Làm thế nào để tối ưu các tiêu chí đánh giá nhân viên và thực hiện quy trình đánh gía năng lực nhân sự một cách hiệu quả? Đây chắc hẳn không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng bài viết ngày hôm nay sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích, để bạn có thể áp dụng ngay vào tuy trình đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp mình và đạt được những kết quả đáng mong đợi. Nào mời bạn tìm hiểu cùng Testcenter ngay thôi!
Tại sao phải đánh giá nhân viên?
Đánh giá nhân viên là một việc làm rất cần thiết và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu nhà lãnh đạo đánh giá một cách khách quan, minh bạch, đúng người sẽ khuyến khích những người làm tốt duy trì và phấn đấu để hoàn thành công việc tốt hơn nữa. Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp sẽ xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi cả về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Họ sẽ là lực lượng góp phần đưa doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo sức cạnh tranh với đối thủ.
Mục đích của việc đánh giá nhân viên là để đo lường hiệu quả công việc, bằng cách sử dụng các phép đo định lượng cần thiết để thu thập thông tin về nhân viên. Các thông tin này cung cấp cho nhà quản trị các thước đo liên quan đến chất lượng công việc của nhân viên. Nó cũng là công cụ để xác định xem liệu các kỹ năng của nhân viên có phù hợp với công việc hiện tại của họ hay không.
Bên cạnh đó, đánh giá nhân viên còn giúp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ phù hợp với công việc, với công ty của một nhân viên theo định kỳ, từ đó đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý. Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của mình một cách cao nhất. Người được đánh giá đúng năng lực sẽ hài lòng vì được công nhận. Một mặt sẽ giúp động viên nhân viên, mặt khác còn giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót.
>>> Xem thêm: Đánh giá nhân sự là gì? Cách đánh giá nhân sự hiệu quả
Tuy nhiên, đánh giá nhân viên không phải là điều dễ dàng, do đó, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chí thống nhất, linh hoạt, để có cách đánh giá khách quan nhất.
Các tiêu chí đánh giá nhân viên bạn cần biết
Một bảng các tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể và rõ ràng sẽ giúp người lãnh đạo có những đánh giá công tâm, minh bạch và chính xác năng lực từng nhân viên. Bảng tiêu chí vừa giúp người đánh giá có căn cứ xem xét, chấm điểm vừa cơ sở để đối chiếu giữa hai bên nếu xảy ra trường hợp nhân viên không đồng ý với kết quả được đánh giá. Tuỳ từng đặc điểm, văn hóa doanh nghiệp mà mỗi tổ chức sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau.
Dưới đây là các tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản mà gần như doanh nghiệp nào cũng cần có, để bạn có thể tham khảo:
Thái độ làm việc
Thái độ luôn là yếu tố cần có trong bảng đánh giá nhân viên mới, nhân sự lâu năm cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Đánh giá thái độ dựa trên sự tôn trọng cấp trên, khách hàng và đồng nghiệp.
Các tiêu chí về thái độ làm việc mà người quản lý có thể áp dụng đánh giá, bao gồm: Tính trung thực của nhân viên, Sự nhiệt tình trong công việc, Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng, Chuyên cần, đúng giờ, Ý chí cầu tiến, Lạc quan trong công việc, Cẩn trọng trong công việc, Thái độ làm việc, Thái độ làm việc,… Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác mà nhà quản lý có thể linh hoạt bổ sung trong khi đánh giá.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 tiêu chí đánh giá nhân sự mà bạn cần nắm vững
Tác phong làm việc
Trong đánh giá nhân viên thì tác phong cũng là yếu tố khá quan trọng, thể hiện hình ảnh của bản thân nhân viên. Tác phong, phong thái làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc, ảnh hưởng tới các cuộc giao tiếp với mọi người xung quanh, nhất là khách hàng.
Các điểm để đánh giá mà bạn có thể áp dụng bao gồm: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng đồng phục quy định, Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc, Nhanh nhẹn, linh hoạt, Tác phong làm việc chuyên nghiệp,…
Mức độ hoàn thành KPI
Tiếp đến nhà quản lý có thể dựa vào mức độ hoàn thành công việc, dựa vào kết quả của công việc được hoàn thành để đánh giá năng lực của từng cá nhân. Có thể dựa vào KPI về tài chính như doanh số, lợi nhuận thu về để có cơ sở xét khen thưởng, kỷ luật… Với các nhân sự có chức vụ, cần xem xét khả năng quản lý đội nhóm, mức độ hoàn thành công việc của toàn nhóm, của từng thành viên có đồng đều
Hiệu quả công việc
Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới. Đánh giá hiệu quả công việc luôn là yếu tố không thể thiếu để xem xét năng lực một nhân viên.
Khả năng phát triển trong công việc
Khả năng phát triển trong công việc giúp lãnh đạo xem xét liệu nhân sự đó có thể đồng hành và cống hiến cho công ty về lâu dài hay không. Thông qua khả năng hoàn thành KPI, hiệu quả hoàn thành các công việc đã được giao đánh giá được một phần, ngoài ra cần đánh giá về:
- Nhân viên đạt được mục tiêu theo thời gian đã đề ra hay là chậm trễ hơn
- Nguyện vọng của nhân viên khi tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp.
- Tìm hiểu các khó khăn mà nhân viên còn vướng mắc
- Khả năng phát triển trong công việc
Trong bảng đánh giá nhân viên, nhà lãnh đạo cần xem xét đánh giá các tiêu chí theo từng mức độ khác nhau để có thể đạt khác nhau như Xuất sắc, Tốt, Khá, TB, Kém. Dựa vào bảng đánh giá này, nhà lãnh đạo sẽ có thể nhìn nhận toàn diện về năng lực làm việc của nhân viên từ đó có những sự phân bổ nhân lực phù hợp đem lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình đánh giá nhân viên
Có nhiều quy trình đánh giá nhân sự và mỗi quy trình sẽ có những bước khác nhau. Sau đây là 5 bước giúp bạn có được một hệ thống đánh giá ứng viên cơ bản và tối ưu nhất:
- Xây dựng mẫu đánh giá
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
- Quy định cách thức nghiệm thu
- Ban hành chính sách, các chế độ thưởng phạt
- Lên lịch nghiệm thu
Xây dựng mẫu đánh giá
Một cách để đảm bảo sự nhất quán là sử dụng một mẫu đánh giá tiêu chuẩn, mỗi mẫu chỉ tập trung vào một số yếu tố nhất định. Bạn không cần phải bao hàm mọi chi tiết về hoạt động của một cá nhân trong một cuộc đánh giá.
Với các vị trí nhân viên thì trong mẫu đánh giá cần bao gồm các yếu tố: kiến thức chuyên môn, kĩ năng, chất lượng công việc, khối lượng công việc, thói quen và thái độ làm việc. Trong mỗi yếu tố này bạn sẽ cho một vài thang điểm (quá thấp so với yêu cầu, dưới mức yêu cầu, đạt mức yêu cầu, vượt yêu cầu, vượt xa yêu cầu đề ra…). Cùng với các thang điểm này, bạn nên bao hàm khoảng trống để điền lí do vì sao bạn đánh giá nhân viên ở mức độ đó.
Với vị trí quản lí thì bên cạnh khả năng thực hiện công việc, cũng cần đánh giá các kĩ năng lãnh đạo như khả năng làm việc với con người, khả năng tạo động lực, ra định hướng, tư duy chiến lược, phối hợp đội ngũ và giải quyết vấn đề. Bạn có thể tạo riêng một mẫu đánh giá cho đội ngũ quản lý hoặc thêm một phần dành riêng cho đội quản lý trong mẫu đánh giá chuẩn.
Xác định các chỉ số đánh giá
Việc xác định được các chỉ số đánh giá này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hoàn thiện mẫu đánh giá nhân viên giúp bạn. Bạn chỉ cần nhìn vào dữ liệu là mọi kết quả đều có thể được biểu hiện rõ ràng.
Ví dụ, trong mô tả công việc của nhân viên kế toán sẽ có nhiệm vụ là kiểm tra sổ sách và cập nhật các dữ liệu về lương, thuế vào hệ thống. Khi đó, chỉ số đánh giá của nhân viên này sẽ là số lượng dữ liệu được cập nhật mỗi ngày (số lượng) và tỉ lệ lỗi (chất lượng). Cùng với những chỉ số này, bạn nên thống nhất với nhân viên/phòng ban/bộ phận để đưa ra một con số làm mục tiêu cụ thể.
Tuy nhiên, không phải yếu tố chủ quan nào cũng có thể được đo lường định lượng, ví dụ như thái độ của nhân viên. Nhìn chung để xác định các chỉ số và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên, bạn cần tiến hành các bước sau:
- Rà soát lại mô tả công việc của từng vị trí.
- Xác định các yêu cầu nhiệm vụ chính của vị trí có thể đo lường được.
- Làm việc với nhân viên của từng vị trí và quản lý của các bộ phận để thu thập thông tin định lượng; kiểm tra mẫu quá khứ; từ đó thống nhất các chỉ số cũng như chỉ tiêu cho bộ phận.
- Theo dõi tiến độ thực hiện chỉ tiêu.
Quy định về cách thức nghiệm thu
Mục tiêu cuối cùng của việc đánh giá ứng viên là quá trình nghiệm thu. Bởi vậy, trước khi tiến hành áp dụng hệ thống đánh giá nhân viên, hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu về cách thức nghiệm thu: đưa ra lời nhận xét như thế nào, nên nhận xét về cái gì, và tạo thảo luận giữa nhân viên như thế nào.
Một số lời khuyên cho người điều phối buổi nghiệm thu:
- Đưa ra nhận xét cả về điểm mạnh và điểm yếu, tránh tình trạng nhân viên cảm thấy bị xúc phạm hoặc tự tin quá đà.
- Đề xuất rõ ràng hướng cải thiện. Khi góp ý cho nhân viên về những điểm yếu của họ, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ rõ bạn muốn nhân viên đó cải thiện như thế nào, và bạn sẽ hỗ trợ họ như thế nào.
Ban hành chính sách, các chế độ thưởng phạt
Trong một số trường hợp, tuy rằng đã có hệ thống đánh giá và thảo luận để cải thiện thì vẫn sẽ có những nhân viên tiếp tục hoạt động một cách kém hiệu quả. Trong những tình huống đó, bạn sẽ cần phải ban hành những chính sách thưởng phạt rõ ràng.
Các chính sách này cần phải liệt kê rõ những biện pháp đội ngũ quản lý nhân sự sẽ tiến hành trong trường hợp năng suất vẫn không có dấu hiệu cải thiện (cảnh cáo, biên bản kiểm điểm hoặc đình chỉ hoạt động…); hoặc những mức thưởng rõ ràng nếu như năng suất của nhân viên có biểu hiện đi lên rõ rệt.
Lên lịch nghiệm thu
Khi đã xây dựng được hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của ứng viên: bao gồm mẫu đánh giá, các quy định, chính sách, bạn chỉ còn cần quyết định khi nào nên bắt đầu tiến hành các hoạt động nghiệm thu. Một số doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu tất cả các nhân viên vào cùng một thời điểm trong năm. Trong khi một số doanh nghiệp khác có thể tiến hành nghiệm thu trong vòng 30 ngày sau một khoảng thời gian làm việc nhất định của nhân viên. Dù bạn có quyết định thời gian nghiệm thu như thế nào, thì cũng luôn đảm bảo rằng bạn thực hiện các công việc đó đúng thời hạn.
Có một quy trình đánh giá nhân viên rõ ràng, rành mạch là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quản trị nhân sự. Nếu có thể tiến hành một cách hiệu quả, nó sẽ đảm bảo tính công bằng, minh bạch; thúc đẩy tăng trưởng và góp phần cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên.
Tìm hiểu công cụ đánh giá nhân viên Testcenter
Thời gian gần đây Testcenter – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam, được nhắc đến khá nhiều và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Nền tảng này giúp hỗ trợ thiết lập và hoàn thiện quy trình phỏng vấn tuyển dụng của doanh nghiệp, đánh giá nhân sự theo tiêu chuẩn của các tập đoàn lớn như Google, Microsoft…
Testcenter còn có giao diện đơn giản, thân thiện và thông minh. Dễ dàng sử dụng và thao tác sau 15 phút làm quen. Do đó, việc training cách sử dụng cho nhân sự cũng cực kỳ dễ dàng. Testcenter hỗ trợ đánh giá năng lực dựa trên dữ liệu cụ thể, giúp đánh giá năng lực ứng viên/nhân viên trên nhiều khía cạnh thông qua các bài test online. Hỗ trợ tạo form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn, nhằm đưa ra các quyết định chính xác trong tuyển dụng & quản trị nhân sự, hạn chế tuyển sai và dùng sai người. Khi sử dụng phần mềm Testcenter, nền tảng sẽ giúp đảm bảo tính công bằng, nhất quán trong quy trình đánh giá.
Ngân hàng hơn 300 đề thi mẫu của Testcenter phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Nền tảng hỗ trợ tổ chức thi với quy mô hàng ngàn người, thiết lập đợt thi chỉ trong 5 phút. Gửi đề thi đến hàng nghìn người cùng lúc bằng email hoặc mã QR. Hệ thống bảo mật tuyệt đối bằng mã truy cập giúp kỳ thi diễn ra bảo mật, công bằng, hạn chế tối đa gian lận. Bên cạnh đó, quy trình tự động tổng hợp kết quả, chính xác và nhanh chóng, báo cáo trực quan, giúp đánh giá năng lực chính xác dựa trên các con số cụ thể, rõ ràng.
Kết luận
Bài viết trên đây, Testcenter đã trình bày khá chi tiết về các tiêu chí đánh giá nhân viên và các bước cụ thể trong quy trình đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp. Hy vọng rằng những gợi ý hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được công cụ đánh giá nhân sự tối ưu và phú hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter