Ngày nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho nhà tuyển dụng trong công tác tuyển dụng nhân sự và bảng đánh giá ứng viên là một trong số đó. Vậy bảng đánh giá năng lực giúp ích gì cho nhà tuyển dụng và nó có những ưu và nhược điểm như thế nào?
Bảng đánh giá ứng viên là gì?
Tìm hiểu thêm:
>> Top 7 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất ứng dụng cho doanh nghiệp
>> Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo ngành nghề (kèm file)
>> Xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng hiệu quả
Trong phỏng vấn, bảng đánh giá năng lực ứng viên là một biểu mẫu được lập sẵn theo cấu trúc từng phần trong một buổi phỏng vấn. Biểu mẫu này được thiết kế một cách hợp lý nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể ghi chép nhanh về các ứng viên tuyển dụng của mình.
Mỗi một biểu mẫu sẽ được sử dụng cho một ứng viên và có phần chấm điểm nhanh bên cạnh phần ghi chú. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể “note” lại những ý quan trọng và có thể đưa ra những thông số nhanh gọn và chính xác nhất về ứng viên đó.
Bảng đánh giá ứng viên có thực sự quan trọng khi phỏng vấn?
Đúng như tên gọi thì bảng đánh giá ứng viên có vai trò giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận lại một cách hiệu quả thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. Dựa vào các thông tin tổng hợp được trên bảng đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ thu nhập được thông tin cần thiết về tính cách, học vấn, năng lực, kinh nghiệm,… Điều này góp phần đánh giá ứng viên được khách quan và chính xác hơn.
Bảng đánh giá ứng viên thực sự quan trọng khi phỏng vấn, bởi:
- Việc xây dựng các biểu mẫu với tiêu chí đánh giá ứng viên phù hợp sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong quá trình tuyển dụng nhân lực.
- Bảng đánh giá ứng viên sẽ giúp đưa ra được quyết định chính xác hơn và tạo sự công bằng cho tất cả ứng viên. Tất cả ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ đều được đánh giá theo một thang điểm cố định thay vì sự “tùy hứng”. Điều này cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung hơn vào những tiêu chí thiết yếu của vị trí, không cần phải ứng biến quá nhiều trong cuộc phỏng vấn.
- Để sử dụng biểu mẫu thì đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ càng của nhà tuyển dụng. Việc này có thể mất thời gian nhưng nó giúp bạn nắm bắt được vị trí tuyển dụng một cách rõ ràng.
Ưu và nhược điểm của bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn
Bất cứ phương pháp hay công cụ nào đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu có thể tận dụng những ưu điểm để phát triển và khắc phục những nhược điểm trong công việc sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bạn rất nhiều đấy.
Ưu điểm
Giữ sự tập trung cao độ khi tham gia phỏng vấn
Trước khi bước vào quá trình phỏng vấn, chắc hẳn nhà tuyển dụng đã xây dựng được danh sách tiêu chí để đánh giá ứng viên kèm theo cách thực hiện cụ thể. Dựa vào những tiêu chí trong danh sách, nhà tuyển dụng muốn đào sâu những thông tin gì ở ứng viên thì sẽ ghi chép lại câu trả lời và triển khai theo kế hoạch.
Khi đã có bộ câu hỏi phỏng vấn trong tay thì bạn sẽ chỉ cần tập trung khai thác thông tin ứng viên. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng không bị xao nhãng bởi các yếu tố khác.
Tạo sự minh bạch
Trong quá trình giao tiếp, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá cũng như cảm quan về ứng viên tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn, bạn sẽ ngồi lại và đánh giá từng ứng viên. Tại thời điểm đó thì mọi suy nghĩ, cảm giác không còn chân thật nữa.
Việc ghi chép lại điểm nổi bật và đánh giá qua những ghi chép trước đó đem đến cái nhìn một cách minh bạch về từng ứng viên. Bên cạnh đó, điểm nổi bật kèm theo điểm số đánh giá giúp cho quá trình sàng lọc những ứng viên không đạt chuẩn diễn ra một cách nhanh chóng.
Tạo sự công bằng
Tất cả ứng viên ứng tuyển vào cùng một vị trí đều được đánh giá trên cùng một thang điểm cố định với cùng bảng biểu cùng tiêu chí. Điều này giúp tạo nên sự công bằng trong quá trình tuyển dụng. Bảng đánh giá năng lực ứng viên với đầy đủ tiêu chí và số điểm sẽ giúp cho bộ phận tuyển dụng đánh giá công bằng giữa các ứng viên.
Cải thiện năng lực của ban quản lý nhân sự
Bảng đánh giá ứng viên sẽ được thiết kế dựa trên bản mô tả công việc và khung năng lực của từng ngành nghề và vị trí làm việc. Để tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc thì nhà quản lý phải dành thời gian nghiên cứu và khai thác chuyên sâu thông tin cho chiến dịch tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng nhân sự này hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị của phòng ban tuyển dụng.
Nhược điểm
Hạn chế sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên
Khi quá tập trung vào bảng tiêu chí đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ mất tập trung vào cuộc giao tiếp giữa bạn và ứng viên. Sau khi nghe câu trả lời, người phỏng vấn chỉ quan tâm đến việc chấm điểm và ghi chép nên người phỏng vấn sẽ khó giữ được tương tác tốt với ứng viên.
Khi tham gia giao tiếp thì bảng đánh giá năng lực chỉ nên là công cụ hỗ trợ nhà tuyển dụng trong việc ghi chép và chấm điểm. Nhà tuyển dụng nhân sự không nên lợi dụng bảng đánh giá quá nhiều mà hãy trực tiếp cảm nhận, đánh giá và chia sẻ cùng ứng viên để hai bên hiểu rõ mong muốn của nhau hơn.
Mất tự nhiên
Tập trung và dành nhiều thời gian cho việc ghi chép liên tục khiến người phỏng vấn không nghe được câu trả lời của ứng viên. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ mất tương tác và không đánh giá được ứng viên một cách toàn diện. Không những vậy, những hành động trên còn khiến cho ứng viên cảm thấy khó chịu và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng khi giao tiếp cùng ứng viên.
Mất thời gian và công sức
Vào mùa tuyển dụng, kế hoạch tuyển dụng nhân sự có KPI lớn, việc sử dụng bảng đánh giá năng lực ứng viên sẽ làm mất khá nhiều thời gian để thu thập thông tin, phỏng vấn, ghi chép, đánh giá. Sau khi thu thập thông tin thì nhà tuyển dụng cũng phải thuyết phục bộ phận chuyên môn để nhận ứng viên, vì vậy sẽ khó có thể đạt được số lượng ứng viên cần tuyển dụng.
Mẫu đánh giá ứng viên phỏng vấn phổ biến
Tham khảo thêm:
>> 5 kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên chính xác nhất
>> Cẩm nang đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả
>> Hướng dẫn cách tạo bài kiểm tra online tuyển dụng (có kèm video)
Nếu bạn là một nhà tuyển dụng và đang tìm kiếm các mẫu đánh giá ứng viên phỏng vấn để hoàn thiện bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn cho doanh nghiệp mình thì bạn có thể tham khảo một số mẫu đánh giá ứng viên dưới đây.
Kết luận
Tóm lại có thể thấy việc sử dụng bảng đánh giá ứng viên sẽ có cả ưu điểm và nhược điểm. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu áp dụng thêm các quy tắc hướng dẫn trong khi thiết kế bảng đánh giá năng lực ứng viên tiêu chuẩn thì đảm bảo rằng nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng trong quá trình tuyển dụng.
Bên cạnh việc sử biểu mẫu đánh giá ứng viên thì sử dụng các bài test tuyển dụng cũng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bởi lẽ, ứng dụng test online sẽ giúp tiết kiệm thời gian sàng lọc hồ sơ tuyển dụng và có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên.
Trong đó, công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn là giải pháp hàng đầu giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sở hữu tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter