Đánh giá năng lực nhân viên đã trở thành một hoạt động thường niên tại các doanh nghiệp hiện nay. Đây là cơ sở để đưa ra nhận định đúng đắn, từ đó xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên.
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Quy trình đánh giá năng lực nhân viên được hiểu là đánh giá trình độ chuyên môn, thái độ làm việc nói chung của toàn nhân sự trong công ty.
Sau một khoảng thời gian làm việc và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, các cá nhân đều sẽ có những “bước chuyển mình” cả về mặt nhận thức cũng như là năng lực làm việc. Việc tiến hành đánh giá năng lực nhân viên sẽ là “thước đo” chính xác, khách quan cho mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, giúp cấp trên biết được điểm mạnh – yếu của từng thành viên trong đội nhóm mình mà có những kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn.
Đứng trên góc độ của từng nhân viên, đây cũng là cơ hội để cá nhân nhìn nhận lại bản thân. Qua đó, đánh giá xem bản thân đã đạt được những mục tiêu mình mong muốn hay chưa, trong tương lai gần bản thân cần phải bổ sung kiến thức và kỹ năng gì để tiếp tục thăng tiến hơn nữa.
Đánh giá năng lực nhân viên có thật sự cần thiết không?
Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang tự đặt ra, khi mà lợi ích của đánh giá năng lực nhân viên chưa được hiện ra một cách rõ ràng. Đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc duy trì hoạt động vẫn đạt kết quả tốt mà không cần đến quy trình phức tạp này.
Theo khảo sát của công ty Anphabe về tỷ lệ “người ra đi” trong các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2019 đã cán mốc 24% tương đương với ¼ tổng số nhân sự trong doanh nghiệp. Trước đó, các số liệu khảo sát năm 2017 và 2018 là 19,1% và 20,5%.
Một trong những nguyên nhân được cho là gây nên con số “gây sốc” kia chính là không nhìn thấy sự phát triển của bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không nắm rõ về nhân viên của mình thì sẽ không biết họ đang mạnh – yếu ở đâu để kịp thời đào tạo bổ sung hay chuyển vị trí mới sao cho phù hợp.
Đánh giá năng lực không chỉ là thước đo mang tính khách quan, chính xác mà còn đưa ra cái nhìn rõ nét hơn về nhân sự trong công ty, từ đó xây nên lộ trình thăng tiến cho từng cá nhân. Khi từng nhân sự trong doanh nghiệp thấy được con đường mình phải đi thì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng từ đó mà trở nên rõ ràng hơn.
>> Xem thêm: 5 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả trong thời đại số
5 tiêu chí quan trọng trong đánh giá năng lực nhân viên
Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những tiêu chí đánh giá năng lực bài bản.
Đánh giá ý thức kỷ luật trong công việc
Ý thức kỷ luật trong công việc bao gồm: đi làm đúng giờ, ăn mặc chuẩn chỉnh, giữ gìn vệ sinh chung. Mỗi nhân viên chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp, ý thức kỷ luật được xem là tiêu chí hàng đầu thể hiện sự tôn trọng đối với môi trường làm việc của mình.
Đánh giá tiến độ thực hiện công việc
Nhà quản lý sẽ dùng KPI để đánh giá mức độ làm việc của mỗi nhân viên cho từng đầu việc cụ thể. Dựa trên việc nhân viên có hoàn thành đúng thời gian đã đặt ra trước đó để xem tiến độ thực hiện công việc của họ đến đâu.
Đánh giá chất lượng công việc
Thông qua KPI đã đặt ra trước đó, cấp trên có thể đánh giá được chất lượng hoàn thành công việc của nhân viên này đến đâu, cũng theo đó mà đưa ra những thử thách hơn đối với nhân viên của mình. Hoặc cũng có thể nhìn thấy được nhân viên đang cần được trau dồi thêm phần kiến thức nào để đạt được đúng KPI đặt ra.
Mức độ cầu tiến trong công việc
Ai cũng mong mình đạt được những vị trí cao hơn trong công việc, những phản hồi của họ với cấp trên chính là sự thể hiện rõ ràng nhất cho mức độ cầu tiến của mỗi nhân viên. Với mong muốn được phát triển hơn trong tương lai, nhân viên trong doanh nghiệp đều hy vọng rằng người quản lý sẽ cho họ nhìn thấy được “bức tranh” rõ nét hơn trong tương lai.
Đánh giá quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp
Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp cần được đánh giá một cách chặt chẽ. Đây là tiêu chí có thể đánh giá được nhân viên có muốn tiếp tục phát triển và cống hiến cho doanh nghiệp không.
3 phương pháp đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả
Doanh nghiệp cần xây dựng phương pháp đánh giá năng lực sao cho phù hợp với mô hình và đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Phương pháp theo dõi các sự việc quan trọng (critical incident method)
Đối với phương pháp đánh giá năng lực này, quản lý sẽ theo dõi và ghi chú lại hành vi của nhân viên dưới quyền. Theo đó, sau một khoảng thời gian nghiệm thu, nhà quản lý sẽ tổng hợp và đưa ra những đánh giá của mình.
Đây là một phương pháp cho thấy được hiệu quả nhất là khi quản lý đang muốn theo dõi quá trình làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để thấy được sự tiến bộ cũng như thái độ làm việc của một cá nhân nhất định.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây khó khăn cho nhà quản lý khi tiến hành theo dõi hàng chục nhân viên, việc ghi chép lại sẽ tốn rất nhiều thời gian. Và đánh giá cuối cùng chỉ mang tính chủ quan, không tận dụng được trong việc đánh giá nhân viên lâu dài.
Phương pháp đánh giá qua bài các bài kiểm tra
Sử dụng các bài kiểm tra chưa phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các công ty lớn trên thế giới, thì đây là phương thức đánh giá năng lực nhân viên được cho là hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các bài test mang nhiều nội dung khác nhau để đánh giá nhân viên. Ví dụ như bài test năng lực chuyên môn, khả năng tư duy, khả năng tính toán và lập luận,…
Với sự lên ngôi của công nghệ, các bài test đánh giá trên giấy tờ đã phần lớn được thay thế bởi các nền tảng mới cho phép người dùng tạo được bài test theo ý muốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được cung cấp một “kho tàng” đề thi có sẵn để phục vụ cho mục đích khác nhau trong việc đánh giá nhân viên.
>> Xem thêm: 3 công cụ tạo bài kiểm tra online đơn giản và nhanh chóng
Phương pháp đánh giá theo khung năng lực
Đây là phương pháp đánh giá phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi vị trí đều sẽ có những khung năng lực riêng, dựa trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ xếp hạng năng lực của mỗi cá nhân theo các thang điểm từ xuất sắc đến rất tệ.
Cách làm này cho phép nhà quản lý so sánh được năng lực của mỗi nhân viên trong từng bộ phận, nhân viên ở các phòng ban khác với nhau. Từ đó, xây dựng nên lộ trình đào tạo nhân sự một cách bài bản và có hiệu quả hơn.
Lưu ý khi tiến hành đánh giá năng lực cho nhân viên
Khi đã có các phương pháp và tiêu chí trong tay, thì kỹ năng đánh giá năng lực nhân viên cũng là điều mà doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để được kết quả cao nhất.
Nắm chắc các tiêu chí khi đánh giá năng lực
Hiểu kỹ, nắm chắc các tiêu chí khi đánh giá năng lực nhân viên là điều cần thiết trong khi tiến hành đánh giá năng lực nhân viên. Không hiểu rõ hay hiểu một cách mơ hồ các tiêu chí đánh giá sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như là kết quả đánh giá.
Kết quả đánh giá sai lầm sẽ liên quan đến những quyết định sai lầm khi xây dựng lộ trình đào tạo và thăng tiến của mỗi nhân viên trong công ty.
Đánh giá nhân viên dựa trên cái nhìn đa chiều
Đánh giá dựa trên sự đa chiều, khách quan, loại bỏ sự chủ quan và cảm tính sẽ nhận được sự tin tưởng của mỗi nhân viên trong công ty. Điều đó còn thể hiện khả năng lắng nghe, nhìn nhận được vấn đề của nhà quản lý, từ đó tạo được lòng tin trong mỗi nhân viên.
Kết luận
Đánh giá năng lực đã trở thành một phần không thể thiếu khi các doanh nghiệp muốn giảm tỷ lệ “người rời đi” và tăng hiệu quả công việc của nhân viên lên nhiều lần. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tiêu chí, phương pháp và các lưu ý khi tiến hành đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter