Nên làm gì khi nhân sự giỏi nghỉ việc? Thuyết phục họ ở lại hay “duyệt đơn” ngay? – Đây là băn khoăn không chỉ của những nhà lãnh đạo mà còn là nỗi trăn trở của những quản lý tầm trung. Cùng Testcenter đi tìm câu trả lời nhé!
Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc?
Có nhiều lý do khiến một nhân viên giỏi xin nghỉ việc, đó có thể xuất phát từ yếu tố khách quan như môi trường làm việc, chế độ, chính sách; hoặc từ yếu tố chủ quan, chẳng hạn như dự định cá nhân. Dưới đây là 8 lý do phổ biến nhất mà một nhân viên giỏi không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa:
Thiếu những thử thách mới
Nhân viên giỏi là những người hiếm khi hài lòng với thực tại. Khi đã có những thành tích hoặc đạt được vị trí nhất định, họ sẽ muốn đón nhận thêm những thử thách mới. Nếu tham vọng tiến xa hơn của họ không được đáp ứng, họ sẽ rời khỏi công ty và tìm kiếm cho mình một nơi khác để thử thách bản thân.
Không được trao quyền
Một số công ty có chính sách kiểm soát nhân viên quá chặt chẽ, thiếu tin tưởng vào sự tự chủ của nhân viên và không trao quyền ra quyết định cho những nhân viên giỏi. Khi đó, họ sẽ bị thu hút bởi những công ty khác – nơi họ được tin tưởng và trao quyền nhiều hơn.
>> Xem thêm: Chia sẻ 6 bước bố trí công việc phù hợp cho nhân viên
Thiếu sự công nhận
Hầu hết những nhân viên giỏi sẽ muốn được ghi nhận những nỗ lực họ đã bỏ ra để cống hiến cho công ty. Nếu họ đã làm tốt công việc, hoàn thành tốt dự án lớn, đem lại doanh thu khủng,… mà không nhận được một lời cảm ơn hoặc khen thưởng xứng đáng, họ sẽ rời bỏ công ty.
Không nhìn thấy cơ hội phát triển
Nếu một nhân viên xuất sắc không nhìn thấy được con đường thăng tiến trong sự nghiệp ở công ty hiện tại, họ sẽ tìm đến nơi mang lại cho họ nhiều cơ hội hơn.
Đôi khi, họ hài lòng với tất cả các khía cạnh khác trong công việc, chẳng hạn như môi trường làm việc, sếp, chế độ lương thưởng,… Nhưng vì không có cơ hội nào để phát triển sự nghiệp hơn nữa, họ buộc phải quyết định chia tay.
Gặp phải quản lý và lãnh đạo tồi
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên rời bỏ công ty là họ không hòa hợp với cấp trên của mình. Đây cũng là nguyên nhân nghỉ việc gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo vì họ phải tìm cách dung hòa giữa người quản lý tồi và nhân viên xuất sắc.
>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?
Doanh nghiệp không phát triển
Công ty không bán được hàng, doanh số không tăng, hoặc gặp khó khăn về tài chính… là những điều gây hoang mang cho các nhân sự giỏi. Điều này khiến họ có cảm giác bấp bênh, thậm chí nghi ngờ năng lực của mình. Và, nghỉ việc là kết quả tất yếu.
Căng thẳng và làm việc quá sức
Những nhân viên chăm chỉ nhất, có kỹ năng tốt nhất, thường là những người chịu nhiều áp lực nhất. Các nhà quản lý sẽ có xu hướng giao việc nhiều hơn cho những người giỏi. Tuy nhiên, có một sự thật là mỗi người đều sẽ có giới hạn về thể chất và tinh thần. Làm việc quá sức sẽ khiến những nhân viên này mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí họ oán giận vì sao mình phải làm nhiều hơn những người khác. Họ sẽ bỏ việc.
Môi trường làm việc tiêu cực
Không ai muốn làm việc trong một môi trường làm việc với những đồng nghiệp toxic, người quản lý hung hăng, bảo thủ, thiên vị và thiếu sự giao tiếp, chia sẻ. Văn hóa doanh nghiệp và những chính sách công đoàn là những điều vô cùng quan trọng để giữ chân nhân sự.
>> Tham khảo thêm: 7 yếu tố xây dựng môi trường làm việc dành cho doanh nghiệp
Phải làm gì khi nhân sự giỏi nghỉ việc?
Chắc hẳn bạn rất bối rối khi nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân sự giỏi. Bạn lo lắng vì họ sẽ để lại một lỗ hổng rất lớn tại vị trí mà họ đang đảm nhiệm. Nên ứng xử như thế nào cho khéo khi nhân sự giỏi xin nghỉ việc? Dưới đây là gợi ý dành cho bạn:
Bước 1: Nói chuyện chân thành với nhân viên
Hãy hẹn gặp riêng nhân viên của bạn và có một cuộc trò chuyện cởi mở, chân thành, khéo léo để hiểu về lý do họ xin nghỉ việc. Hãy gợi mở về vấn đề họ gặp phải và mong muốn của họ khi tìm một bến đỗ mới là gì?
Nếu đó là một chức danh cao hơn, một mức lương hấp dẫn hơn… thì bạn có cơ hội thuyết phục họ ở lại nếu đáp ứng được những nhu cầu ấy.
Tuy nhiên, nếu lý do nghỉ việc không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như họ có dự định cá nhân, hoặc do xích mích với cấp trên,… thì việc dùng lợi ích tài chính chỉ có thể giữ họ lại trong thời gian ngắn mà thôi. Nếu họ đồng ý ở lại nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn chưa được giải quyết, thì tinh thần làm việc của họ cũng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Lúc này, tốt nhất bạn nên đáp ứng nguyện vọng xin nghỉ việc của họ, đồng thời có kế hoạch tuyển dụng, thu hút nhân tài, tìm người thay thế cho vị trí đó.
>> Xem thêm: 7 bước “làm chủ” kỹ năng giao việc của nhà quản lý
Bước 2: Tận dụng cơ hội để cải cách đội nhóm
Có thể bạn nghĩ rằng, thật điên rồ nếu nghĩ việc nhân viên giỏi rời đi là một cơ hội. Hãy lật ngược lại vấn đề nhé, bạn có thấy rằng, sự ra đi của nhân viên giỏi chính là cơ hội cho những nhân viên khác có một không gian đủ lớn để thể hiện và phát triển bản thân? Họ có thể là những nhân tố tích cực tiếp theo mà bạn khai phá được cho đội nhóm của mình.
Đây cũng là cơ hội để bạn có cái nhìn công bằng hơn với những cá nhân tiềm năng khác, thúc đẩy họ tiến lên bằng lộ trình thăng tiến phù hợp hơn.
Bước 3: Khích lệ tinh thần những người ở lại
Khi một nhân viên giỏi bỗng dưng rời đi thì dù ít hay nhiều, những người ở lại sẽ cảm thấy lo lắng, Đây là lúc bạn cần trấn an tinh thần của họ bằng cách nêu rõ ràng quan điểm rằng: Việc một người giỏi rời công ty là hoàn toàn bình thường, và nó sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động về sau. Đội nhóm ở lại vẫn sẽ làm việc hiệu quả và thậm chí còn có thể tốt hơn lúc trước. Công ty sẽ sớm tìm được một người thay thế cho vị trí đó.
Hãy thẳng thắn công nhận sự xáo trộn về cảm xúc của những người ở lại khi nhân viên giỏi kia nghỉ việc. Sau đó, hãy vẽ ra những cơ hội thăng tiến cho những người còn lại. Hãy công khai, minh bạch về lý do họ nghỉ việc, quá trình bạn thuyết phục họ ở lại… Đây là cách hiệu quả để ngăn chặn những suy diễn và đồn đoán tiêu cực về công ty.
>> Xem thêm: 5 bước xây dựng chương trình đào tạo nội bộ dành cho doanh nghiệp
Bước 4: Công nhận giá trị của nhân viên
Theo nghiên cứu được thực hiện năm 2015 của Gallup, nhân viên càng nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư từ phía quản lý thì kết quả kinh doanh và năng suất, lợi nhuận họ mang lại càng cao.
Vì vậy, bạn cần có những buổi đào tạo nội bộ, khích lệ tinh thần nhân viên, giúp họ gắn kết hơn với công ty. Hãy công nhận giá trị và những đóng góp của họ dù là nhỏ nhất. Khi được công nhận, họ sẽ hài lòng hơn và giảm bớt suy nghĩ muốn nghỉ việc.
Làm gì khi nhân viên giỏi nghỉ việc và kéo theo người khác?
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), khi một nhân viên nghỉ việc, trung bình bạn phải mất 6-9 tháng lương của nhân viên cũ để tìm được người thay thế. Một nhân viên giỏi nghỉ việc chưa phải là điều xấu nhất, kịch bản tệ hơn là khi họ nghỉ và kéo theo nhiều nhân viên khác. Điều đó có nghĩa là, bạn mất đi nhiều hơn một người giỏi tại cùng một thời điểm.
Vậy phải làm gì khi nhân viên giỏi nghỉ việc và kéo theo những người khác?
Trong trường hợp này, việc tốt nhất bạn có thể làm là nỗ lực để ngăn chặn trước khi điều này xảy ra. Hãy nói chuyện với từng thành viên trong nhóm, tìm hiểu những điều họ chưa hài lòng ở công ty và lý do họ muốn nghỉ việc (nếu họ có ý định này).
Bạn cần nghiêm túc nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp và nghĩ về phương pháp để cải thiện nếu có thể. Bởi, đó rất có thể là lý do khiến bạn mất thêm nhiều người giỏi nữa trong tương lai.
Hãy chứng tỏ và thuyết phục họ rằng bạn cũng là một người quản lý tuyệt vời mà họ có thể học hỏi. Bên cạnh đó, hãy chia sẻ về các kế hoạch phát triển, cải thiện bộ máy và hoạt động đào tạo sắp tới, cũng như lộ trình thăng tiến trong công việc mà họ có thể đạt được.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét lại việc bố trí công việc của các nhân sự đó. Một nhân sự không được giao đúng công việc theo sở trường của họ thì rất dễ dẫn đến tâm lý chán nản và suy nghĩ bỏ việc. Hiện nay, rất nhiều công ty đã sử dụng Testcenter để hỗ trợ đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của nhân viên, giúp bố trí lại công việc phù hợp cũng như có chính sách khen thưởng/thăng chức phù hợp.
Testcenter là nền tảng thiết lập và đánh giá năng lực nhân viên hàng đầu tại Việt Nam. Với kho bài test lên tới hơn 300+ đề, được cập liên tục, Testcenter là sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết được mình nên làm gì khi nhân sự giỏi nghỉ việc rồi đúng không? Không có một đáp án nào chính xác trong mọi hoàn cảnh, lựa chọn giữ lại hay quyết định “duyệt đơn” sẽ phụ thuộc vào việc bạn có nhìn ra được chính xác lý do họ nghỉ là gì hay không.
Nếu là một nhà lãnh đạo tinh ý và tài ba, chắc chắn bạn sẽ tìm được những cách thuyết phục để giữ chân họ ở lại và tiếp tục cống hiến cho công ty. Chúc bạn luôn có được một đội ngũ nhân sự giỏi và hết mình vì doanh nghiệp!
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter