Quy trình tuyển dụng phát sinh rất nhiều chi phí ẩn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nhà quản lý nên có nắm vững về các loại chi phí tuyển dụng nhân sự này. Từ đó, đánh giá xem liệu doanh nghiệp của mình có đang lãng phí bất kỳ loại chi phí tuyển dụng nào hay không? Mời bạn cùng TestCenter tìm hiểu về chủ đề rất thiết thực này nhé!
Tại sao cần nắm rõ chi phí tuyển dụng nhân sự?
Chúng ta biết rằng, chi phí tuyển dụng nhân sự hay ngân sách tuyển dụng là khoản tiền trích từ lợi nhuận doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp. Nhằm đầu tư và phát triển đội ngũ nhân sự chủ chốt để đảm bảo quá trình vận hành trôi chảy. Do đó, việc nắm rõ các khoản chi phí phát sinh là rất quan trọng để ban quản lý có sửa đổi, điều tiết và phân bổ hợp lý hơn.
Tham khảo thêm:
>> Loạt chi phí nhân sự ẩn mà doanh nghiệp cần nắm vững
>> Khám phá 7 cách cắt giảm chi phí nhân sự hiệu quả cao nhất
>> 7 sai lầm khiến gia tăng tỉ lệ tuyển dụng sai mà doanh nghiệp cần tránh
>> 5 cách giúp giảm tỉ lệ tuyển dụng sai dành cho doanh nghiệp
Điều tiết ngân sách tuyển dụng hợp lý
Điều tiết ngân sách hợp lý không có nghĩa là giảm chi tiêu cho việc tuyển dụng. Mà mục đích chính là nhằm phân tích mối tương quan giữa ngân sách tuyển dụng và lợi ích mà nhân sự mới có thể mang lại cho doanh nghiệp. Nghĩa là, nếu nhân sự mới giúp tăng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc đầu tư thêm ngân sách để tuyển dụng là điều hợp lý.
Làm cơ sở lập kế hoạch tuyển dụng
Đây cũng là cơ sở để đề xuất ngân sách khi lên kế hoạch tuyển dụng bổ sung nhân lực. Một kế hoạch tuyển dụng hiệu quả luôn bao gồm kế hoạch chính và kế hoạch dự phòng. Chỉ khi người phụ trách hiểu và nắm rõ danh mục chi phí thì kế hoạch dự phòng mới thuận lợi hoàn thiện.
10 loại chi phí tuyển dụng nhân sự phổ biến
Chi phí nhân sự thường gồm 10 loại phổ biến dưới đây:
1. Lương cho nhân sự phụ trách tuyển dụng
Thông thường, nhân viên tuyển dụng sẽ nhận lương cứng theo tháng và công tác tuyển dụng là một phần trong tổng số các nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Do đó, nếu như hiệu quả tuyển dụng không đạt như kỳ vọng thì doanh nghiệp sẽ phải chiêu mộ thêm nhiều nhân sự phụ trách tuyển dụng hơn nữa.
Mặt khác, nếu nhân sự phụ trách tuyển dụng có thể nắm bắt được xu hướng thị trường, tận dụng công cụ hỗ trợ hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả tuyển dụng với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất. Đây dường như là một khoản chi phí cố định mà nhà quản lý nào cũng cần chú ý.
2. Văn phòng phẩm cho phòng nhân sự
Như đúng tên gọi, chi phí này được được dùng để mua sắm các vật dụng, văn phòng phẩm cần thiết cho phòng nhân sự. Chi phí văn phòng phẩm bình quân = (Tổng chi phí văn phòng phẩm của phòng nhân sự trong năm/Tổng thời gian hoạt động của phòng nhân sự trong năm) x tổng số ngày thực hiện quy trình tuyển dụng.
3. Chi phí truyền thông, đăng tin tuyển dụng
Bên cạnh những trang đăng tin tuyển dụng miễn phí, nếu muốn nâng cao cơ hội được tiếp cận với số lượng ứng viên lớn hơn thì nhà tuyển dụng cần nghiên cứu để sử dụng thêm một số kênh tuyển dụng nhân sự thu phí để rút ngắn thời gian chiêu mộ, tìm người hoặc tuyển dụng ứng viên.
Một số trang tuyển dụng trung gian mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
- Trang web tuyển dụng trực tuyến như TopCV, Vietnamworks, Careerbuilder, Timviecnhanh…
- Báo giấy, báo mạng
- In tờ rơi, in băng rôn, in bảng thông báo tuyển dụng
- Quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội, điển hình như facebook…
4. Chi phí sàng lọc ứng viên
Trước khi hẹn phỏng vấn trực tiếp ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ cần một khoảng thời gian để xem xét và chọn lọc ra một số lượng hồ sơ chất lượng. Những hồ sơ này được đánh giá là có thể đáp ứng được một phần yêu cầu tuyển dụng mà doanh nghiệp đề ra và nhà tuyển dụng mong muốn được trao đổi thông tin nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn tiến hành sàng lọc bằng cách phỏng vấn qua điện thoại.
Trong lúc đó, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một số chi phí như tiền điện thoại cho nhân viên tuyển dụng, chi phí về giấy tờ, thời gian sàng lọc hồ sơ (đối với các tổ chức nhận được số lượng hồ sơ lớn).
5. Chi phí của kỳ đánh giá ứng viên
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình chọn lọc ứng viên chỉ diễn ra từ 2-3 vòng. Đó là phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp ứng viên. Tuy nhiên, với các tập đoàn hoặc doanh nghiệp có quy mô nhân sự tương đối lớn thì thường sẽ diễn ra các buổi đánh giá ứng viên tập trung.
Các buổi đánh giá này thường diễn ra từ 1-2 ngày và tốn rât nhiều chi phí. Bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức, chi phí cho nhân sự quản lý, chi phí điện nước, giấy tờ, đề thi,…
6. Chi phí tổ chức phỏng vấn ứng viên
Để một buổi phỏng vấn trực tiếp ứng viên diễn ra thuận lợi, nhà tuyển dụng sẽ phải tốn những khoản chi phí:
- Chi phí thời gian cho nhân viên phụ trách tuyển dụng và nhà quản lý
- Chi phí mặt bằng phòng chờ, điện, nước, mạng,…
- In ấn giấy tờ, in bài kiểm tra
- Chi phí di chuyển nếu ứng viên ở xa…
7. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Quá trình tìm kiếm, chiêu mộ và tuyển dụng được nguồn ứng viên chất lượng cao đang đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mô hình doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các tổ chức cần xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng đạt chuẩn và văn hóa làm việc với chế độ đãi ngộ tốt để thu hút được nhiều ứng viên hơn.
Trong đó, xây dựng thương hiệu tuyển dụng đang là cách thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản. Quá trình xây dựng thương hiệu này giúp công ty truyền bá được văn hóa, hình ảnh cũng như sứ mệnh của mình lan tỏa nhiều hơn. Qua đó, ứng viên có thể biết được mong muốn của mình và tìm đến những môi trường phù hợp.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là một quãng đường dài. Do đó, chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu này cũng không phải là nhỏ. Nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh như hiện nay.
8. Chi phí vận hành kênh tuyển dụng riêng
Với những doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng tốt, trực tiếp phòng nhân sự sẽ xây dựng và quản lý kênh tuyển dụng riêng của doanh nghiệp. Thông thường, kênh này sẽ thông qua chuyên mục “Tuyển dụng” trên website trực tuyến và kết nối với phòng nhân sự thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng.
Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí sử dụng nguồn cung cấp ứng viên từ bên ngoài, nhưng bù lại sẽ có những chi phí như :
- Quản lý tên miền website
- Bảo trì, nâng cấp trang web
- Phí duy trì phần mềm quản lý tuyển dụng…
9. Chi phí lương thử việc của ứng viên trúng tuyển
Khi đã lựa chọn được ứng viên phù hợp sau quá trình chiêu mộ, sàng lọc và phỏng vấn. Doanh nghiệp sẽ mời ứng viên đó đến thử việc để trao đổi kỹ hơn và tìm hiểu sâu hơn về ứng viên đó. Sau quá trình thử việc, có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra. Một là, ứng viên tiếp tục gắn bó với tổ chức sau thời gian thử việc. Hai là, ứng viên không đáp ứng nhu cầu hoặc nhận thấy không thích hợp môi trường làm việc, kết quả chung là ứng viên sẽ rời doanh nghiệp.
Nếu xảy ra trường hợp thứ 2, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ mất trắng toàn bộ phần chi phí đã bỏ ra để tuyển dụng và đầu tư vào ứng viên đó. Thêm nữa, một khoản ngân sách mới cho quy trình tái tuyển dụng sẽ xuất hiện. Vị trí tuyển dụng càng cao cấp thì chi phí lương thử việc sẽ càng cao.
10. Chi phí đào tạo và huấn luyện nhân viên mới
Tìm hiểu thêm:
>> 6 cách cắt giảm thời gian tuyển dụng dành cho doanh nghiệp
>> 5 lý do doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp test online trong tuyển dụng
>> 9 bước lập kế hoạch tuyển dụng mẫu dành cho doanh nghiệp
>> Cẩm nang tuyển dụng nhân sự dành cho doanh nghiệp
Chi phí đào tạo nhân viên mới thường bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Tuy nhiên, ẩn chứa sau đó là vô vàn những khoản chi trả nhỏ lẻ mà thông thường rất khó để hạch toán thành chi phí.
Khoản chi phí này bao gồm lương trả cho cán bộ đào tạo thuê ngoài hoặc chi phí thời gian của nhà quản lý nội bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo như văn phòng phẩm, điện nước, mặt bằng, tài liệu học… Nếu cán bộ đào tạo là người của doanh nghiệp hoặc nội bộ phòng ban tự đào tạo cho nhau thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với tuyển chuyên gia đào tạo từ bên ngoài.
Kết luận
Trên đây là 10 loại chi phí tuyển dụng nhân sự thường phát sinh trong quá trình tuyển dụng của hầu hết các tổ chức doanh nghiệp. Cắt giảm chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu quả là mong muốn lớn nhất của các nhà quản lý. Do đó, nhiều tổ chức đã bắt đầu thực hiện các biện pháp hiệu quả như giảm tỉ lệ tuyển dụng sai hoặc đánh giá sai bằng các bài test online năng lực.
Trong đó, công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn là giải pháp hàng đầu giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sở hữu tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng.Điều này không chỉ giúp hạn chế chi phí phát sinh nhỏ lẻ mà còn giúp nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter