Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng nào thường sử dụng là điều mà nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và tìm kiếm. Hiện nay, bán hàng là nghề phổ biến bậc nhất hiện nay vì tính năng động và khả năng mang về thu nhập tốt. Để tuyển được những ứng viên tốt cho vị trí này, nhà tuyển dụng có thể sẽ cần đến một số bộ câu hỏi phỏng vấn gợi ý. Dưới đây Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn những câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng thường dùng nhất, cùng theo dõi nhất.
Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Nghề nhân viên bán hàng hầu như đều sử dụng chung một bộ câu hỏi cho nhiều ngành nghề. Dưới đây là gợi ý cách trả lời một số câu hỏi cơ bản mà hầu như nhiều doanh nghiệp, công ty hiện nay đang sử dụng.
Theo bạn, đâu là nhóm khách hàng của công ty chúng tôi?
Nếu muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng thì ứng viên phải là người hiểu rõ nhất về sản phẩm và khách hàng. Nhiệm vụ của người phỏng vấn là phải đặt ra những câu hỏi để xem đối phương hiểu bao nhiêu về sản phẩm mà công ty kinh doanh.
Đây là một dạng câu hỏi yêu cầu ứng viên phải vận dụng hết kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế để tìm ra đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu là một người quan tâm đến vị trí nhân viên bán hàng thì hầu hết mọi người đều biết đến câu hỏi này và đã chuẩn bị trước ở nhà. Nhìn chung, mục đích của câu hỏi này là xem ứng viên quan tâm và nghiêm túc với công việc đến đâu.
>>> Xem thêm: Tham khảo mẫu phỏng vấn ứng viên chuẩn nhất từ A-Z
Thế nào là một nhân viên bán hàng giỏi?
Một người bán hàng giỏi là phải đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và chứng tỏ mình phù hợp với khách hàng. Ngay từ lần đầu tiên khách hàng đến, bạn phải cho thấy họ được chăm sóc và phục vụ tận tình. Bên cạnh đó, người bán hàng giỏi phải thể hiện được sự thân thiện và tôn trọng với khách hàng.
Nếu có thể thì nên giữ liên lạc với khách hàng để tư vấn sản phẩm bất cứ khi nào họ cần. Nhìn chung thì tùy theo kinh nghiệm, ứng viên sẽ có những cách trả lời khác nhau. Mục đích của câu hỏi này là giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu xem người ứng tuyển có nghiêm túc và có định hướng trong công việc không.
Đâu là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng?
Trong list những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng không bao giờ thiếu những câu hỏi như thế này. Đây là cách nhà tuyển dụng kiểm tra xem ứng viên có nghiên cứu và hiểu rõ công việc mình đang làm không.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và nơi cung cấp thì ngày càng nhiều. Người bán hàng cần tập trung vào thái độ mua bán và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng. Ở đây, mỗi người tùy theo kinh nghiệm sẽ có cách trả lời khác nhau. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần quan sát cách ứng viên trả lời xem họ có tự tin và đưa ra lập luận thuyết phục hay không.
Ban nghĩ gì về sản phẩm của công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Nếu trả lời tốt, ứng viên chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này chứng tỏ họ am hiểu rõ về sản phẩm của công ty và có thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc rất thích hợp với công việc. Với câu hỏi này, bạn có thể trình bày mọi thông tin như tư vấn cho khách hàng như thành phần, công nghệ sản xuất, giá cả, ưu điểm nổi bật…
Nếu chúng tôi là khách hàng, bạn làm sao để thuyết phục chúng tôi mua hàng?
Đối với nhân viên bán hàng thì việc đầu tiên cần làm là lắng nghe khách hàng. Tiếp đến, bạn phải tìm cách đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Cuối cùng thì khéo léo dẫn ra những ưu điểm của sản phẩm mình đang bán cùng những ưu đãi khách hàng sẽ nhận được. Đó chính là quy trình chốt đơn “nằm lòng” của bất kỳ một nhân viên bán hàng nào.
>>> Xem thêm: “Bỏ túi” các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
Xử lý thế nào nếu gặp những khách hàng khó tính?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng mà hầu như ứng viên nào cũng nhận được. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là tình huống thường gặp trong đời sống. Rất nhiều khách hàng có lối cư xử thô lỗ nhưng là nhân viên bán hàng, bạn vẫn phải hòa nhã với họ. Hãy khéo léo chuyển câu chuyện để giải tỏa căng thẳng của khách hàng. Ngoài ra, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nếu nhận phải lời phê bình, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Công việc bán hàng giúp bạn gặp rất nhiều đối tượng khách hàng, có người thân thiện, có người lại khó tính và thô lỗ. Chuyện gặp phải lời phê bình là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một ai. Trong tình huống này, phải làm dịu căng thẳng của khách hàng, nhận sai nếu lỗi thuộc về phía minh và đưa ra những giải pháp thỏa đáng nhất cho đôi bên.
Bạn thoải mái nhất khi bán hàng cho ai, vì sao?
Với dạng câu hỏi này thì nhà tuyển dụng đang muốn nghe mổ tả người mua đặc biệt của ứng viên. Từ đó, họ có thể so sánh khách hàng lý tưởng của ứng viên với người mua đặc thù của công ty và tìm điểm giao để đánh giá độ phù hợp của người phỏng vấn với công việc.
Điều gì khiến bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng?
Khi đặt câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng đang muốn nghe xem điều ứng viên mong muốn có phù hợp với công ty hay không. Nếu cả hai giao nhau thì chắc chắn, bạn đã có một điểm cộng của nhà tuyển dụng.
Bạn có định gắn bó với công việc này lâu dài không? Đích đến cuối cùng của sự nghiệp là gì?
Không một công ty nào thích việc tuyển dụng một ứng viên chỉ vài tháng. Trừ những công việc thời vụ thì hầu như doanh nghiệp nào cũng luôn muốn tìm kiếm người đi cùng mình lâu dài. Nếu muốn nhận được công việc thì bạn phải thận trọng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này.
Ngoài ra, khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi đích đến cuối cùng của sự nghiệp thì họ đang muốn xem những mong muốn, ước mơ ứng viên theo đuổi công ty có thể cung cấp không. Nếu có thì có thể cân nhắc để hợp tác và làm việc lâu dài.
Kinh nghiệm tuyển dụng ứng viên tốt cho vị trí chăm sóc khách hàng
Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định việc bạn có được tuyển dụng không. Ngoài chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thì nhân sự cần một tinh thần tốt và kiến thức về nơi mình ứng tuyển trước. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có một cuộc phỏng vấn thuận lợi và dễ dàng nhận được việc.
Chuẩn bị kiến thức chuyên môn về lĩnh vực bán hàng
Nếu đã ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng thì bạn buộc phải có ít nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Dù là người có kinh nghiệm hay chưa thì ứng viên cũng có đôi nét hình dung về công việc này. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến chuyên môn. Vì thế, cần cần ghi nhớ và cẩn thận chuẩn bị từ trước.
Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng
Hầu như không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên chưa biết gì về công ty của mình. Dù ứng tuyển vào bất kỳ một vị trí nào thì cũng cần tìm hiểu mọi thông tin về tổ chức, doanh nghiệp mình muốn làm việc.
Khi nắm rõ những dữ liệu này, bạn có thể tự tin và bắt nhịp nhanh với phong cách, lối làm việc của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, khi tìm hiểu về công ty, bạn sẽ thêm một lần nữa chắc chắn bản thân có phù hợp với môi trường làm việc này không. Điều này giúp tránh được rất nhiều phiền phức và rắc rối về sau.
>>> Xem thêm: 5 tips tuyển dụng nhân viên kinh doanh thực chiến hiệu quả
Luyện tập câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng tại nhà
Để tự tin hơn khi phỏng vấn, bạn nên luyện tập cách trả lời các câu hỏi trước tại nhà. Điều này giúp bạn tránh được những lỗi sai, tập biểu cảm chừng mực và tạo ra phong cách cho bản thân. Luyện tập càng nhiều thì độ nhuần nhuyễn càng cao và hiệu quả sẽ vượt ngoài mong đợi.
Lên checklist vật dụng cần thiết cho buổi phỏng vấn
Hãy tập thói quen lên checklist những việc cần làm, vật dụng cần chuẩn bị trước những sự kiện quan trọng. Trước khi phỏng vấn, bạn cũng nên lên checklist những việc cần chuẩn bị, thứ tự trả lời thật rõ ràng để tránh bị sai sót hay bị vấp trong quá trình trả lời.
Chuẩn bị trang phục phù hợp với công việc
Ngoài việc luyện tập các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng, ứng viên cần chăm chút thêm phần nhìn của bản thân. Hãy chuẩn bị một bộ trang phục thật trang trọng và lịch sự.
Ứng viên có thể dùng áo sơ mi trắng phối với quần tây và mặc một cách kín đáo. Đối với nghề bán hàng thì lịch sự luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Vì thế, ứng viên không nên mặc áo thun, quần lửng hay váy ngắn làm mất điểm của bản thân.
Không nên đến muộn khi đi phỏng vấn
Dù với bất cứ lý do nào thì bạn cũng không nên đến muộn tại buổi phỏng vấn. Dù vậy cũng không nên tới sớm vì nhân sự đã sắp xếp giờ phù hợp với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên nên nếu tới sớm, bạn sẽ phải đợi khá lâu. Theo những người có kinh nghiệm thì bạn chỉ nên đến sớm khoảng 15 phút để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra trên đường. Thời gian 15 phút là đủ để chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu.
Chuẩn bị phong thái tự tin khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng
Hầu như mọi nhà tuyển dụng đều có ấn tượng tốt với những ứng viên tự tin, thoải mái khi trả lời phỏng vấn. Khi vấn đáp, hãy nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, không nên đưa mắt nhìn lung tung hoặc nhìn tránh đi nơi khác. Ngoài ra, bạn nên tránh làm việc riêng để nhà tuyển dụng cảm nhận được độ chuyên tâm của bạn vào công việc.
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường được các doanh nghiệp sử dụng. Hy vọng các nhà tuyển dụng và ứng viên đã có thêm nguồn tham khảo hữu ích trước khi bắt đầu phỏng vấn. Nếu muốn chắc chắn bản thân có phù hợp với nghề sale, bán hàng không thì hãy thử bộ đề test của Testcenter cho nhân viên bán hàng, sale. Tất cả sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nhất cho công việc và sự nghiệp trong tương lai.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter