Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn chưa không hề đơn giản. Đặc biệt là các vị trí nhân sự cấp cao hơn như quản lý, trưởng phòng kinh doanh. Do đó việc chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh là điều cực kỳ cần thiết để đảm bảo nhà tuyển dụng có thể tổ chức được một buổi phỏng vấn thuận lợi và thu về những ứng viên giỏi. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý top 10 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh mới nhất.
Trưởng phòng kinh doanh là gì?
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch kinh hoạch và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.
Đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh, đòi hỏi bạn phải thực hiện các công việc như sau:
- Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
- Vạch định và triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài
- Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales
- Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước ban quản trị
- Xác định các thị trường tiềm năng cùng những biến động thị trường; đồng thời luôn cập nhật các tình hình của đối thủ và các sản phẩm mới
Trưởng phòng kinh doanh là vị trí khá khó để tuyển dụng. Bởi vị trí này đòi hỏi những kỹ năng khác biệt hoàn toàn so với một nhân viên bình thường. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần những câu hỏi phỏng vấn vị trí trưởng phòng kinh doanh sao cho độc đáo, để tìm kiếm những nhân sự có tiềm năng phát triển.
Top 10 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh chọn lọc
Dưới đây là top 10 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được nhiều nhà quản lý giới thiệu. Mời bạn tham khảo ngay nhé.
Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vị trí này?
Đây là câu hỏi để đo lường sự quan tâm của ứng viên thông qua những thông tin tìm hiểu được về: công ty, môi trường, văn hóa, giá trị cốt lõi, tính chất công việc ứng tuyển. Câu hỏi này cũng giúp nhà quản lý xác định động lực, khát khao thôi thúc ứng viên khi làm công việc này.
Nhà quản lý hãy lắng nghe thật kỹ câu trả lời của ứng viên và chú ý thật kỹ lưỡng đến những từ khoá liên quan đến công ty, các thông tin mà ứng viên tìm hiểu được về doanh nghiệp và vị trí công việc này. Những điều này sẽ giúp bạn đánh giá được sự chuẩn bị, đầu tư cho buổi phỏng vấn này của ứng viên cũng như sự quan tâm hứng thú của họ với vị trí ứng tuyển.
Lý do bạn tin rằng bạn sẽ thành công ở công việc bán hàng?
Đây là câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận biết của ứng viên về điểm mạnh của bản thân (bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm). Từ đó, xác định đúng điểm mạnh phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, câu hỏi cũng nhằm tìm hiểu động lực từ ứng viên về khát vọng để thành công trong công việc kinh doanh.
Nhà tuyển dụng có thể thông qua câu trả lời của ứng viên về điểm mạnh của họ hoặc có sự tham chiếu từ người thân, đồng nghiệp, sự cố vấn từ người quản lý trực tiếp trước đó của ứng viên.
Đối với ứng viên thì nên tránh việc nói quá về khả năng có thật của mình để tự đề cao bản thân. Ứng viên cần khiêm tốn nhưng phải tự tin trong việc diễn tả, bộc lộ điểm mạnh và khả năng của mình. Nhà quản lý có thể tìm kiếm những điểm mạnh mang lại giá trị cho công việc bán hàng như: kiên trì, ham học hỏi, vượt qua được áp lực khi đối diện với những lời từ chối từ khách hàng, quản lý thời gian hiệu quả, thuyết trình tự tin trước đám đông. Từ đó nhà tuyển dụng có thể chọn lựa được người phù hợp nhất.
Điều gì tạo nên một khóa đào tạo thành công?
Ứng cử viên không cần phải đưa ra một chương trình huấn luyện cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là quan niệm của họ về một khóa đào tạo bao gồm cả huấn luyện thực tế chứ không đơn giản là những cuộc thảo luận về các con số một cách khô khan.
Nhà tuyển dụng cần lắng nghe các câu trả lời bao gồm các thông tin về quá trình phát triển sự nghiệp, mục tiêu, kỹ năng xây dựng và giải quyết vấn đề cũng như khả năng phân tích dữ liệu của ứng viên. Sẽ thật tuyệt vời nếu trưởng phòng kinh doanh có thể đi và lắng nghe từng cuộc gọi của các đại diện bán hàng mới, nhưng phương pháp này còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Bạn hãy chắc chắn rằng ứng cử viên hiểu được tầm quan trọng của quá trình đào tạo thường xuyên.
Bạn thích và không thích gì ở quy trình bán hàng?
Mỗi đại diện đều có những ý kiến riêng về quy trình bán hàng và một số người hoàn toàn không quan tâm tới chúng. Nhưng vai trò của trưởng phòng kinh doanh là duy trì sự nhất quán và dự đoán chính xác trong quy trình bán hàng.
Hãy chắc chắn rằng ứng viên thoải mái với vai trò duy trì quy trình bán hàng và có những chiến lược phù hợp để khiến các đại diện bán hàng tuân thủ.
>>> Xem thêm: 5 bước của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả
Bạn biết gì về những công cụ bán hàng?
Trưởng phòng kinh doanh cũng giống như những cảnh sát trưởng, đảm bảo tất cả những đại diện bán hàng tuân thủ hệ thống. Trưởng phòng kinh doanh cũng tham gia vào việc kiểm tra, lựa chọn và phát triển công cụ bán hàng. Họ không cần phải là những chuyên gia về máy tính nhưng những hiểu biết về công nghệ là cần thiết. Do đó nhà tuyển dụng đừng bỏ quên câu hỏi này khi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh nhé.
Người quản lý giỏi cần làm gì?
Những câu hỏi phỏng vấn dạng này sẽ mang đến 2 lợi ích: phong cách quản lý và mục tiêu của họ đối với nhân viên. Ứng viên nên đưa ra một vài số liệu về thành công, sự phát triển của nhân viên và truyền thông điều hành.
Bạn cũng muốn hiểu họ đã tìm hiều những gì về công ty và đội ngũ bán hàng của mình. Nếu họ khẳng định về việc thu hút thêm khách hàng doanh nghiệp trong khi trang web của bạn nêu rõ sứ mệnh là muốn phát triển giao thức SMB thì bạn biết rằng ứng viên đã không tìm hiểu gì về doanh nghiệp bạn.
Bạn sẽ nói gì về công ty với một người không biết về chúng tôi?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được khả năng của ứng viên có thể đơn giản hóa những ý tưởng phức tạp thành thông điệp trở nên dễ hiểu hay không. Một phần công việc của trưởng phòng kinh doanh là truyền đạt những thông tin từ Ban Giám đốc xuống đội ngũ bán hàng một cách đơn giản và rõ ràng nhất. Hãy đảm bảo ứng viên có thể làm điều này một cách chính xác với giọng điệu nghiêm túc.
Tuyển dụng một trưởng phòng kinh doanh là một quy trình lớn đối với bất kỳ một công ty nào. Đừng vội vàng. Thay vào đó, hãy chắc chắn vai trò và đóng góp của ứng viên là phù hợp với công việc. Sau đó, hãy giữ chân họ trước khi họ bước ra cửa và gạt bạn sang một bên.
Thành công lớn nhất đã đạt được? Mục tiêu trong thời gian 3 năm tiếp theo?
Đây là câu hỏi nhằm đo lường khả năng, mức năng lượng, nhiệt huyết của ứng viên. Cùng với việc quan sát phong thái, ngữ điệu, ánh mắt, âm lượng nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được thành công của ứng viên. Với những thành tích ứng viên cảm thấy tự hào sẽ thường biểu hiện qua phong thái tự tin, giọng nói to, khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt nhìn trực diện.
Những thành tích của ứng viên nên có sự liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Nhà tuyển dụng cần tập trung vào các điểm mạnh có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Ví dụ như kể về những phẩm chất, kỹ năng, doanh thu, lợi nhuận, giải thưởng,… Bên cạnh đó, việc ứng viên tiếp tục đưa ra mục tiêu trong thời gian 3 năm tiếp theo cũng giúp nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu, tham vọng của ứng viên một cách rõ ràng.
Đưa ra cách giải quyết khi bị khách hàng từ chối
Đây là câu hỏi thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên trước tình huống thường gặp như bị khách hàng từ chối. Trong trường hợp ứng viên bị khách hàng từ chối, nếu ứng viên im lặng và không đưa ra câu trả lời, nghĩa là ứng viên đã đánh mất cơ hội để thể hiện bản thân cũng như giới thiệu sản phẩm này tới khách hàng. Do đó, sự phản ứng cũng như giải quyết tình huống này cũng là căn cứ giúp nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng nhất.
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây là câu hỏi đánh giá sự điềm tĩnh, tự tin của ứng viên khi bị so sánh với người khác. Câu hỏi nhằm tìm kiếm khả năng thực sự của ứng viên. Từ câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng nên tập trung vào những giá trị mà ứng viên mang lại giúp cho đội nhóm đạt doanh thu, công ty tăng trưởng, tổ chức phát triển.
Công cụ đánh giá năng lực trưởng phòng kinh doanh cho doanh nghiệp
Bên cạnh câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh thì nhà tuyển dụng có thể sử dụng thêm các phần mềm nhân sự, đánh giá ứng viên trong quy trình tuyển dụng, để đạt được những hiệu quả tốt nhất.
Testcenter – Nền tảng đánh giá nhân sự tối ưu và toàn diện, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng nhân sự. Hệ thống giúp đánh giá năng lực ứng viên trên nhiều khía cạnh thông qua các bài test online. Hỗ trợ tạo form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn, nhằm đưa ra các quyết định chính xác trong tuyển dụng & quản trị nhân sự, hạn chế tuyển sai và dùng sai người. Đảm bảo tính công bằng, nhất quán trong quy trình đánh giá.
Với hơn 500 khách hàng doanh nghiệp như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Đại học FPT, Đại học Luật Hà Nội,… đã trải nghiệm TestCenter.vn đều nhận định rằng: Testcenter.vn là giải pháp test online không thể thiếu đối với mọi mô hình doanh nghiệp. Không chỉ là công cụ tạo bài test online và tổ chức các kỳ thi nhân sự với quy mô lên tới hàng nghìn nhân sự, đây còn là một bước “nhảy vọt” trong đánh giá nhân sự toàn diện và chính xác nhất. Đặc biệt nền tảng đặc biệt phù hợp để tuyển dụng hầu hết các vị trí trong doanh nghiệp, điển hình như vị trí trưởng phòng kinh doanh.
Kết luận
Trên đây, Testcenter đã giới thiệu đến bạn Top 10 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được tin dùng và chọn lọc bởi các nhà tuyển dụng hàng đầu. Tin rằng, bạn đã có thêm những gợi ý hữu ích để hoàn thiện bộ câu hỏi cho đợt tuyển dụng sắp tới ở doanh nghiệp mình. Chúc bạn và doanh nghiệp sẽ tìm được những nhân sự tài năng nhất, giúp doanh nghiệp sớm đạt được những kế hoạch đã đề ra.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter