Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà tuyển dụng sẽ áp dụng các loại phỏng vấn khác nhau tùy vào vị trí mà doanh nghiệp đăng tuyển. Bởi vòng phỏng vấn là cơ hội để nhà tuyển dụng khai thác triệt để các thông tin về ứng viên để đưa ra quyết định tuyển chọn hay từ chối. Do đó, nhà tuyển dụng nên chọn các hình thức phỏng vấn phù hợp để đạt hiệu quả tuyển dụng tốt nhất.
1. Phỏng vấn hành vi
Tham khảo thêm:
>> Đánh giá các phương pháp phỏng vấn thường gặp nhất hiện nay
>> 5 kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên chính xác nhất
>> Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chính xác nhất
Hình thức phỏng vấn hành vi là phương pháp được nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Phỏng vấn hành vi được hiểu là dựa vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên trong quá khứ để đánh giá việc xử lý tình huống của ứng viên có tốt không, có đảm nhiệm tốt công việc ứng tuyển hay không.
Để thực hiện phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị một số các câu hỏi phỏng vấn ứng viên như sau:
- Bạn có thể ví dụ về một tình huống căng thẳng, khó giải quyết nhưng bạn đã xử lý, ứng phó linh hoạt?
- Mô tả một trường hợp mà bạn phải ứng phó với một đồng nghiệp hoặc khách hàng khó tính.
- Bạn đã từng thất bại chưa? Nếu có, bạn học được những gì sau lần thất bại đó?
- Tùy theo vị trí mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi khác nhau. Vì vậy, cách hiệu quả nhất là đặt các câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc, đặt ứng viên vào tình huống thực tế liên quan đến vị trí ứng tuyển. Cách này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng và tính phù hợp của ứng viên.
2. Phỏng vấn bằng bài test online
Phỏng vấn bằng bài test online là hình thức phỏng vấn đang dần trở nên phổ biến trong các kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên bằng cách cho họ thực hiện các bài kiểm tra online được chuẩn bị sẵn. Nội dung có thể bao gồm: kiểm tra chuyên môn, kiểm tra kỹ năng, trắc nghiệm tính cách, đánh giá trí thông minh,…
Việc áp dụng hình thức phỏng vấn này giúp đảm bảo sự công bằng, dễ dàng so sánh giữa các ứng viên và lựa chọn được ứng viên tiềm năng, phù hợp. Hạn chế của hình thức này là trong nhiều trường hợp, ứng viên bị áp lực, bị gò bó dẫn tới việc ứng viên không bộc lộ được hết sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân.
3. Phỏng vấn hội đồng (phỏng vấn nhóm)
Hình thức phỏng vấn này sẽ có nhiều người phỏng vấn cùng tham gia đánh giá ứng viên. Các nhà tuyển dụng trong hội đồng sẽ thay phiên nhau đặt các câu hỏi khác nhau. Mục đích là nhằm đánh giá ứng viên chính xác, khách quan và đa chiều hơn.
Các thành viên trong hội đồng phỏng vấn có thể gồm các thành viên thuộc nhiều phòng ban, phối hợp với nhau để có sự đánh giá khách quan nhất. Điều này giúp nhà tuyển dụng có sự nhìn nhận tổng thể về ứng viên, đánh giá về cách làm việc của ứng viên có phù hợp với nội bộ công ty và văn hóa doanh nghiệp hay không.
4. Phỏng vấn tình huống
Đây là hình thức phỏng vấn mà người phỏng vấn đưa ra các tình huống giống thực tế công việc của vị trí cần tuyển. Ứng viên cần trình bày cách thức giải quyết vấn đề, còn nhà tuyển dụng thì thông qua các câu trả lời đó để đánh giá ứng viên.
Tùy vào vị trí, mức độ quan trọng của công việc mà tình huống đưa ra càng phong phú. Đối với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng nên giới hạn về thời gian để đánh giá sự nhanh nhạy, linh động của ứng viên trong xử lý vấn đề. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác hơn về ứng viên tiềm năng.
5. Phỏng vấn theo hình thức nói chuyện
Phương pháp phỏng vấn này thường được áp dụng theo hình thức tự do, không có kịch bản hay câu hỏi kèm theo. Đây là hình thức phỏng vấn thông qua cuộc nói chuyện để khai thác các thông tin của ứng viên. Mục đích của hình thức này là tạo sự thoải mái, thân thiện và không gò bó, nhằm bộc lộ hết tính cách và khả năng thực sự của ứng viên. Người phỏng vấn đóng vai trò lắng nghe, ứng viên có thể tự do trình bày về bản thân.
Để hình thức phỏng vấn này đạt được hiệu quả tốt nhất, nhà tuyển dụng phải có sự khéo léo để dẫn dắt vấn đề, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở. Từ đó tập trung để không bị lan man, lạc đề. Và ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ có sự thoải mái để thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
6. Phỏng vấn gây áp lực
Tham khảo thêm:
>> 5 lỗi phỏng vấn tuyển dụng thường gặp mà nhà tuyển dụng cần tránh
>> 3 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp “đọc vị” ứng viên
>> Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Phỏng vấn áp lực (còn được gọi là phỏng vấn căng thẳng) là hình thức thường được áp dụng với các vị trí nhân sự cấp cao, hoặc đòi hỏi chuyên môn cao như quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,… Đây là các vị trí đòi hỏi có năng lực tốt, khả năng chịu được áp lực cao nên việc tuyển dụng cần phải đặc biệt cẩn trọng.
Để phỏng vấn các vị trí này, nhà tuyển dụng cần liên tục đặt những câu hỏi bám sát và khả năng của ứng viên, bao gồm các câu hỏi đào sâu vấn đề, yêu cầu số liệu cụ thể,… Tức là nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi để khai thác và khiến ứng viên bộc lộ hết khả năng của bản thân, sử dụng áp lực để “hạ gục” ứng viên nhằm chọn ra những nhân tố sáng giá nhất. Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi theo hướng quan điểm gây tranh cãi, phản đối quan điểm, biểu cảm không đồng tình,… để tạo ra áp lực lớn cho ứng viên.
7. Phỏng vấn “mẹo”
Đây là hình thức phỏng vấn theo hình thức “mở”, tức là không có đáp án chính xác, không có câu trả lời đúng hoặc sai. Mục đích của phỏng vấn “mẹo” nhằm đánh giá trí thông minh, khả năng nhạy bén và linh hoạt của ứng viên.
Một số ví dụ về câu hỏi phỏng vấn mẹo thường được sử dụng: “Trong một văn phòng, bạn thích ngồi ở vị trí nào?”. Câu trả lời sẽ bộc lộ rất nhiều thông tin về tính cách ứng viên, góp phần giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.
Kết luận
Với định vị là công cụ tạo test online hàng đầu Việt Nam, TestCenter chú trọng vào nâng cao trải nghiệm của người dùng, thông qua các thao tác tạo đề thi online dễ dàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng hệ thống test online vào quy trình tuyển dụng để nâng cao hiệu quả đánh giá ứng viên của mình. Cùng với đó là sự đa dạng trong hệ thống ngân hàng đề với hơn 300 đề thi mẫu bao gồm test IQ, EQ, MBTI, TOEIC,… cho bạn thoải mái lựa chọn và tham khảo.
Trên đây là 7 loại phỏng vấn thông dụng và cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp. Mỗi cách thức phỏng vấn sẽ phù hợp với những vị trí và hoàn cảnh khác nhau. Do đó, nhà tuyển dụng cần chọn lựa và áp dụng hình thức phỏng vấn phù hợp, để đạt được những kết quả tối ưu nhất.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter