Trong tuyển dụng, bài test phỏng vấn nhân sự là một phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp hình dung chính xác và đầy đủ về một ứng viên. Vì vậy, hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đều đưa bài test phỏng vấn nhân sự vào trong quy trình phỏng vấn với hình thức như khả năng nhận thức, ngoại ngữ và chuyên môn.
Bài test phỏng vấn nhân sự là gì?
Tham khảo thêm:
>> Ưu và nhược điểm của bài test trong quá trình tuyển dụng
>> Bài test tuyển dụng – Xu hướng của thời đại chuyển đổi số
>> Mẫu bài test tuyển dụng nhân viên kinh doanh dành cho doanh nghiệp
Bài test phỏng vấn nhân sự là các bài kiểm tra được sử dụng trong quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Những mẫu bài test tuyển dụng này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá về kỹ năng chuyên môn, cách xử lý các tình huống (EQ) và khả năng suy luận logic, khả năng tính toán số học (IQ) của ứng viên.
Mô hình bài test tuyển dụng giúp doanh nghiệp nhận biết được ứng viên có hội đủ kỹ năng cần thiết hoặc có tính cách phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công việc mà nhà tuyển dụng có các bài test khác nhau. Một số bài test phỏng vấn thường được sử dụng hiện nay: Aptitude test (Bài kiểm tra đánh giá năng lực) và Personality test (Bài kiểm tra tính cách). Hai bài test này giúp nhà phỏng vấn nhìn nhận được sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng nói riêng và văn hóa doanh nghiệp nói chung.
Tầm quan trọng của bài test phỏng vấn nhân sự trong tuyển dụng
Việc sử dụng test trong quy trình tuyển nhân sự ở các công ty hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Bởi từ trước tới nay, tuyển dụng thường dựa trên cơ sở một hoặc vài cuộc phỏng vấn để hình dung chính xác và đầy đủ về một con người. Có thể thấy, một cuộc nói chuyện ngắn thật sự là quá ít, chưa kể những ấn tượng ban đầu có thể chưa hoàn toàn chính xác.
Việc đánh giá qua phỏng vấn sẽ dễ mắc phải lỗi như: Rủi ro cho người ứng viên đi phỏng vấn khi đúng ngày phỏng vấn thì ứng cử viên gặp vấn đề như đau ốm, gặp chuyện riêng tư. Thêm nữa, kết quả phỏng vấn thường chủ quan từ phía người phỏng vấn khi đánh giá ứng viên chỉ qua một cuộc nói chuyện ngắn không đánh giá được hết chất lượng, trình độ của ứng viên, dẫn đến những nhận định phiến diện.
Chính vì vậy, xu hướng dùng đến các bài test tuyển dụng ngày càng nhiều. Vì kết quả test mang tính chất khách quan cao hơn. Kết quả test có độ chính xác dao động từ 20% đến 70%, tuỳ thuộc vào từng loại test và chất lượng của các bài kiểm tra. Việc sử dụng bài test tuyển dụng nhân sự còn giúp doanh nghiệp hạn chế tỷ lệ tuyển dụng sai cũng như có những kế hoạch đào tạo nội bộ hiệu quả trong tương lai.
3 bài test phỏng vấn nhân sự phổ biến hiện nay
Tuỳ vào các vị trí công việc mà người ta sử dụng từng loại test khác nhau. 3 bài test phỏng vấn nhân sự phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
1. Trắc nghiệm tâm lý và dạng tính cách
Các bài test phỏng vấn nhân sự giúp xác định những phẩm chất, đặc điểm cá tính đặc trưng của từng người. Mỗi loại trắc nghiệm có thế mạnh riêng đối với việc đánh giá một số phẩm chất. Thông thường, các test này cung cấp một số thông tin tương đối rõ nét về những đặc điểm trong biểu hiện của từng người, khả năng thích nghi của anh ta…
Một số bài kiểm tra đưa ra thông tin về mức độ biểu hiện của từng đặc điểm tính cách (ví dụ test Kettell), số khác dựa trên tổng thể những biểu hiện của tính cách (như test MBTI, DISC,…). Có loại test tổng hợp giúp ta đánh giá được con người một cách khái quát và cũng có các loại test chuyên sâu vào một đức tính cụ thể nào đó (kiểm tra khả năng tự chủ, cách đưa ra những quyết định, kiểm tra thiên hướng bạo lực…). Một số test khác chuyên dùng để tìm hiểu những hạn chế hoặc bệnh lý trong tính cách và quá trình phát triển cá tính của người đó (ví dụ MMPI).
Ðặc biệt, có 1 số loại test rất hiệu quả trong việc xác định động lực của một ứng cử viên (có thật sự muốn làm việc/học tập hay không, điều gì có thể khiến anh ta làm việc tích cực hơn và thúc đẩy anh ta đến những hành động cụ thể), hoặc tìm hiểu những định hướng giá trị của anh ta. Những thông tin này sẽ gợi ý hữu ích giúp nhà tuyển dụng có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.
2. Trắc nghiệm năng khiếu và thiên hướng ngành nghề
Trong khi đó, các bài test năng khiếu và thiên hướng ngành nghề giúp đánh giá mức độ phù hợp của các đặc đIểm tâm lý với các loại hình công việc và ngành nghề (ví dụ như: test của Vorobiov đưa ra 60 loại hình công việc, test của Klimôv đưa ra 5 lĩnh vực hoạt động cho 5 tip người…).
Chẳng hạn, đối với những nghề như giáo viên, phiên dịch, chuyên viên về các quan hệ xã hội hoặc thậm chí đối với thư ký có thể sử dụng những test kiểm tra khả năng vận dụng ngôn từ (diễn đạt có rõ ràng mạch lạc và logic hay không, có vốn từ rộng không, có khả năng nắm bắt được suy nghĩ và lời nói của người khác hay không…). Đối với vị trí giám đốc kinh doanh và chuyên viên nghiên cứu thị trường thường sử dụng test trắc nghiệm óc phân tích (khả năng phân tích và hệ thống hoá khối lượng thông tin lớn). Đối với nhà thiết kế hoặc hoạ sĩ lại cần chú ý đến tư duy về không gian và khả năng giải quyết những bài toán đòi hỏi yếu tố sáng tạo…
3. Trắc nghiệm trình độ chuyên môn (hoặc trình độ vận dụng)
Tìm hiểu thêm:
>> 3 mẫu bài test tuyển dụng được doanh nghiệp tin dùng nhất
>> 6 lợi ích của mẫu bài test phỏng vấn trong tuyển dụng
>> Các mẫu đề test online phù hợp cho đánh giá năng lực nhân sự
Các test đánh giá năng lực, trình độ hiểu biết và kỹ năng thường dùng trong các tổ chức hoặc trong các vòng sơ tuyển của các công ty. Trong các loại test nói trên thông dụng nhất phải kể đến test kiểm tra kiến thức về các nguyên tắc kế toán cơ bản (GAAP), test kiểm tra trình độ tiếng Anh (TOEFL, IELTS), các loại test kiểm tra kỹ năng máy tính…
Thông thường, tất cả các bài kiểm tra dạng này đều có giới hạn thời gian, nghĩa là cần phải thể hiện năng suất làm việc trong thời gian ngắn. Ngoài việc cho thấy các đặc điểm về tư duy, đánh giá ứng viên còn cho phép nhận xét về khả năng làm việc và tốc độ xử lý thông tin. Đây cũng là dạng bài test tuyển dụng nhân sự mà nhà tuyển dụng nên chú ý, giúp nhà tuyển dụng tối ưu quá trình phỏng vấn và đạt được hiệu quả tuyển dụng cao hơn.
Kết luận
Tóm lại, để thực hiện được một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả, bài test phỏng vấn nhân sự là điều mà nhà tuyển dụng nên tận dụng triệt để. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể tham khảo các công cụ tạo bài test online uy tín và chất lượng trên thị trường. Trong đó, công cụ đánh giá năng lực nhân sự TestCenter hỗ trợ doanh nghiệp tạo bài test online nhanh chóng, tổ chức kỳ thi đánh giá số lượng thí sinh lớn và thống kê báo cáo kết quả trực quan.
TestCenter.vn cho phép doanh nghiệp tổ chức kỳ thi đánh giá online với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter