gì?
Nền tảng số cho phép các doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Dưới đây là những lợi ích cụ thể của mà tảng số đối mang đến doanh nghiệp:
- Tiết kiệm chi phí bằng việc giảm số lượng nhân viên và trang thiết bị.
- Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh chóng.
- Tăng tính linh hoạt, tiện lợi trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
- Tăng tính đồng bộ và truyền tải thông tin nhanh chóng.
- Giảm thiểu sai sót và rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tăng tính bảo mật và an toàn thông tin của doanh nghiệp.
Thách thức khi triển khai nền tảng số là gì?
Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thực hiện triển khai nền tảng số trong doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn và thách thức. Ví dụ như một số thách thức sau đây:
- Quy trình triển khai có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, phần mềm, đào tạo nhân viên.
- Nhân viên có thể phản đối hoặc không chấp nhận thay đổi, và việc thuyết phục họ và đào tạo để sử dụng nền tảng số mới có thể là một thách thức.
- Không phải bất kỳ nhân viên nào cũng có thể nhanh chóng bắt kịp được khi doanh nghiệp triển khai nền tảng số. Điều này có thể tạo ra khoảng cách đáng kể trong nội bộ doanh nghiệp.
- Việc triển khai nền tảng số trong doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải có chiến lược, tầm nhìn đúng đắn với mục tiêu kinh doanh tổng thể.
- Nền tảng số chứa nhiều dữ liệu quan trọng nên sẽ tạo ra thách thức trong bảo mật, do đó doanh nghiệp cần phải có các biện pháp bảo mật dữ liệu chặt chẽ để tránh bị tấn công.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự kỷ nguyên số Leader cần biết
Xu hướng phát triển nền tảng số tại Việt Nam hiện nay
Nền tảng số là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và giúp quốc gia tận dụng được tiềm năng của kinh tế số. Theo đó, nền tảng số không chỉ liên quan đến công nghệ và hạ tầng, mà còn đề cập đến việc quốc gia phải kiểm soát và sở hữu dữ liệu số. Nếu không làm chủ nền tảng số, dữ liệu của người dân và doanh nghiệp có thể bị thu thập bởi các nền tảng số nước ngoài.
Hiện nay, nền tảng số tại Việt Nam đang tập trung phát triển ở những yếu tố như sau:
- Phát triển các nền tảng số cho giáo dục và đào tạo, bao gồm cả hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo và nền tảng tự học.
- Đảm bảo có đủ nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin để phát triển, quản lý nền tảng số trong thời gian tới.
- Kết hợp giữa công nghệ và các doanh nghiệp trong việc phát triển nền tảng số cho giáo dục.
- Phát triển nền tảng số trong lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm các nền tảng “Made in Vietnam” để thúc đẩy chuyển đổi số trong kinh doanh.
Tóm lại, nền tảng số là một phần không thể thiếu trong cuộc sống kỹ thuật số hiện nay. Những nền tảng này cung cấp cho chúng ta một cách thức tiếp cận thông tin và trao đổi dữ liệu hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để sử dụng nền tảng số một cách hiệu quả, bạn cần cập nhật kiến thức về công nghệ và hệ thống số liên tục. Hy vọng với bài viết Tin Tức này, bạn đã hiểu rõ hơn về nền tảng số là gì cũng như những vấn đề liên quan đến nền tảng số.
>>> Tìm hiểu thêm: Sử dụng các bài test tuyển dụng – Xu hướng của thời đại chuyển đổi số
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter