Cách đánh giá nhân viên thử việc có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chấp nhận hay từ chối ứng viên đã tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp. Vậy đâu là cách đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả với doanh nghiệp? Hãy tìm hiểu cùng TestCenter.vn ngay dưới đây!
Vai trò của quy trình đánh giá nhân viên thử việc với doanh nghiệp
Tham khảo thêm:
>> Đánh giá nhân viên thử việc và những điều nhà tuyển dụng cần biết
>> Mẫu đánh giá nhân viên thử việc thế nào là đạt hiệu quả?
>> Cách xây dựng bảng đánh giá nhân viên thử việc của nhân viên
Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên thử việc là bước quan trọng trong công tác đánh giá chất lượng nhân sự của doanh nghiệp. Quy trình nhận xét nhân viên thử việc được xây dựng cụ thể chi tiết sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quy trình đánh giá thử việc còn có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp ở chỗ:
- Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đánh giá nhân sự
- Đánh giá, nhận xét chính xác khách quan hơn năng lực khả năng của nhân viên
- Trực tiếp xử lý vấn đề thiếu hụt lao động, giải pháp hữu dụng cho tiến độ công việc quá tải
- Loại bỏ được những ứng viên không phù hợp, giảm tỷ lệ tuyển dụng sai
- Giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực tâm huyết chất lượng nhất
3 cách đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ chọn các cách đánh giá nhân viên thử việc khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc và đặc thù riêng của tổ chức. Dưới đây là hai cách đánh giá nhân viên mà bạn có thể tham khảo.
1. Sử dụng bảng đánh giá nhân viên thử việc
Khi ứng viên kết thúc quy trình thử việc tại công ty, doanh nghiệp sẽ cung cấp mẫu nhận xét đánh giá để phòng nhân sự tiến hành đánh giá chi tiết công việc mà ứng viên đã thực hiện được trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp.
Bảng đánh giá nhân viên thử việc giúp nhà quản lý đánh giá nhận xét các nội dung quan trọng như:
- Nhận xét của cán bộ giám sát sau khi kết thúc thời gian thử việc tại doanh nghiệp
- Mức độ hoàn thành công việc được giao (số lượng công việc cơ bản đã hoàn thành, số lượng công việc khó đã hoàn thành).
- Tính sáng tạo của ứng viên trong quá trình thử việc
- Thái độ và tinh thần trách nhiệm của ứng viên khi thực hiện công việc
- Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng mềm
- Khả năng giải quyết tình huống khi cần thiết
- Cách sắp xếp trình tự công việc
- Năng suất làm việc
- Kỹ năng kết hợp với các đồng nghiệp
2. Trao đổi về những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên sau quá trình thử việc
Ngoài việc lập bản báo cáo đánh giá thử việc gửi cho ứng viên, một số nhà quản lý sẽ lựa chọn trao đổi trực tiếp với ứng viên. Đây là hình thức trao đổi mang lại hiệu quả cao giúp ứng viên dễ dàng tiếp nhận và phản hồi thông tin với nhà quản lý.
Thông qua trao đổi trực tiếp, ứng viên sẽ nhanh chóng được giải đáp nhiều thắc mắc cũng như những câu hỏi trong bản đánh giá thử việc ghi lại trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp. Nội dung cuộc trao đổi thường xoay quanh chủ đề điểm mạnh điểm yếu của ứng viên và những khó khăn trong quá trình giải quyết công việc.
Nhà quản lý sẽ tiến hành hỏi ứng viên những câu hỏi đánh giá năng lực và lắng nghe mong muốn của ứng viên sau khi được được trở thành nhân viên chính thức tại công ty. Ngoài ra, cán bộ quản lý sẽ phân tích những điểm mạnh/hạn chế cử ứng viên mà cán bộ nhìn nhận được trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp.
Như vậy, dù doanh nghiệp sử dụng phương thức nào đi nữa thì bản mẫu nhận xét đánh giá thử việc ứng viên cần phải nếu đủ một số nội dung sau:
- Thông tin cơ bản ứng viên: họ tên, vị trí tiếp nhận, thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình thử việc
- Điểm mạnh trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp
- Điểm hạn chế thiếu nhân viên còn tồn tại trong quá trình thử việc
- Nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm cho ứng viên
3. Ứng dụng các công cụ đánh giá nhân viên
Tìm hiểu thêm:
>> Top 3 mẫu đánh giá thử việc ứng viên dành riêng cho nhà quản lý
>> 3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc dành cho doanh nghiệp
>> Bí kíp quản trị nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý
Để xây dựng được đội ngũ nhân sự vững mạnh, doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng đầu vào ứng viên. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các công cụ hỗ trợ quản lý và đánh giá thử việc ứng viên nhằm tìm được một nhân sự có năng lực và phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý nhân sự dành riêng cho doanh nghiệp mình thì TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá nhân sự hàng đầu Việt Nam, là một gợi ý cực hữu ích đấy. Nền tảng hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với nhiều tính năng tiện ích. Giải pháp quản lý nhân sự TestCenter.vn giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, thời gian và thao tác xử lý nghiệp vụ thủ công, phức tạp trong quy trình và tạo mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc của ứng viên.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về cách đánh giá thử việc hiệu quả dành cho nhà quản lý. Hy vọng bài viết đã giúp nhà quản lý có thêm những thông tin bổ ích để đề ra những chiến lược tuyển dụng tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter