Để có thể đứng vững và vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để đưa ra các giải pháp quản lý nhân sự phù hợp nhất. Điều này không chỉ giúp ổn định nội lực mà còn thể hiện sự thích nghi kịp thời của doanh nghiệp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 9 giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả mà mọi nhà quản lý đều không nên bỏ lỡ.
1. Giải pháp quản lý nhân sự bằng giao tiếp thông minh
Tìm hiểu thêm:
>> 7 “bí quyết” quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà quản lý
>> 7 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý
>> 5 phương pháp quản lý nhân sự tối ưu trong kỷ nguyên số
Thật ra đây là kỹ năng cần phải có ở bất cứ vị trí nào, ở bất kỳ giai đoạn nào, chứ không riêng giai đoạn chuyển đổi số. Trong quy trình quản lý nhân sự, lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói chung.
Là một nhà quản lý khôn khéo, bạn cần phải phân biệt rõ ràng đâu là lời góp ý chân thành và lời yêu cầu. Hãy nhớ nhân viên của bạn sẽ chỉ nể trọng một người lãnh đạo thấu hiểu lý lẽ hơn là một người trịnh thượng quyền uy.
Hãy dùng kỹ năng giao tiếp của bạn để trò chuyện, lắng nghe nhân viên của mình. Một người quản lý nhân sự cần nhất quán, trung thực và thẳng thắn trong lời nói cũng như hành động của mình. Mỗi lời nói của bạn đều là căn cứ để nhân viên noi theo cũng như đánh giá ngược lại.
Dẫu biết rằng, ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc nóng giận hay mất kiểm soát, tuy nhiên là một người lãnh đạo, bạn buộc phải học cách kiểm soát chính bản thân mình. Có như thế bạn mới giữ vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự của tổ chức.
2. Giải pháp quản lý nhân sự bằng đảm đương trọng trách
Người lãnh đạo cần chứng tỏ vị thế “đứng mũi chịu sào” của mình. Hãy cho nhân viên thấy rằng, dù cho có chuyện gì xảy ra, bạn cũng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận sai lầm khi xảy ra vấn đề hoặc bị cấp trên trách phạt. Trong trường hợp là lỗi của nhân viên thuộc nhóm của bạn thì một phần nào đó trách nhiệm thuộc về phía bạn. Chính vì vậy, người quản lý cần biết nhận lỗi về phía mình, sau đó tìm cách giải quyết cũng như giải thích với cấp dưới của mình.
Thể hiện bạn có khả năng đảm đương trọng trách sẽ khiến nhân viên của bạn an tâm vì có một chỗ dựa vững chắc. Họ sẽ thỏa sức sáng tạo và cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Đừng chỉ vì sợ hãi mất uy tín hoặc bị cấp trên khiển trách mà đổ lỗi cho nhân viên của mình. Điều này chỉ chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo thất bại trong việc quản lý nhân viên cũng làm mất uy tín và sự kính trọng từ đội ngũ nhân viên.
3. Giải pháp quản lý xung đột thông minh
Phương pháp quản lý nhân sự trong thời đại bình thường mới cũng cần chú ý đến việc xử lý các xung đột một cách thông minh. Các xung đột hoặc tranh cãi trong nhóm hoặc giữa các phòng ban là một điều dễ xảy ra. Tình trạng mâu thuẫn kéo dài sẽ khiến hiệu suất công việc và tinh thần đoàn kết tại các doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng này người quản lý nhân viên cần đặt ra các quy định cũng như giới hạn trong quá trình làm việc nhằm duy trì môi trường làm việc thân thiện, hoà đồng.
Vì xung đột trong tổ chức là điều khó để kiểm soát nên nhà lãnh đạo cần học cách xử lý nó. Người quản lý hoàn toàn có thể tham gia các khóa học quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo nhằm xử lý vấn đề triệt để.
4. Thấu hiểu và tôn trọng nhân viên của mình
Một trong những tôn chỉ trong kỹ năng quản lý nhân viên chính là tôn trọng những suy nghĩ và quyết định của cấp dưới. Người lãnh đạo cần giữ thể diện cho nhân viên của mình, không nên trách mắng nhân viên trước mặt khách hàng hoặc người thứ ba. Tôn trọng nhân viên chính là cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý với nhân viên của mình. Đây cũng là cách để tạo dựng mối quan hệ gần gũi và kính trọng giữa cấp trên và cấp dưới.
Cách thông minh nhất khi nhận xét hay đánh giá về ai đó, bạn cần phải suy xét cả những điểm mạnh và điểm yếu. Nếu chỉ chăm chăm vào đánh giá toàn điểm chưa tốt của họ, họ sẽ không thể nào mở lòng với bạn được. Cũng như vậy, đây chính là cách để cấp trên quản lý và điều hành cấp dưới cũng như nhân sự của mình.
Với cương vị là nhà quản lý, cấp trên không chỉ là người đưa ra mệnh lệnh mà còn cần sát sao, nắm bắt những ưu điểm, nhược điểm của nhân viên. Từ đó, giúp cho nhân viên của mình phát huy hơn nữa những thế mạnh và điều chỉnh, cải thiện những điểm yếu kém. Đây là gợi ý tuyệt vời để bạn và nhân viên của mình thấu hiểu lẫn nhau và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả.
5. Đánh giá nhân viên khách quan, công bằng
Trong các giải pháp quản lý nguồn nhân lực thì đánh giá nhân viên khách quan hay khen thưởng, xử phạt một cách công bằng cũng là điều đáng lưu ý. Người lãnh đạo luôn phải đặt mình trong tâm thế người đứng giữa, luôn công bằng và phân minh trong mọi vấn đề.
Dù là nhân viên ưu tú hay nhân viên bình thường thì khi họ mắc sai lầm, họ đều phải được đối xử như nhau. Nhà quản lý cần phải răn đe, phê bình hoặc xử phạt tất cả mọi người như nhau, không nên có bất kỳ sự ưu ái hay thiên vị nào.
Trong trường hợp, nhân viên có thành tích tốt, có đóng góp tích cực, nhà lãnh đạo cũng nên khen ngợi, biểu dương hoặc có phần thưởng phù hợp. Đừng đưa ra quá nhiều đánh giá xấu nhưng lại tiết kiệm lời khen, đó không phải là cách quản lý nhân sự thông minh. Có như thêm bạn mới khiến nhân viên nể phục, từ đó thêm yêu mến tổ chức và ra sức cống hiến cho các mục tiêu lớn hơn của tổ chức.
6. Định hướng công việc và phát triển cho nhân viên
Trong một tổ chức, người lãnh đạo đóng nên đóng vai trò quan trọng đến thành công và sự phát triển của nhân viên trong tương lai. Một lãnh đạo giỏi là người có thể nhìn ra được năng lực tiềm ẩn và những điểm mạnh của cấp dưới. Nhà quản lý cũng cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích của nhân viên nhằm sắp xếp công việc theo đúng đam mê của họ, phát huy được hết năng lực sở trường của nhân viên.
Từ đó, giao cho họ những công việc và nhiệm vụ phù hợp, giúp họ hoàn thiện thêm các kỹ năng cần thiết. Quan trọng hơn là từng bước giúp họ đạt được các cột mốc trong con đường thăng tiến sự nghiệp. Một người lãnh đạo có thể dìu dắt và góp phần vào quá trình thăng tiến, phát triển của cấp dưới sẽ khiến nhân viên nể phục và góp phần tích cực vào phát triển văn hoá doanh nghiệp.
7. Kinh nghiệm quản lý nhân sự: Lên tiếng đúng lúc
Là một người quản lý, tiếng nói của bạn đóng vai trò và trọng lượng vô cùng lớn, ảnh hưởng đến nhiều người. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý nhân sự bạn cần cân nhắc ý kiến và điều chỉnh cảm xúc. Người quản lý luôn phải đặt suy nghĩ cá nhân sau suy nghĩ tập thể trước, không được để quan điểm và cảm xúc của bản thân chi phối hành động của mình. Trong mọi vấn đề quản lý luôn là người đứng giữa, lắng nghe các ý kiến từ hai phía, xử lý mâu thuẫn cũng như công việc bằng lý trí.
8. Hạ thấp cái tôi cá nhân
Cái tôi quá lớn không chỉ gây thất bại trong việc quản lý nhân viên mà còn làm mất đi uy tín của bạn. Người quản lý giỏi là người biết cách lắng nghe, đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Trên thực tế, có rất nhiều nhà quản lý nhân sự thường đưa ra các mệnh lệnh độc đoán, muốn cấp dưới làm theo các sáng kiến hay ý tưởng do mình đề ra. Thực trạng này không chỉ khiến cấp dưới có cảm giác bị xem thường mà còn khiến nội bộ nhân viên lục đục, mất đoàn kết. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng công việc và gây tổn thất cho tổ chức.
9. Đoàn kết là sức mạnh
Tham khảo thêm:
>> “Tất tần tật” thông tin về quản lý hồ sơ nhân sự bằng Excel
>> “Tất tần tật” về đào tạo nhân lực dành cho nhà lãnh đạo
>> Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Giải pháp quản lý nhân sự tối ưu chính là nghệ thuật dùng người. Nhà quản lý nên biến nhân viên trở thành “gia đình lớn”, thành một tập thể lớn mạnh, luôn kề vai sát cánh để đạt được những thành công trong công việc. Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tập thể, doanh nghiệp có lớn mạnh, vững bền và tiến xa được hay không đều nhờ vào yếu tố này.
Bạn cần phải khơi dậy tinh thần của mỗi một nhân viên và tập hợp lại thành một nguồn sức mạnh to lớn. Điều này sẽ giúp bạn huy động được sức mạnh của tổ chức, nâng cao hiệu suất làm việc và sẵn sàng đón đầu với những thách thức mới trong thời đại chuyển đổi số.
Kết luận
Trên đây là một vài gợi ý về giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả trong thời đại mới. Dù là thời nào thì để quản lý nhân sự một cách tối ưu, người quản lý, lãnh đạo cần có một cái đầu lạnh và quả một quả tim nóng để có thể dùng người một cách hiệu quả nhất.
Song song với việc sử dụng các giải pháp quản lý thì bạn hoàn toàn có thể nhận thêm sự hỗ trợ từ nhiều công cụ khác nhaunhằm tăng tính hiệu quả cho quy trình quản trị.
Trong rất nhiều giải pháp trên thị trường hiện nay thì công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn là giải pháp hàng đầu giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sở hữu tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng.
Hy vọng bài viết Testcenter chia sẻ đã giúp các nhà quản lý, giúp doanh nghiệp có thêm chiến lược trong vận hành và phát triển doanh nghiệp trong thời đại mới.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter