Đánh giá nhân viên là gì hay “mẹo” đánh giá nhân viên hiệu quả hơn luôn là chủ đề “hot” mỗi dịp cuối năm. Bởi cuối năm là thời điểm mà các nhà quản lý phải lên kịp các kế hoạch công việc cũng như xây dựng cơ sở cho các quyết định khen thưởng hay thăng chức cho nhân sự. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu 10 mẹo đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý.
Đánh giá nhân viên là gì?
Tham khảo thêm:
>> 3 bước đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý
>> Mẫu đánh giá nhân viên bằng excel chuẩn dành cho nhà quản lý
>> 4 bước xây dựng phiếu đánh giá nhân viên cho nhà quản lý
>> Quy trình đánh giá nhân viên với 5 bước đơn giản dành cho doanh nghiệp
Khái niệm đánh giá nhân viên là gì hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là nhà quản lý. Một cách dễ hiểu thì đây là công việc của nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: thái độ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc, kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kết quả công việc,… Từ đó, có cái nhìn chính xác về nhân viên, định hướng phát triển hoặc khen thưởng phù hợp.
10 mẹo đánh giá nhân viên hiệu quả là gì?
Để có thể đánh giá nhân viên một cách hiệu quả đòi hỏi bạn phải nắm vững quy trình đánh giá nhân viên, tối ưu hóa từng bước trong quy trình. Bên cạnh đó, không nên bỏ “mẹo” đánh giá, bởi chỉ một chút lưu ý nhỏ đôi khi cũng sẽ giúp công việc đánh giá của bạn tiến triển hơn rất nhiều.
1. Đánh giá với tần suất thường xuyên, đều đặn
Việc duy trì đánh giá nhân viên thường xuyên sẽ đem lại cho doanh nghiệp những hiệu quả bất ngờ. Bạn nên đề xuất với nhân viên về các các cuộc họp hàng quý, thời gian triển khai và nêu rõ các tiêu chí đánh giá nhân viên.
Trong một công ty quy mô vừa và nhỏ, việc lập kế hoạch và đánh giá công việc thông qua phiếu đánh giá nhân viên, mẫu đánh giá nhân viên bằng excel hay phỏng vấn trực tiếp,… nên diễn ra ít nhất hai lần một năm. Việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân viên cũng được lên kế hoạch ít nhất hai lần một năm. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nên tạo cơ hội cho nhân viên thảo luận chính thức về công việc và sự nghiệp để nâng cao hiệu quả công việc chung.
2. Thiết lập mục tiêu là một thành phần thiết yếu
Bất kể các thành phần của quy trình đánh giá hiệu suất của bạn là gì thì bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu. Điều bắt buộc là nhân viên phải biết chính xác những gì được mong đợi về hiệu suất của họ. Các cuộc thảo luận định kỳ của bạn về hiệu suất cần tập trung vào những phần quan trọng này trong công việc của nhân viên.
Bạn cần ghi lại kế hoạch công việc này: các mục tiêu và kỳ vọng trong một kế hoạch công việc hoặc định dạng kỳ vọng công việc. Nếu không có một thỏa thuận bằng văn bản và một bức tranh chung về các mục tiêu của nhân viên, thì thành công của nhân viên sẽ khó có thể xảy ra.
3. Minh bạch cách bạn đánh giá nhân viên
Trong quá trình chuẩn bị và thiết lập mục tiêu, bạn cần làm rõ cách bạn sẽ đánh giá hiệu suất của nhân viên. Mô tả những gì bạn đang tìm kiếm từ nhân viên và chính xác cách bạn sẽ đánh giá hiệu suất của họ. Thảo luận với nhân viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá. Nếu quá trình xem xét hiệu suất nhân viên của bạn bao gồm nhiều hình thức khác nhau, hãy chia sẻ các hình thức và nói về những gì nó đòi hỏi ở nhân viên.
4. Chia sẻ cách nhà quản lý đánh giá nhân viên
Đảm bảo rằng bạn cũng chia sẻ cách đánh giá với nhân viên để họ không bị ngạc nhiên khi kết thúc. Một thành phần quan trọng của cuộc thảo luận đánh giá này là chia sẻ với nhân viên cách thức triển khai cũng như các lưu ý khi bạn đánh giá hiệu suất.
5. Xem xét đánh giá toàn diện trong cả quá trình
Nhà quản lý nên tránh hiệu ứng hào quang, trong đó mọi thứ được thảo luận trong cuộc họp chỉ liên quan đến những sự kiện tích cực gần đây. Các sự kiện gần đây tô màu cho đánh giá của bạn về hiệu suất của nhân viên. Thay vào đó, bạn nên ghi lại các trường hợp tích cực như dự án đã hoàn thành và các trường hợp tiêu cực chẳng hạn như thời hạn bị trễ trong toàn bộ khoảng thời gian đánh giá. Bạn cần thực hiện những ghi chú này trong cả năm để đánh giá công bằng hiệu quả làm việc của nhân viên.
6. Thu thập đánh giá từ những thành viên khác
Nhà quản lý có thể thu thập thêm các phản hồi từ các đồng nghiệp đã làm việc với nhân viên. Đôi khi được gọi là phản hồi 360 độ vì bạn đang nhận phản hồi cho nhân viên từ sếp, đồng nghiệp và bất kỳ nhân viên nào. Dựa vào những thông tin hành lang này, bạn có thể đánh giá được chính xác và toàn diện hơn về nhân viên.
7. Chuẩn bị cho một cuộc thảo luận
Đừng bao giờ đi vào đánh giá hiệu suất mà không có sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị cho một cuộc trao đổi thoải mái, dân chủ sẽ giúp bạn có cơ hội để được lắng nghe các phản hồi và cải tiến từ nhân viên của mình. Điều này cũng giúp bạn có không gian để truyền tải đến nhân viên những mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tới. Từ đó, nhân viên ý thức được tầm quan trọng của bản thân để phấn đấu cống hiến hơn nữa.
8. Sử dụng phần mềm đánh giá nhân viên
Bên cạnh các phương pháp hay các hình thức đánh giá truyền thống, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các phần mềm đánh giá nhân sự. Công cụ test online TestCenter cũng là một sự lựa chọn hữu ích dành cho bạn đấy. Hệ thống đánh giá nhân sự tích hợp kho đề test online phong phú sẽ giúp doanh nghiệp bạn đánh giá chính xác và tiết kiệm nhân lực, tài lực cho tổ chức. Bên cạnh đó, phần mềm còn tổng hợp kết quả minh bạch, giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể cho các hoạt động đánh giá nhân viên.
9. Đề cao các điểm mạnh, tích cực của nhân viên
Tìm hiểu thêm:
>> Đánh giá nhân sự trong 5 bước hiệu quả cho doanh nghiệp
>> Tại sao phải đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp?
>> Ưu, nhược điểm của đánh giá thành tích nhân viên tại công ty
>> Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Khi bạn gặp gỡ nhân viên, hãy dành thời gian cho những khía cạnh tích cực trong hiệu suất của họ. Việc thảo luận về các điểm tích cực trong kết quả hoạt động của nhân viên nên chiếm nhiều thời gian hơn so với các điểm tiêu cực. Đối với những nhân viên có hiệu suất trên trung bình và những nhân viên có thành tích tốt, bạn có thể đưa ra phản hồi tích cực và thảo luận về cách nhân viên đó có thể tiếp tục phát triển hiệu suất của mình nên chiếm phần lớn cuộc thảo luận. Nhân viên sẽ thấy điều này bổ ích và có động lực.
10. Đặt câu hỏi để tạo động lực cho cuộc họp
Bạn muốn một nhân viên có động lực và hào hứng để tiếp tục phát triển và đóng góp. Hãy nhắm đến các cuộc họp đánh giá hiệu suất trong đó nhân viên nói nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn. Nhà quản lý có thể khuyến khích cuộc trò chuyện này bằng cách đặt những câu hỏi như:
- Bạn muốn chinh phục mục tiêu lớn nhất nào trong quý này, năm này?
- Bạn hy vọng đạt được những thành tích nổi bật như thế nào tại công ty chúng ta trong năm nay?
- Làm cách nào để tôi có thể trở thành người quản lý tốt hơn cho bạn?
Kết luận
Khi đọc đến đây hẳn bạn đã trả lời được các câu hỏi đánh giá nhân viên là gì và đã “bỏ túi” thêm các mẹo hữu ích về đánh giá nhân viên hiệu quả nhất. Đừng quên điều cốt lõi là đánh giá hiệu suất có thể nâng cao mối quan hệ của bạn với nhân viên, cải thiện hiệu suất cho tổ chức của bạn và nâng cao đáng kể giao tiếp giữa nhân viên với người quản lý. Do đó, hãy thực hiện công việc đánh giá một cách công bằng, minh bạch và tối ưu nhất nhé!
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter