Cách gọi điện mời ứng viên phỏng vấn, những tưởng đây chỉ là một việc vô cùng đơn giản. Thế nhưng, nếu bạn không chú ý, dẫn đến mắc phải những sai lầm không đáng có sẽ khiến ứng viên từ chối lời mời phỏng vấn trực tiếp. Do đó, bài viết dưới đây đã tổng hợp 5 “tuyệt chiêu” gọi điện mời ứng viên phỏng vấn chuẩn nhất giúp bạn có thêm những gợi ý hay ho để sớm chiêu mộ được nhân tài về cho doanh nghiệp của mình.
1. Chuẩn bị đầy đủ những nội dung cần trao đổi
Tìm hiểu thêm:
>> Cách ứng dụng mô hình ASK trong phỏng vấn ứng viên hiệu quả
>> “Nắm trọn” 5 bí quyết phỏng vấn ứng viên hiệu quả
>> Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chính xác nhất
Gọi điện mời phỏng vấn cho ứng viên là một kỹ năng quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước nội dung sẽ nói qua điện thoại với ứng viên. Việc chuẩn bị này giúp bạn khai thác tối đa thông tin của ứng viên và gợi sự thích thú về công việc với họ.
Nếu không chuẩn bị, bạn có thể dễ dàng quên mất những điều mình cần nói. Nhằm tránh trường hợp bạn bị khựng lại vì “quên lời” hay bối rối không biết nên nói gì tiếp theo, bạn hãy gạch đầu dòng những ý chính vào sổ tay. Hoặc nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể lên cả một kịch bản nội dung cho từng lần nói chuyện. Có thể đặt một vài câu hỏi nhỏ về: nơi ở, trình độ, kinh nghiệm làm việc, sở thích cá nhân… Từ đó, bạn sẽ có thể nắm bắt được tâm lý và khả năng của ứng viên, giúp đưa ra được đánh giá sơ bộ về họ.
2. Gửi email hoặc tin nhắn trực tiếp đến ứng viên
Không ít nhà tuyển dụng bỏ quên bước này vì cho rằng mình đã và sẽ nói nó trong cuộc gọi. Thế nhưng phần nhiều ứng viên sẽ quên mất những thông tin về thời gian địa điểm khi trao đổi qua điện thoại. Nếu như mục đích của cuộc gọi là xác nhận thông tin ứng viên thì gửi email được xem là thông báo lại để ứng viên xác nhận các thông tin đã trao đổi và chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn. Khi gửi email bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau:
- Tiêu đề email mời ứng viên phỏng vấn vị trí nào?
- Tên và chức vụ người phỏng vấn (nếu có)
- Địa điểm phỏng vấn
- Thời gian
Bạn cũng có thể gửi một tin nhắn đến ứng viên để thông báo về buổi phỏng vấn tiếp theo. Để tạo sự tin tưởng cho ứng viên và thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, hãy đảm bảo rằng mọi thông tin trong email, tin nhắn phải tuyệt đối chính xác. Sau khi gửi email, nếu không thấy xác nhận từ ứng viên, bạn nên gọi điện thoại thông báo để tránh trường hợp email vào hộp thư spam hoặc ứng viên không kiểm tra thường xuyên dẫn đến bỏ lỡ buổi phỏng vấn.
3. Khám phá tính cách ứng viên
Cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn có đạt được những hiệu quả mong muốn hay không sẽ phù thuộc rất lớn vào việc bạn hiểu ứng viên tới đâu. Khám phá tính cách ứng viên thông qua những bài trắc nghiệm tính cách hay cho ứng viên thực hiện các bài test online, bạn có thể phần nào nắm bắt được những nét tính cách cơ bản của ứng viên. Việc thấu hiểu này sẽ góp phần rất lớn vào tính hiệu quả của việc giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện qua điện thoại.
Nếu ứng viên là một người nguyên tắc, khuôn mẫu, bạn nên có thái độ nói chuyện vừa phải, đúng mực. Nếu ứng viên là một người năng động và thoải mái hơn, bạn có thể khiến cuộc trao đổi nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Do đó, không chỉ trong cuộc gọi mời phỏng vấn hay bất cứ cuộc gọi nào khác, việc khám phá tính cách người đối diện là kim chỉ nam cho một cuộc trao đổi thành công. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các bài test tính cách miễn phí có trên công cụ test online TestCenter.vn. Bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và giúp cuộc gọi mời ứng viên phỏng vấn thuận lợi hơn rất nhiều.
4. Nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu
Tham khảo ngay:
>> 3 sai lầm khi phỏng vấn ứng viên có kinh nghiệm trong công ty
>> 3 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp “đọc vị” ứng viên
>> Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Nói chuyện một cách rõ ràng, ngắn gọn, tránh lan man khi gọi phỏng vấn sẽ khiến ứng viên hứng thú hơn. Bạn hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách đi thẳng vào trọng tâm nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin chính.
Tuy chỉ là cuộc trao đổi qua điện thoại nhưng hãy hành xử như một cuộc gặp gỡ trực tiếp. Nhà tuyển dụng hãy dùng những kỹ năng phỏng vân vốn có của bạn để thuyết phục ứng viên chấp nhận lời mời. Ngoài ra, hãy đảm bảo giọng nói của bạn thật rõ ràng, trong trẻo và tích cực. Những điều này sẽ khiến người nghe có cảm tình, thấy thu hút và muốn kéo dài cuộc gọi hơn.
5. Đưa ra các yếu tố khiến ứng viên muốn có công việc này
Khi gọi điện mời ứng viên phỏng vấn, dù ứng viên đã ứng tuyển vào công việc này nhưng không có nghĩa khi được mời phỏng vấn, họ sẽ ngay lập tức đồng ý. Vì rất có thể họ còn rất nhiều các sự lựa chọn khác nữa. Vậy nên, khi ngỏ lời mời, bạn cần đưa ra những yếu tố khiến cho vị trí đăng tuyển trở nên hấp dẫn như: lương cao, thăng tiến nhanh, công ty danh tiếng… Hãy cố gắng đưa ra nhiều những lợi thế và điểm mạnh của công ty bạn để hấp dẫn ứng viên và khiến họ không thể chối từ.
Kết luận
Tóm lại, cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn sẽ thật sự hiệu quả như mong đợi nếu như nhà tuyển dụng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nội dung trao đổi cho cách trao đổi. Hy vọng rằng những gợi ý trên đây đã giúp nhà tuyển dụng “bỏ túi” những thông tin hữu ích, để có thể chiêu mộ được nhiều nhân tài, đóng góp chung vào sự phát triển của doanh nghiệp.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter