Xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng là bước không thể thiếu để bắt đầu một kế hoạch tuyển dụng nhân sự thành công. Vậy đâu là yếu tố cơ bản để xác định được đối tượng này trong quá trình tuyển dụng?
Ứng viên tiềm năng là gì? Chân dung ứng viên tiềm năng là gì?
Ứng viên tiềm năng được hiểu là một nhân sự mà nhà tuyển dụng rất muốn tuyển được từ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã tạo ra. Họ là sự lựa chọn lý tưởng đối với vị trí công việc đó về nhiều mọi mặt. Hình mẫu ứng viên tiềm năng này sẽ giúp người làm tuyển dụng có thể bám sát vào mục tiêu của quá trình tuyển dụng.
>> Xem thêm: Tài liệu đánh giá nhân sự dành cho mọi nhà tuyển dụng
Chân dung ứng viên tiềm năng chính là bức tranh về người lao động mà nhà tuyển dụng đã vẽ lên. Đó là người có thể đáp ứng được những tiêu chí nổi mà chính nhà tuyển dụng yêu cầu. Đây cũng là tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của một nhân sự tốt mà nhà tuyển dụng muốn có. Bởi sẽ còn rất nhiều tiêu chí ẩn khác như: mục tiêu nghề nghiệp, tính cách của ứng viên đến những vấn đề rất nhỏ như khu vực sinh sống.
Tầm quan trọng của xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng
Việc xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng là rất quan trọng. Bởi có nó thì nhà tuyển dụng mới biết mình cần tìm người như thế nào. Đây còn là cơ sở để nhà tuyển dụng bám sát mục tiêu tuyển dụng đã đề ra ban đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua những lợi ích sau khi đầu tư xây dựng ứng viên mà mình mong muốn ngay từ đâu.
>> Tham khảo thêm: Mẫu câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên tiềm năng hiệu quả
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng
Khi đã hình dung được về chân dung ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có thể khoanh vùng ứng viên. Sau đó, tiếp cận đến một tập ứng viên nhỏ nhưng chất lượng cao. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, chi phí khi tiến hành kế hoạch tuyển dụng.
Ngoài ra, khi đã có chân dung ứng viên tiềm năng thì chất lượng tuyển dụng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ tuyển dụng sai người.
Nâng cao chất lượng ứng viên
Có thể nói, chất lượng ứng viên là điều cải thiện rõ rệt nhất khi xây dựng chân dung ứng viên. Bởi đó là cơ sở để xây dựng nội dung tuyển dụng (bao gồm mô tả công việc, nội dung phỏng vấn, bộ câu hỏi phỏng vấn,…). Từ đó, sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá có cơ sở. Giảm thiểu tối đa sự cảm tính khi xây dựng nội dung tuyển dụng và chọn lựa ứng viên.
Vậy nên, xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng là cách để nâng cao độ hài lòng của người lao động và chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực.
Dấu hiệu nhận biết ứng viên tiềm năng
Có thể có rất nhiều cách để nhận biết được một ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Dưới đây là 3 gợi ý cực hữu ích dành cho bạn để áp dụng vào quy trình tuyển dụng nhân sự ở doanh nghiệp mình.
Ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Đầu tiên chính là sự phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp bạn. Sự hòa hợp là yếu tố rất quan trọng. Biểu hiện ở các khía cạnh như: văn hóa giao tiếp, ứng xử, cách làm việc, cách quản lý,… Nếu ngay từ đầu, nhà tuyển dụng không nhận thấy được những sự đồng điệu này, thì khả năng lớn là ứng viên đó sẽ rất khó hòa nhập và thích nghi được lâu dài với doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu một ứng viên có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, có được sự nhanh nhẹn cần thiết, thì đây sẽ là một nhân tố tài năng trong đội ngũ tương lai của bạn.
Năng lực phù hợp với vị trí công việc dù chưa hoàn thiện
Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn sẽ tìm được những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn. Nhưng ngay cả khi không có được những ứng viên hoàn hảo cũng không sao.
Một ứng viên cho dù không có quá nhiều kinh nghiệm nhưng họ có năng lực, tố chất phù hợp với vị trí công việc. Không ai là hoàn hảo và nhà tuyển dụng giỏi là người phải nhìn ra được ai là người có thể đào tạo được, ai là người có khả năng phát triển nhanh và đóng góp tích cực cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Do vậy, hãy đánh giá ứng viên về khả năng chuyên môn của họ ở mức tương đối và linh hoạt nhé.
Ứng viên có góc nhìn mới đem lại sự sáng tạo cho công việc
Cuối cùng, hãy lưu tâm đến những ứng viên có góc nhìn mới lạ. Đôi khi chính những nhân tố khác biệt ấy sẽ mang đến những ảnh hưởng rất lớn cho đội ngũ của bạn. Những người có những suy nghĩ hay cách hành động khác với đám đông sẽ đem lại sự sáng tạo cho công việc. Họ sẽ không ngừng tìm tòi, tư duy, tối ưu hóa công việc hằng ngày để có thể mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức.
3 yếu tố cơ bản tạo nên chân dung ứng viên tiềm năng
Bên cạnh 3 yếu tố nhận biết ứng viên tiềm năng thì bạn cũng không nên bỏ qua 3 yếu tố cơ bản tạo nên chân dung ứng viên tiềm năng mà bạn không thể bỏ qua:
Yếu tố bề nổi
Phần nổi được định nghĩa là những phần nằm yêu cầu nằm trong bản mô tả công việc. Đây chính là những yêu cầu tối thiểu với ứng viên, thường bao gồm: Tuổi, giới tính, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, kinh nghiệm đặc thù, thái độ cơ bản,…
Những điều này được công khai và ứng viên có thể dự đoán được mình phù hợp hay không với vị trí công việc này.
Yếu tố chìm
Phần chìm là những yêu cầu không thể công khai vì nhạy cảm hoặc yêu cầu bảo mật của doanh nghiệp. Phần chìm thường rất rộng và không cố định, thay đổi theo doanh nghiệp và quản lý.
>> Xem thêm: 3 công cụ tạo bài test online giúp đánh giá ứng viên hiệu quả
Trong phần chìm này lại thường được chia ra 2 phần là phần có yếu tố khai thác qua CV và yếu tố khai thác qua phỏng vấn:
- Yếu tố khai thác qua CV là những thông tin có thể lấy được từ CV hoặc có thể đánh giá mà không cần phỏng vấn ứng viên. Các yếu tố này thường là: quá trình làm việc, lịch sử học tập, mục tiêu nghề nghiệp,…
- Yếu tố khai thác khi phỏng vấn là những thông tin về tính cách, thái độ, phong thái. Đây là những yếu tố mà người ta hay dùng từ “hợp”, nó rất quan trọng trong quá trình làm việc và giữ chân nhân sự.
Kỳ vọng của ứng viên
Kỳ vọng của ứng viên là những yêu cầu của những ứng viên trong quá trình làm việc. Tuyển dụng là chọn người phù hợp nhất chứ không phải người giỏi nhất. Nếu như 02 yếu tố trên là tối thiểu thì đây là giới hạn để chọn lựa ứng viên. Những yếu tố ở đây gồm có: đòi hỏi môi trường, đòi hỏi đãi ngộ, đòi hỏi sự thăng tiến,…
Kết luận
Hy vọng rằng những thông tin mà Testcenter chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể hiểu hơn về ứng viên tiềm năng, yếu tố nhận biết ứng viên tiềm năng và các yếu tố cơ bản tạo nên chân dung ứng viên tiềm năng. Chúc bạn sẽ có thêm những gợi ý hay để áp dụng vào quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter