Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hay employer branding có vai trò thế nào trong việc thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp khi mà khả năng cạnh tranh về lương còn hạn chế? Hay làm thế nào doanh nghiệp có thể thực hiện các kế hoạch tuyển dụng nhân sự một cách hiệu quả hơn?
Employer Branding là gì?
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (hay Employer Branding) là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp làm với mục đích quảng bá hình ảnh đặc trưng đến với ứng viên, người tìm việc. Ở đây cần phân biệt khái niệm này với khái niệm thương hiệu tuyển dụng (tức là hình ảnh doanh nghiệp) với tư cách nhà tuyển dụng trong mắt người tìm việc.
Thương hiệu tuyển dụng của công ty có thể được hình thành thông qua trải nghiệm thực tế của ứng viên. Ví dụ:
- Khi ứng viên có trải nghiệm không tốt về doanh nghiệp. Ví dụ: Vào ngày phỏng vấn, ứng viên có nhận xét tiêu cực về công ty thì họ chắc chắn sẽ lan truyền trải nghiệm tồi tệ đó đến người khác.
>> Xem thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp
- Khi nhân viên được nhận phúc lợi xứng đáng, được trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp thì họ sẽ hài lòng với công việc. Từ đó, sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm tích cực đó đến bạn bè. Giúp doanh nghiệp củng cố hình ảnh tốt về thương hiệu tuyển dụng.
Tại sao doanh nghiệp càng nhỏ càng nên đầu tư cho Employer Branding?
Chúng ta biết rằng ngày nay, sự cạnh tranh trong tuyển dụng là rất khốc liệt. Việc đầu tư đúng đắn vào Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí tuyển dụng và đào tạo. Đồng thời, tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài.
Điều này đặc biệt cần thiết hơn ở các SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa). Các doanh nghiệp không phải là nơi có khả năng cạnh tranh bằng chế độ lương và thưởng so với các doanh nghiệp lớn. Do đó, để hấp dẫn ứng viên hơn, doanh nghiệp cần “show” nhiều hơn giá trị khác của doanh nghiệp như: cơ hội phát triển học hỏi, lịch làm việc linh hoạt, môi trường làm việc sáng tạo và thử thách…
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xây dựng mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả
Nếu những yếu tố trên đủ sức thuyết phục, họ có thể từ chối mức lương cao hơn ở các doanh nghiệp khác để làm việc cho bạn. Đó sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong cuộc chiến thu hút nhân tài. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, doanh nghiệp nhỏ càng nên đầu tư vào Employer Branding.
Checklist của một chiến lược Employer Branding
Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về checklist của một chiếc lược employer branding:
Phân tích văn hóa công ty
Thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh phải được xây dựng từ chính văn hóa bên trong nội bộ của bạn. Nói cách khác, nếu bạn muốn các ứng viên nhận diện công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc, thì ứng viên thực sự phải thấy được điều này.
Ngày nay, trong thế giới siêu kết nối của các trang web tuyển dụng cùng với tốc độ lan tỏa của mạng xã hội, nếu nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn chỉ vỏn vẹn là hứa hẹn về các trải nghiệm mà bạn không thực sự cung cấp được, ứng viên sẽ nhanh chóng tìm ra.
>> Tham khảo thêm: Tài liệu xây dựng doanh nghiệp vững mạnh dành cho nhà quản lý
Cách tốt nhất để đánh giá sức mạnh văn hóa công ty là lắng nghe từ chính nhân viên của bạn. Cho dù thông qua các cuộc khảo sát ẩn danh hoặc gặp mặt trực tiếp, hãy tìm hiểu những gì họ yêu thích nhất khi làm việc tại công ty của bạn và những gì họ nghĩ sẽ khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt.
Triển khai chiến lược nội dung rõ ràng
Để thực sự tạo nên được nền văn hóa nói trên, doanh nghiệp cần phải triển khai một chiến lược truyền thông hiện đại. Trong đó, nội dung phải được nghiên cứu dựa trên mong đợi của ứng viên, những gì nhân viên đang trải nghiệm và những gì doanh nghiệp đang hướng đến.
>> Xem ngay: 7 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng dành cho doanh nghiệp
- Tham khảo ý kiến ứng viên: một bảng mô tả tính cách ứng viên hoàn chỉnh có thể giúp bạn cá nhân hóa nội dung tuyển dụng của mình. Ví dụ, ứng viên đề cao tinh thần hợp tác trong môi trường làm việc. Bạn có thể làm một video ngắn giới thiệu khoảnh khắc làm việc của các thành viên hoặc đăng một bài blog giải thích giá trị của sự hợp tác tại nơi làm việc.
- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: mục tiêu chủ yếu của chiến lược nội dung là thu hút ứng viên về mặt cảm xúc. Đồng thời, cách bạn kể về tổ chức của mình giúp phân biệt Thương hiệu của bạn với các công ty khác. Một quy luật bất thành văn chính là những câu chuyện được chia sẻ từ nhân viên luôn có độ tin cậy cao gấp nhiều lần những gì doanh nghiệp thể hiện.
- Nhấn mạnh giá trị công ty: người đi làm luôn muốn làm việc cho những nhà tuyển dụng có thể phản ánh giá trị thực và khai thác tiềm năng của chính họ. Vì lý do này, bạn nên xác định rõ các giá trị cốt lõi của công ty và quảng bá chúng trong chiến lược nội dung của mình.
Thiết lập chương trình Employee Advocacy
Không phải tất cả nhân viên của bạn đều là một nhà tuyển dụng hoàn hảo. Nhưng họ sẽ trở thành những”đại sứ thương hiệu” thực thụ của doanh nghiệp bạn. Do đó, một chương trình “vận động hành lang” là không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
Tận dụng mạng xã hội
Nghiên cứu cho thấy, 79% người tìm việc có xu hướng tìm kiếm công việc tiếp theo thông qua mạng xã hội. Do đó, tận dụng mạng xã hội là một trong những yếu tố tiên quyết để ứng viên tiềm năng có thể tìm thấy bạn.
Hầu hết các nhà tuyển dụng thường sử dụng nền tảng Facebook và Linkedin để đăng tin tuyển dụng và danh sách công việc. Tuy nhiên, cách làm này thường không mang lại nhiều đóng góp cho nhận diện thương hiệu nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với ứng viên và chia sẻ những nội dung có giá trị. Đó mới là bản chất thực sự của việc tham gia vào cộng đồng mạng.
Quy trình kiểm tra và đánh giá
Cải thiện thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn có vẻ khó đo lường. Nhưng nhà tuyển dụng cũng nên kiểm tra và đo lường các chiến lược Employer Branding của mình thông qua những số liệu phù hợp. Dưới đây là gợi ý:
>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của bài test trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp
- Tỷ lệ giữ chân nhân tài: nếu như tỷ lệ nghỉ việc thường được cho là không thể đoán trước được thì tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp biết được chất lượng môi trường làm việc của mình.
- Nguồn tuyển dụng: theo dõi các nguồn tuyển dụng để tìm hiểu ứng viên của bạn tiếp cận doanh nghiệp từ đâu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được ưu thế và nơi cần đặt nỗ lực Employer Branding của mình.
- Sự hài lòng của nhân viên: một thương hiệu nhà tuyển dụng đúng nghĩa được đánh giá dựa trên văn hóa lành mạnh và đội ngũ nhân viên hạnh phúc. Vì vậy, việc đo lường sự hài lòng của nhân viên trong tất cả các nhóm và phòng ban là điều cần thiết.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết đến bạn lý do tại sao các doanh nghiệp nhỏ càng phải chú trọng xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Cũng như checklist cụ thể của một chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng. Chúc bạn và doanh nghiệp sẽ sớm xây dựng được thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh và uy tín.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter