Sử dụng mẫu đánh giá nhân viên thử việc là bước khá quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá thử việc thông qua các mẫu đánh giá để có thể tìm hiểu chi tiết về chân dung ứng viên thông qua các tiêu chí.
Tại sao nhà quản lý cần đánh giá nhân viên thử việc?
Đánh giá nhân viên thử việc là thao tác giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận một cách chi tiết trong suốt giai đoạn thử việc. Việc này đồng thời cũng là quá trình tổng hợp những quan sát, nhận xét từ chính người quản lý trực tiếp, cũng như đồng nghiệp của người thử việc. Nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên trong thực tế để đối chiếu với những thông tin ứng viên đã chia sẻ trong hồ sơ năng lực hay buổi phỏng vấn.
Đánh giá thử việc còn giúp nhà tuyển dụng nhận định về sự phát triển của ứng viên để có thẻ sắp xếp vị trí công việc phù hợp và có kế hoạch đào tạo nhân sự hợp lý trong tương lai. Với những nhận định này, nhà tuyển dụng sẽ biết được người thử việc có phù hợp với vị trí công việc, cũng như văn hóa công ty hay không. Từ đó quyết đinh có nên đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối ứng viên.
>> Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý
Bên cạnh đó, không chỉ nhà tuyển dụng mà ngay cả ứng viên cũng có cơ hội được nhìn nhận lại sự hòa nhập, thích nghi của bản thân trong môi trường mới. Quá trình thử việc còn giúp người lao động tìm hiểu môi trường, thể hiện bản thân mình và xác định khả năng gắn bó của họ với doanh nghiệp.
Các tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá nhân viên thử việc
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc là hình thức đưa ra bảng câu hỏi theo những tiêu chí soạn sẵn bởi công ty hoặc người thuê lao động. Mẫu đánh giá này gồm phần tự đánh giá bởi người thử việc và phần đánh giá của người quản lý trực tiếp. Mỗi phần đánh giá này thường gồm đánh giá về việc hoàn thành chỉ tiêu cùng với thái độ và mức độ phù hợp với văn hóa công ty.
Trong mẫu đánh giá nhân viên thử việc, nhà tuyển dụng cần nêu ra được những tiêu chí làm căn cứ đánh giá ứng viên một cách chính xác nhất. Tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp và tình hình thực tế mà tiêu chí có thể khác nhau. Nhưng bạn không thể bỏ qua ba tiêu chí cơ bản sau:
>> Bạn có quan tâm: Hướng dẫn xây dựng mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả
Thái độ làm việc
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì thái độ của ứng viên là điều hết sức quan trọng. Thái độ là những gì thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm. Thái độ sẽ thể hiện qua cách cá nhân tiếp nhận, phản ứng lại với thực tế.
>> Tham khảo thêm: Bí kíp quản trị nhân sự hiệu quả dành cho mọi nhà quản lý
Bên cạnh đó còn là thái độ ứng xử với đồng nghiệp, với cấp trên và với những người xung quanh. Ví dụ: tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, quản trị thời gian trong công việc. Một nhân viên có thái độ làm việc tốt thì phần lớn sẽ có sự thăng tiến nhất định trong bất kể môi trường nào. Bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một cá nhân cụ thể.
Kỹ năng công việc
Kỹ năng là tổng hòa những gì thuộc về kỹ năng thao tác. Đó là khả năng biến những kiến thức mà mình có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
Một người có kỹ năng tốt sẽ rất nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới và có khả năng thăng tiến cao hơn. Ví dụ: Kỹ năng quản trị các mối quan hệ, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng Excel…
Năng lực làm việc
Năng lực làm việc của một ứng viên thuộc về năng lực tư duy. Đó là những hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức, nền tảng chuyên môn,.. mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Năng lực làm việc là yếu tố quan trọng thậm chí là bắt buộc với những vị trí công việc đặc thù như: bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,.. Ví dụ: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, bên cạnh việc đánh giá thử việc với bản thân người thử việc, nhà tuyển dụng cũng nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ Trưởng Bộ phận, Giám đốc. Nhà tuyển dụng cũng có thể xem xét những nhận xét từ các nhân viên cùng bộ phận, vị trí công việc,…
>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên như thế nào là đạt hiệu quả?
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc dành cho doanh nghiệp
Để quy trình đánh giá nhân sự thử việc hiệu quả hơn, nhà tuyển dụng có thể tham khảo sử dụng các mẫu đánh giá cho nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số mẫu đánh giá thử việc đơn giản:
Kết luận
Bên cạnh việc sử dụng các mẫu đánh giá nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng thêm các phần mềm nhân sự hay tool đánh giá ứng viên để tối ưu quá trình tuyển dụng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho nhà tuyển dụng, nhà quản lý doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter