Đánh giá thử việc là bước vô cùng quan trọng trước khi một ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn. Bởi đây là giai đoạn tiền đề để ứng viên làm quen với văn hóa doanh nghiệp.
Quy trình thử việc là gì?
Đánh giá thử việc là bước quan trọng để doanh nghiệp quyết định chấp nhận hay từ chối ứng viên. Quy trình này thường sẽ được thực hiện sau khi ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn tại doanh nghiệp. Thông qua các mẫu đánh giá thử việc, nhà quản lý sẽ có cái nhìn chính xác và khách quan về ứng viên. Đây là cơ sở để nhà quản lý đánh giá kỹ hơn về năng lực ứng viên.
Đây là cơ hội để ứng viên làm quen với quá trình vận hành chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tạo dựng mối quan hệ giao tiếp với các nhân viên khác. Về nhà quản lý, đây là bước đệm để đánh giá sự đồng điều của ứng viên. Nhằm xem xét để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đào tạo và phát triển hay không. Vì vậy, đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là điều kiện cần có. Đây là quá trình mà nhà quản lý nên chú trọng thực hiện một cách nghiêm túc.
Tại sao cần đánh giá thử việc ứng viên?
Như đã nói ở trên, giai đoạn thử việc giống như thời gian “sống thử” của ứng viên. Đây là giai đoạn mà hai bên có thời gian để tìm hiểu về nhau. Thông qua quá trình làm việc, cách thể hiện năng lực để quyết định gắn bó với nhau lâu dài.
Với ứng viên, thử việc là quá trình được tìm hiểu về quy trình làm việc, tính chất công việc, văn hóa doanh nghiệp, đồng nghiệp, lãnh đạo,… để xem môi trường này có phù hợp với mình không. Cùng với đó ứng viên có thời gian để chứng minh năng lực của bản thân. Xem xét mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung.
Đối với doanh nghiệp, đây là giai đoạn theo dõi, đánh giá về các kỹ năng, tinh thần trách nhiệm và khả năng teamwork,… để quyết định có chấp nhận ứng viên hay không. Đây là quá trình vô cùng cần thiết và quan trọng. Nếu quyết định sai, doanh nghiệp sẽ mất thời gian và chi phí vào quá trình tuyển dụng. Đây cũng được xem là một trong các khoản chi phí ẩn doanh nghiệp.
Các bước đánh giá thử việc hiệu quả
Quy trình đánh giá thử việc căn bản sẽ trải qua 5 bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đánh giá sơ bộ về năng lực ứng viên. Phác họa sơ bộ về điểm mạnh và điểm yếu. Bên cạnh đó, lên kế hoạch đào tạo để trau dồi kỹ năng mà ứng viên chưa có. Sau đó, tiến hành lựa chọn công việc phù hợp với khả năng từng người.
Bước 2: Ứng viên sau khi nhận việc sẽ được cung cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công việc.
Bước 3: Giới thiệu cho ứng viên làm quen về đội ngũ nhân sự, ban lãnh đạo cũng như phòng ban. Đây là khoảng thời gian mà ứng viên làm quen dần với môi trường làm việc. Thúc đẩy quá trình thích ứng diễn ra nhanh hơn.
Bước 4: Bàn giao công việc cụ thể cho ứng viên. Cung cấp thông tin về quá trình này sẽ diễn ra như thế nào. Làm thế nào để ứng viên có thể đạt được kết quả tốt nhất sau thời gian thử việc. Sắp xếp lịch đào tạo và thời gian đánh giá kết quả.
Bước 5: Ứng viên báo cáo kết quả công việc sau khi đã hoàn thành. Sau đó sẽ chờ nhận thông báo chính thức về kết quả thử việc. Tùy vào mô hình công ty mà quá trình đánh giá sẽ khác nhau. Một số công ty sẽ cho ứng viên tự đánh giá kết quả.
Lưu ý về đánh giá thử việc
Thử việc là quá trình quan trọng không chỉ đối với ứng viên mà còn với cả doanh nghiệp. Đây là điều kiện cần và đủ để quyết định quy trình tuyển dụng có đạt hiệu quả hay không. Nếu ứng viên không qua giai đoạn thử việc thì nhà quản lý sẽ phải tiếp tục tuyển dụng đến khi tìm được ứng viên phù hợp. Do vậy, đây không phải là giai đoạn đơn giản. Để đánh giá thử việc hiệu quả, nhà quản lý nên cân nhắc các lưu ý như sau:
Thời gian thử việc
Tùy theo tính chất của công việc mà thời gian thử việc tại doanh nghiệp có thể không giống nhau. Tuy nhiên, thời gian thử việc phải đảm bảo: Không quá 60 ngày với nhóm công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên, 30 ngày đối với nhóm công việc yêu cầu trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên phục vụ, công nhân kỹ thuật và 6 ngày thử việc đối với các nhóm công việc khác.
Kết thúc thời gian thử việc
Khi quá trình thử việc kết thúc, doanh nghiệp cần đưa ra nhận xét và đánh giá. Nếu ứng viên đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Còn nếu ứng viên không đáp ứng yêu cầu công việc, doanh nghiệp nên đưa ra quyết định từ chối.
Trong quá trình thử việc, ứng viên và doanh nghiệp có quyền đơn phương hủy bỏ các thỏa thuận thử việc mà không cần bồi thường hay báo trước, nếu một trong hai bên không đáp ứng được mong đợi từ bên còn lại. Tuy rằng, không công ty nào muốn trường hợp này xảy ra. Bởi quá trình này tiêu tốn khá nhiều chi phí tuyển dụng. Do vậy, quá trình tuyển dụng nếu diễn ra trơn chu và thuận lợi thì Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn lực.
Thông báo đánh giá thử việc
Trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc quá trình thử việc, doanh nghiệp cần thông báo kết quả đánh giá cho ứng viên. Trong trường hợp ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng. Còn nếu ứng viên đáp ứng các điều kiện, cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động.
Quá trình thông báo nên được diễn ra rõ ràng và minh bạch. Nhà quản lý nên chỉ rõ cho ứng viên biết rằng điểm nào đạt và không đạt. Trong trường hợp ứng viên không tiếp cận đủ thông tin, nhiều khả năng dẫn đến các xung đột không đáng có.
Mức lương thử việc
Mức lương thử việc của ứng viên trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên bao gồm ứng viên và nhà tuyển dụng. Theo Luật lao động, lương thử việc không thấp hơn 85% so với lương cơ bản của nhân viên chính thức.
Tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá thử việc
Doanh nghiệp có thể đưa ra mẫu đánh giá thử việc dựa trên tình hình thực tế của mình. Một trong những cách đánh giá thử việc phổ biến nhất hiện nay chính là mô hình ASK. Mô hình đánh giá năng lực nhân sự ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge). Nó đánh giá nhân sự mới thông qua 3 tiêu chí: thái độ – kỹ năng – kiến thức.
Đọc thêm: Kỹ năng đánh giá nhân sự tiết kiệm khoản chi phí “khổng lồ” cho doanh nghiệp
Knowledge (Kiến thức): năng lực tư duy, phân tích, ứng dụng của ứng viên sau khi trải qua quá trình đào tạo nhân sự, bao gồm trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn,…
Skill (Kỹ năng): kỹ năng thao tác của ứng viên bao gồm khả năng vận dụng các kiến thức được học vào công việc, bao gồm kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản trị các mối quan hệ,…
Attitude (Phẩm chất/Thái độ): phạm vi cảm xúc của ứng viên bao gồm cách tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế công việc. Đó còn là cách các ứng viên ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên hay thái độ với công việc, như tinh thần trách nhiệm với công việc, tính kỷ luật,…
3 mẫu đánh giá thử việc
Có rất nhiều mẫu đánh giá thử việc mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo từ nhiều nguồn trên internet. Sau đây là 3 mẫu hay theo gợi ý từ Testcenter:
Kết luận
Đánh giá thử việc là một quá trình đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhân tài. Bởi vì toàn bộ định hướng của nhân viên trong thời gian cống hiến cho doanh nghiệp về sau sẽ biểu hiện ngay từ giai đoạn thử việc. Hy vọng những thông tin trên đây của Testcenter đã giúp bạn có thêm những kiến thức hay, để có thể hoàn thành đánh giá thử việc cho ứng viên một cách tối ưu nhất, góp phần mang lại hiệu quả chung cho doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter