Trong môi trường công sở, việc nhận biết và giải quyết vấn đề nhân viên có EQ thấp là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của tổ chức. Dưới đây là những chi tiết cần lưu ý để giải quyết vấn đề này. Vậy, các dấu hiệu nhận biết nhân viên EQ thấp là gì? Đối phó với họ như thế nào? Cùng Test Center tìm hiểu ngay nhé.
Nhân viên có EQ thấp là gì?
Nhân viên có EQ thấp là những nhân viên có trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ) ở mức thấp. Theo các nghiên cứu, nhóm này thường có chỉ số EQ đo lường được dưới mức 84 và chiếm khoảng 16% dân số.
Người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc nhận thức, điều chỉnh cảm xúc, giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột, xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Điều này có thể gây ra cản trở với sự phát triển của chính bản thân họ và của tổ chức, cộng đồng xung quanh.
Tìm hiểu thêm: EQ là gì và tại sao nên thực hiện Test EQ 1 lần trong đời
Dấu hiệu nhận biết nhân viên có EQ thấp là gì?
Để có thể đối phó với nhóm nhân viên này, nhà quản lý cần biết về các dấu hiệu của nhân viên có EQ thấp là gì. Dưới đây là 6 đặc điểm giúp bạn có thể giải đáp được vấn đề dấu hiệu nhận biết nhân viên EQ thấp là gì:
- Thiếu khả năng tự nhận thức: Nhân viên có EQ thấp thường không nhận ra, không hiểu rõ về cảm xúc của mình và người khác. Họ có thể không nhận ra khi họ cảm thấy tức giận, lo lắng hay buồn bã.
- Khó khăn trong việc quản lý cảm xúc: EQ thấp sẽ khiến nhân viên có xu hướng bị tràn đầy hoặc bị kiềm chế cảm xúc một cách không đúng đắn. Họ có thể phản ứng quá mức trong các tình huống căng thẳng, hoặc không phù hợp trong những tình huống yêu cầu cảm xúc.
- Thiếu khả năng đồng cảm: Nhân viên EQ thấp thường không có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, không hiểu, không chia sẻ cảm xúc của họ. Họ cũng có thể thiếu sự nhạy bén đối với nhu cầu và tình trạng cảm xúc của người khác.
- Giao tiếp không hiệu quả: Khó khăn trong việc diễn đạt, hiểu ý kiến, cảm xúc và thông tin của người khác cũng là một dấu hiệu nhận biết nhân viên EQ thấp là gì. Họ có thể không thể truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng, không hiểu được ý kiến và cảm xúc của người khác.
- Khó khăn trong quản lý stress: Nhân viên có EQ thấp thường không biết cách xử lý áp lực và stress một cách hiệu quả, thiếu lành mạnh, dẫn đến tình trạng căng thẳng có thể nguy hiểm hơn.
- Thiếu lòng tự tin: Nhân viên có EQ thấp có thể thiếu tự tin và không tin tưởng vào khả năng của bản thân. Họ có thể tự đặt ra những giới hạn cho bản thân và không dám đối mặt với thử thách mới.
Giải pháp đối với nhân viên có EQ thấp
Sau khi đã nhận biết được các dấu hiệu của nhân viên có EQ thấp là gì, nhà quản lý cần tìm giải pháp để đối phó với nhóm nhân viên này. Dưới đây sẽ là những cách giúp bạn có thể quản lý và đối phó với nhân viên có EQ thấp hiệu quả.
Giúp nhân viên có thể cải thiện EQ
Những giải pháp sau đây được tham khảo dựa vào chia sẻ của Michele Markey – Phó Chủ tịch Điều Hành Đào tạo của Skill Path và được đăng tải trên trang Forbes uy tín. Theo đó, những câu trả lời sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề các cách để đối phó với nhân viên có EQ thấp là gì:
Đảm bảo lãnh đạo là tấm gương
Khi nhà lãnh đạo hiển thị những hành vi phù hợp về cảm xúc, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ. Việc nhà lãnh đạo có ý thức về cảm xúc của mình, có khả năng kiểm soát cảm xúc là một điểm khởi đầu quan trọng để bạn có thể đưa ra những chiến lược để cải thiện EQ cho nhân viên.
Nhà quản lý có thể nâng cao kỹ năng này bằng cách chú ý đến những thay đổi về cơ thể trải qua khi có cảm xúc, chẳng hạn như cảm giác đau bụng, nhịp tim đập nhanh khi bạn tức giận.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo nên truyền đạt cho nhân viên rằng việc nhận ra và kiểm soát cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc, tạo môi trường làm việc tích cực. Bằng cách mô hình hóa những hành vi phù hợp, nhà quản lý có thể truyền đạt thông điệp rằng việc xử lý cảm xúc một cách nhạy bén và kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng, được coi trọng trong tổ chức cho những nhân viên có EQ thấp.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để đánh giá chỉ số EQ của bản thân?
Hướng dẫn nhân viên tách biệt cảm xúc – tính cách
Hỗ trợ nhân viên học cách phân biệt giữa cảm xúc và tính cách là một phương pháp quan trọng để tăng cường EQ. Một cách mà bạn có thể giúp nhân viên thực hiện điều này có thể là thông qua bài tập sau:
- Bước 1: Nhà lãnh đạo có thể đặt một lịch lớn trên tường
- Bước 2: Yêu cầu các thành viên trong nhóm sử dụng biểu tượng cảm xúc để đánh dấu vào lịch, thể hiện cảm nhận của họ trong suốt thời gian làm việc.
Điều này giúp nhân viên có EQ thấp dễ dàng nhìn thấy, nhận ra rằng cảm xúc của họ là tạm thời và không đại diện cho tính cách của họ. Hơn nữa, khuyến khích nhân viên nói “Tôi cảm thấy bực bội” thay vì “Tôi bực bội” sẽ giúp họ xây dựng ý thức về cảm xúc, nhận thức rằng cảm xúc có thể thay đổi và không phản ánh đúng về bản thân.
Phương pháp này sẽ giúp nhân viên có EQ thấp có thể:
- Dễ dàng tách biệt cảm xúc hiện tại từ bản thân.
- Cung cấp một góc nhìn khách quan hơn về bản thân và tình huống mà họ đang gặp phải.
- Được khuyến khích nhận thức, hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và cách nó tác động đến tính cách, hành vi của họ.
- Tăng khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc, góp phần vào việc nâng cao EQ, cải thiện tương tác xã hội trong công việc.
Giúp nhân viên cảm thấy có giá trị
Đối với nhân viên có EQ thấp, bạn cần đảm bảo rằng họ luôn cảm thấy được đánh giá cao, có giá trị trong công việc. Khi nhân viên có cơ hội thể hiện ý kiến và giọng nói của mình, họ sẽ cảm thấy kết nối mạnh mẽ hơn với tổ chức. Để thực hiện cách đối phó này, nhà quản lý có thể:
- Duy trì sự giao tiếp thường xuyên với nhân viên để biết ý kiến và cảm nhận của họ về các thay đổi hoặc dự án.
- Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nói lên và cảm nhận được sự lắng nghe.
- Rạo môi trường cho phép nhân viên thoải mái chia sẻ những cảm xúc như tức giận, bực bội hoặc lo lắng, mà không sợ bị đánh giá hay phê phán. Điều này tạo ra sự tin tưởng và sự cởi mở, giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao.
- Thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên bằng cách thường xuyên nói lời cảm ơn.
Việc biểu đạt lòng biết ơn đối với những nỗ lực và đóng góp của nhân viên có EQ thấp hay cao sẽ góp phần tăng cao sự hài lòng, cam kết của nhân viên đối với công việc, tổ chức.
Tìm hiểu thêm: Bài test EQ là gì và nhà tuyển dụng nên tạo bài test EQ ở đâu?
Đưa ra phản hồi thường xuyên
Câu trả lời tiếp theo cho vấn đề cách đối phó với nhân viên có EQ thấp là gì chính là đưa ra phản hồi thường xuyên dựa trên thực thế. Việc cung cấp (và tiếp nhận) phản hồi tiêu cực và tích cực giúp mọi người trở thành nhân viên tốt hơn. Một cách tốt để bắt đầu là sử dụng các câu hỏi như:
- Bạn cảm thấy thế nào về công việc hiện tại?
- Bạn nghĩ sao về dự án này?
- Nếu bạn ở trong vị trí của tôi, bạn sẽ thay đổi điều gì?
Bên cạnh đó, trong quá trình đưa ra phản hồi, nhà lãnh đạo nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi đưa ra phản hồi tiêu cực, hãy tập trung vào vấn đề cụ thể và tránh chỉ trích cá nhân
- Sử dụng câu hỏi để khởi đầu cuộc trò chuyện và khích lệ nhân viên chia sẻ ý kiến của mình.
- Lắng nghe phản hồi từ nhóm của bạn, đón nhận cởi mở đối với các ý kiến và đề xuất từ mọi người.
- Quản lý cảm xúc và kiểm soát phản ứng bản thân phù hợp.
Khuyến khích nhân viên quản lý căng thẳng
Việc khuyến khích quản lý căng thẳng không chỉ giúp nhân viên EQ thấp làm việc hiệu quả hơn, mà còn đảm bảo sự chăm sóc, phát triển toàn diện cho sức khỏe và tinh thần của họ. Quản lý nên:
- Nắm bắt được những thách thức và áp lực mà nhân viên đang phải đối mặt.
- Sẵn sàng cung cấp hỗ trợ thích hợp.
- Xem xét và điều chỉnh khối lượng công việc, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và linh hoạt.
- Cung cấp các kỹ năng, công cụ cần thiết để giúp nhân viên giảm căng thẳng và xử lý áp lực.
- Cung cấp đào tạo về quản lý căng thẳng cho nhân viên giúp họ có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối phó, giảm bớt những biến động cảm xúc trong quá trình làm việc.
Cung cấp sự đào tạo về tính quyết đoán
Bạn cũng có thể cung cấp khóa đào tạo về khả năng tự khẳng định cho tất cả nhân viên, trong đó có nhóm EQ thấp. Đối với những khóa đào tạo này, hãy giúp họ thấu hiểu hơn về:
- Cảm xúc tức giận, sự oán giận và sự thất vọng thường là kết quả của việc kìm nén cảm xúc.
- Đào tạo nhân viên về cách và khi nào để đối mặt với các tình huống, người khó khăn sẽ giúp ngăn chặn những cơn tức giận, sự tỏa sáng cảm xúc.
- Khả năng tự khẳng định giúp nhân viên xây dựng khả năng diễn đạt quan điểm và ý kiến của mình một cách tự tin và có hiệu quả.
Bằng các khóa đào tạo này, nhân viên EQ thấp có thể tránh được những phản ứng cảm xúc tức thì và đảm bảo rằng ý kiến của họ được nghe và coi trọng.
Tìm hiểu thêm: Xác định chỉ số EQ trung bình để đánh giá chính xác ứng viên hơn
Loại bỏ những người “dậm chân tại chỗ”
Loại bỏ những người “dậm chân tại chỗ” là một giải pháp cuối cùng mà nhà quản lý có thể áp dụng trong trường hợp nhân viên không thể cải thiện EQ của mình sau quá trình hỗ trợ và đào tạo. Việc giữ lại nhân viên có EQ thấp và không thể thích nghi với môi trường làm việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, hiệu quả của toàn bộ đội nhóm hoặc tổ chức.
Trên đây là bài viết Tin tức chia sẻ về vấn đề nhân viên có EQ thấp là gì, cách nhận biết và đối phó hiệu quả với nhóm nhân viên có EQ thấp là gì. Hy vọng, bằng cách áp dụng các giải pháp này, tổ chức của bạn có thể tăng cường EQ cho nhân viên và đảm bảo sự phát triển, hiệu quả chung của môi trường làm việc.
Tìm hiểu thêm: Những sự thật thú vị về IQ – chỉ số thông minh logic
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter