Nắm rõ 06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ góp phần giúp nhà quản lý vận hành tổ chức một cách hiệu quả, bền vững. Trong bài viết của Testcenter.vn ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết những phương pháp sinh lời hiệu quả!
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất trước đó. Hiểu một cách đơn giản hơn, lợi nhuận chính là kết quả tài chính cuối cùng mà doanh nghiệp thu được. Trên thực tế, lợi nhuận có thể trở thành cơ sở để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo từng tháng, từng quý hay từng năm.
Phân loại lợi nhuận của doanh nghiệp
Để thích ứng với thực tế môi trường kinh doanh đang ngày càng phát triển như hiện nay, doanh nghiệp cần không ngừng đa dạng hoá nguồn thu nhập từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đã dẫn tới việc lợi nhuận của doanh nghiệp không đến từ duy nhất một nguồn. Vì thế, chúng ta có thể phân lợi nhuận thành 02 loại như sau:
Lợi nhuận sinh ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận sinh ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khoản chênh lệch thu được đã bao gồm giá thành của mọi sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ. Ngoài ra, khoản lợi nhuận này còn bao hàm cả lợi nhuận của hoạt động tài chính, nghĩa là phần chênh lệch giữa thu nhập tài chính với chi phí hoạt động tài chính cùng thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp.
Lợi nhuận sinh ra từ các hoạt động khác của doanh nghiệp
Lợi nhuận sinh ra từ các hoạt động khác của doanh nghiệp là khoản chênh lệch thu được sau khi đã trừ đi chi phí của các hoạt động này cùng thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
Tham khảo: Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho nhà lãnh đạo thời 4.0.
Vai trò của lợi nhuận
Không chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận còn ảnh hưởng lớn tới đời sống người lao động và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều quan tâm tới lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận chính là yếu tố phản ánh chân thực nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Lợi nhuận tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng tới tình hình tài chính, lợi nhuận còn được xem như điều kiện để đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Ví dụ, khi doanh nghiệp có lợi nhuận cao, kéo theo đó sẽ là khả năng thanh toán cao và ngược lại, khi doanh nghiệp có lợi nhuận thấp, khả năng thanh toán có thể giảm sút.
Ngoài ra, lợi nhuận cũng là yếu tố đảm bảo cho hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp; là cơ sở giúp doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư hay vay vốn từ bên ngoài thuận lợi hơn. Nhờ lợi nhuận, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều công nghệ tân tiến, đổi mới trang thiết bị hay mở rộng quy mô.
Đối với đời sống của người lao động
Lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao sẽ mở ra cơ hội giúp người lao động cải thiện đời sống của mình. Bên cạnh việc được tăng lương, nhận thưởng, người lao động còn có thể được đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Từ sự thay đổi này, niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao, đem đến cho họ tinh thấn hưng phấn, vui vẻ để tạo nhiều kết quả làm việc tốt vượt mong đợi.
Đối với toàn bộ nền kinh tế
Khi doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được, Nhà nước sẽ tiến hành thu thuế, giúp tăng cường ngân sách quốc gia. Đây được xem là một trong những công cụ hiệu quả để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
Theo đó, khi ngân sách được củng cố, Nhà nước có thể sử dụng nguồn kinh phí này để nâng cao hoạt động quốc phòng – an ninh; đồng thời mở rộng hoạt động kinh tế – sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân.
Công thức tính lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính dựa trên công thức như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.
- Tổng chi phí là số tiền doanh nghiệp phải chi trả để kinh doanh sản phẩm/dịch vụ (tiền thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, chi phí Marketing v.vv..).
Sự khác nhau giữa lợi nhuận với lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng
Khi tìm hiểu về lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn cần phân biệt rõ ràng khái niệm này với lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng. Theo đó:
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí sản xuất và bán sản phẩm/dịch vụ. Chi phí này còn được gọi với tên COGS – giá vốn bán hàng. Công thức để tính lợi nhuận gộp của doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – COGS
Trên thực tế, lợi nhuận gộp chính là thước đo sự thành công và tiềm năng của doanh nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể. Chỉ số lợi nhuận gộp sẽ cho doanh nghiệp biết được rằng, số tiền doanh thu thu về có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế
Tính toán lợi nhuận trước thuế bao gồm nhiều loại chi phí hơn so với lợi nhuận gộp. Công thức tính lợi nhuận trước thuế như sau:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Tổng doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.
- Chi phí cố định là số tiền vốn doanh nghiệp bỏ ra, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và một số loại chi phí có tính chất cố định khác.
- Chi phí phát sinh là số tiền phải chi trả nhưng không nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng lại bao gồm nhiều loại chi phí hơn so với lợi nhuận trước thuế, trong đó có cả các phần thuế phí mà doanh nghiệp đã phải chi trả theo quy định của pháp luật. Công thức tính lợi nhuận ròng là:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp
Hoặc:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Thuế
Một số yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Việc xác định đúng những yếu tố gây ảnh hưởng tới lợi nhuận sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác cũng như đưa ra những biện pháp gia tăng lợi nhuận hiệu quả. Theo đó, lợi nhuận doanh nghiệp bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được xem như yếu tố cốt lõi có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh gắt gao như hiện nay, vị thế của nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng.
Khi sở hữu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, khả năng thích ứng tốt, việc tạo lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ diễn ra vô cùng thuận lợi. Đáng chú ý, nguồn nhân lực chất lượng còn có thể đưa ra nhiều sáng kiến, ý tưởng mới mẻ nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Năng lực làm việc là gì? Cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên.
Năng lực quản lý
Bên cạnh nguồn nhân lực, đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cũng tạo nhiều tác động tới lợi nhuận. Cụ thể, nhà quản lý sẽ đóng vai trò tiên phong để xác định phương hướng cũng như chiếc lược phát triển cho doanh nghiệp. Một nhà quản lý giỏi sẽ phải có kỹ năng lãnh đạo tốt nhằm dẫn dắt đội ngũ nhân viên cấp dưới hoạt động năng suất, gia tăng lợi nhuận hiệu quả.
Chất lượng và giá thành sản phẩm
Chất lượng và giá thành sản phẩm là yếu tố tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, để gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể xem xét tới việc cải thiện chất lượng sản phẩm hay giảm giá thành. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây xáo trộn tới quy trình vận hành cũng như sản xuất. Vì vậy, hãy tiến hành bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi trên hành trình phát triển của doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau sẽ mở ra cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Vậy nhưng, tình trạng này cũng làm giảm thiểu đáng kể thị phần khách hàng và ảnh hưởng tới doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng.
Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào
Nguồn nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Theo đó, tìm kiếm được nhà cung ứng chất lượng, giá thành hợp lý sẽ góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
Sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật
Sở hữu công nghệ sản xuất tân tiến, hiện đại sẽ giúp tăng cường hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể cho ra đời những sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt hơn nhưng vẫn tối ưu chi phí sản xuất. Lúc này, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng trưởng.
Chính sách của Nhà nước
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng được xem là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, nếu Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hơn thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng diễn ra thuận lợi, thu về lợi nhuận nhanh chóng.
06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp khác nhau giúp cải thiện doanh thu. Tuy nhiên, phổ biến và mang lại hiệu quả tối ưu nhất vẫn là 06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sau:
Cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng
Tăng cường số lượng khách hàng tiềm năng là một trong 06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hiệu quả. Khách hàng tiềm năng là nhóm người có nhu cầu cao về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có thể sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để giải quyết nhu cầu của bản thân. Để tăng cường số lượng khách hàng này cho doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tích cực tham gia vào các cộng đồng kết nối doanh nghiệp.
- Gửi email Marketing.
- Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội, website, blog v.vv..
- Chăm sóc nhóm khách hàng cũ chưa chuyển đổi được.
- Xây dựng mối quan hệ “khách hàng giới thiệu khách hàng”.
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên tổng số lượng khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu chỉ dừng lại ở mức độ tiềm năng và khách hàng không đưa ra quyết định mua cuối cùng, doanh nghiệp sẽ không thể có doanh thu và lợi nhuận.
Theo đó, tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì doanh số của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Vì vậy, nếu muốn tăng cường tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp hãy:
- Cải thiện quy trình bán sản phẩm/dịch vụ.
- Cải thiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
- Triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh về giá cả.
- Tổ chức nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn.
- Thử nghiệm bán sản phẩm/dịch vụ trên các trang thương mại điện tử.
- Thay đổi Content Marketing về sản phẩm/dịch vụ.
- Thực hiện khảo sát khách hàng.
Gia tăng số lượng giao dịch
Trong số 06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng cường số lượng giao dịch được xem là biện pháp mang lại hiệu quả rõ rệt hàng đầu. Số lượng giao dịch chính là số lần khách hàng mua mới sản phẩm/dịch vụ hay mua lặp lại theo chu kỳ. Tương tự tỷ lệ chuyển đổi, số lượng giao dịch càng lớn thì doanh số của doanh nghiệp càng nhiều. Có một số cách để cải thiện số lượng giao dịch như sau:
- Cải thiện chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Giữ quan hệ và liên lạc với khách hàng thường xuyên.
- Gia tăng danh mục sản phẩm.
- Gửi email quảng cáo sản phẩm.
- Phát hành thẻ thành viên cho khách hàng.
Thay đổi doanh thu trung bình trên mỗi lần bán
Tăng cường doanh thu trung bình của sản phẩm/dịch vụ trên mỗi lần bán có thể là một cách thức mà nhiều doanh nghiệp chưa hề tính tới. Tuy nhiên trên thực tế, việc chỉ cần tăng nhẹ giá sản phẩm/dịch vụ trong giao dịch đã có thể giúp nhà quản lý cải thiện rõ rệt doanh thu. Ngoài cách bán tăng giá, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng biện pháp:
- Cho phép khách hàng trả góp sản phẩm/dịch vụ theo kỳ hạn.
- Hỗ trợ tài chính để khách mua hàng dễ dàng.
- Trưng bày thêm nhiều sản phẩm tại cửa hàng.
- Thiết kế các gói ưu đãi.
- Xây dựng chính sách chiết khấu cho khách hàng khi mua số lượng lớn.
- Tặng quà với những hoá đơn giá trị cao.
Nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu về so với số vốn ban đầu bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có lãi. Để tăng cường tỷ suất lợi nhuận, nhà quản lý có thể:
- Thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên bán sản phẩm/dịch vụ.
- Quản lý hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên bán sản phẩm/dịch vụ.
- Chỉ bán những sản phẩm/dịch vụ được nhiều khách hàng mua.
- Đầu tư công nghệ, trang thiết bị sản xuất sản phẩm/dịch vụ.
- Ngưng thực hiện các chiến dịch quảng cáo không hiệu quả.
- Xin tài trợ hoặc vay mượn vốn.
Tăng cường đầu tư, bồi dưỡng và đào tạo nhân viên
Ngoài những cách thức kể trên, để tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, ngay từ ban đầu, nhà quản lý đã cần thực hiện đầu tư và bồi dưỡng cấp dưới.
Khi trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên sẽ được cải thiện tối đa, từ đó giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, thu về nhiều lợi nhuận.
Trên thực tế, phương pháp này đòi hỏi nhà quản lý phải xác định chính xác những ưu, nhược điểm của từng nhân viên nhằm đánh giá và phân bổ công việc phù hợp với khả năng của mỗi người. Thấu hiểu thực tế ấy, Testcenter.vn – nền tảng thiết lập và đánh giá năng lực nhân viên hàng đầu Việt Nam đã ra đời.
Sở hữu ngân hàng lên tới 300+ mẫu đề thi xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, Testcenter.vn phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp khác nhau. Chỉ mất khoảng 05 phút, doanh nghiệp đã có ngay những bộ đề thi đánh giá năng lực chất lượng với đa dạng hình thức câu hỏi.
Như vậy, chỉ cần thông qua thao tác tạo bài test đơn giản, nhanh chóng, doanh nghiệp đã tiết kiệm được tối đa chi phí tổ chức cùng thời gian; đồng thời có thể đánh giá một cách trực quan nhất về khả năng của cấp dưới để phân bổ nhiệm vụ phù hợp, giúp họ phát huy tối đa năng lực của bản thân nhằm tạo ra nhiều giá trị mới cho doanh nghiệp.
Tổng kết
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài tin tức do Testcenter.vn mang tới ngày hôm nay, bạn đã hiểu rõ khái niệm lợi nhuận cũng như nắm được 06 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả.
Để doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng vượt trội về doanh thu, việc đào tạo đội ngũ nhân viên chính là biện pháp cốt lõi cần nhà quản lý hết sức lưu ý. Vì vậy, đừng quên tìm hiểu và kết hợp sử dụng Testcenter.vn – nền tảng thiết lập và đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam nhằm góp phần cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay từ những bước ban đầu!
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter