Bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên là một phương pháp cần thiết. Việc áp dụng mẫu đánh giá năng lực ứng viên giúp doanh nghiệp xây dựng được chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn 4 tiêu chí để xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên.
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Đánh giá năng lực nhân viên là quá trình đánh giá thông qua tổng hòa các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ làm việc,… Kết quả này giúp nhà quản lý đánh giá được những giá trị tiềm ẩn bên trong cũng như hiệu suất của nhân viên.
Đánh giá năng lực nhân viên là cơ sở để hoạch định được nguồn nhân lực. Đây cũng là thước đo dự báo khả năng hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở để trả lương xứng đáng với năng lực của nhân viên.
Nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt thì nhà quản lý cần phải cung cấp đầy đủ những điều kiện làm việc phù hợp. Không chỉ giúp họ nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc, mà còn đem lại nhiều giá trị tuyệt vời hơn. Ngược lại, với nhân viên có năng lực yếu kém hơn thì cần có chế độ đào tạo nhân sự hiệu quả.
>> Xem thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp
4 tiêu chí xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên
Để đánh giá nhân viên, nhà quản lý có thể sử dụng đến bảng câu hỏi đánh giá năng lực ứng viên. Vậy bảng câu hỏi này cần phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Tiêu chí 1: Tính liên tục/ thường xuyên
Thông thường, doanh nghiệp sẽ tổ chức một buổi đánh giá cuối năm để đánh giá và khen thưởng. Tuy nhiên, đây không phải là việc nên làm. Chúng ta không thể nào hiệu suất làm việc trong cả năm chỉ thông qua một buổi đánh giá ngắn ngủi.
Do đó, doanh nghiệp cần phải duy trình tính liên tục của sự đánh giá nhân sự. Một chu kỳ tiêu biểu được khuyến nghị triển khai tại các doanh nghiệp là: Thực hiện các cuộc họp cải thiện chất lượng công việc theo quý. Xen kẽ đánh giá hiệu suất làm việc chi tiết sau 6 tháng hoặc 1 năm. Ngoài ra, với các doanh nghiệp nhỏ, nhà quản lý có thể tổ chức các buổi họp 1-1 hàng tuần để góp ý về công việc cho nhân viên.
>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng các tiêu chí đánh giá nhân viên thế nào cho hiệu quả?
Với chu kỳ đánh giá thường xuyên, nhân viên sẽ có thời gian để kiểm soát công việc. Hơn thế, họ có thể chủ động nhìn nhận cơ hội phát triển của mình và kịp thời có sự điều chỉnh. Do đó, doanh nghiệp cần phải duy trì tính thường xuyên của đánh giá nhân sự trong tổ chức.
Tiêu chí 2: Thời gian
Phải thường nhận rằng chúng ta tốn khá nhiều thời gian cho việc đánh giá nhân sự. Theo HBR, các doanh nghiệp tiêu tốn 2 triệu giờ mỗi năm cho việc đánh giá nhân viên, kéo theo đó là tốn thêm chi phí.
Một mặt chúng ta muốn tiến hành thường xuyên nhưng một mặt lại không muốn tiêu tốn quá nhiều thời gian. Để giải quyết vấn đề này, việc áp dụng công nghệ chính là giải pháp tuyệt vời nhất. Đây cũng là một trong các giải pháp trong thời đại mới.
>> Xem thêm: Tài liệu quản trị nguồn nhân lực dành cho doanh nghiệp
Tiêu chí 3: Tính chính xác
Có rất nhiều yếu tố và định kiến gây ảnh hưởng đến tính chính xác khi tiến hành đánh giá.
- Recency bias (Thiên kiến gần đây): khi nhà quản lý thường chỉ tập trung vào hiệu suất làm việc trong khoảng thời gian gần nhất, thay vì dựa trên tất cả các giai đoạn làm việc.
Cách thức giải quyết: Đánh giá liên tục theo các khoảng thời gian cố định sẽ giúp nhà quản lý có được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất và khả năng phát triển của nhân viên.
- Halo bias (Thiên kiến hào quang): xu hướng chỉ dựa trên một điểm mạnh hoặc yếu rõ ràng nhất của nhân viên để đánh giá tổng thể.
Cách thức giải quyết: Tập trung vào số liệu và kết quả đạt được của nhân viên làm nền tảng đánh giá.
- Idiosyncratic rater bias (hiệu ứng đánh giá thiên vị): đánh giá nhân viên dựa trên cảm tình (thích, ghét) của nhà quản lý.
Cách thức giải quyết: Kết hợp đánh giá từ cả phía nhà quản lý và tập thể, đội nhóm làm việc để nhận về những ý kiến khách quan nhất.
- Confirmation bias (Thiên kiến xác nhận): khuynh hướng tự xác nhận thông tin tìm hiểu được dựa trên chính niềm tin hoặc giả thuyết của nhà quản lý.
Cách thức giải quyết: Kết hợp đánh giá từ cả phía nhà quản lý và tập thể, đội nhóm làm việc để nhận về những ý kiến khách quan nhất.
- Law of small numbers bias (Thiên kiến quy luật thiểu số): lấy số ít những biểu hiện, hành vi hay chính các cá nhân đơn lẻ làm đại diện cho cả tập thể.
Tiêu chí 4: Mục tiêu
Cuối cùng, đừng quên xác định rõ ràng mục tiêu trong các mẫu đánh giá năng lực nhân viên ở doanh nghiệp bạn. Nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Từ đó, đưa ra những lộ trình phát triển phù hợp để họ thăng tiến trong tương lai.
Hơn nữa, nhà quản lý cũng cần tách bạch những yếu tố khen thưởng. Bởi khả năng học hỏi và phát triển của nhân viên phải được xuất phát từ chính động lực nội tại thì mới có thể đạt được những kết quả tối ưu nhất.
Có nên sử dụng các bài test tuyển dụng nhân sự trong đánh giá năng lực nhân viên?
Trong tuyển dụng nhân sự, một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi không thể nào đánh giá được hết chất lượng, trình độ của ứng viên. Dẫn đến nhà tuyển dụng có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Do đó các bài test tuyển dụng nhân sự sẽ giúp đánh giá tốt hơn năng lực ứng viên trong giai đoạn này. Ví dụ như những bài test trắc nghiệm tính cách như test DISC.
Có rất nhiều loại bài test tuyển dụng nhân sự. Do đó, tuỳ vào các vị trí công việc cũng như yêu cầu mà nhà quản lý có thể sử dụng từng loại test khác nhau. Hoặc phối hợp chúng sao cho hiệu quả nhất.
Các bài test tuyển dụng có thể được chia ra thành những loại sau đây:
- Trắc nghiệm IQ (chỉ số thông minh)
- Kiểm tra tâm lý và dạng tính cách
- Cách xử sự trong các mối quan hệ
- Các loại test tìm hiểu phong cách lãnh đạo
- Trắc nghiệm trình độ chuyên môn (hoặc trình độ vận dụng)
Kết luận
Bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên hay các biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là công cụ quan trọng trong việc giúp nhà quản lý có sự nhìn nhận đúng đắn về nhân viên của mình. Là cơ sở để hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết mà Testcenter chia sẻ đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter