Để có thể thực hiện việc đánh giá nhân viên được hiệu quả và tối ưu nhất bạn cần phải có một hoặc nhiều phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp. Vậy có bao nhiêu phương pháp đánh giá nhân viên thường được sử dụng phổ biến và đâu là phương pháp đánh giá nhân viên tốt nhất mà bạn nên sử dụng. Mời bạn cùng Testcenter tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tại sao cần có phương pháp đánh giá nhân viên? 

Phương pháp đánh giá nhân viên hay còn được gọi là phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, chính là cách đánh giá vào yếu tố, nội dung có thể giúp nhân viên cải thiện được chất lượng công việc. Đó là quá trình sử dụng các công cụ, cách thức đánh giá để biết được chính xác về công việc, về chất lượng, hiệu suất, tiến độ công việc của nhân viên để có những kế hoạch quản trị nhân sự đúng đắn.

Ví dụ thông qua các phương pháp đánh giá nhân viên, nhà quản lý có thể xác định việc tăng lương – thăng chức và giúp cho nhân viên phương hướng cần thiết để cải thiện và phát triển trong công việc của họ. Phương pháp đánh giá hiệu suất cũng là cơ hội để doanh nghiệp công nhận thành tích của nhân viên và những tiềm năng phát triển của họ trong tương lai.

Mục đích của đánh giá hiệu suất nhân viên

Rõ ràng phương pháp đánh giá nhân viên sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà quản lý. Về phía doanh nghiệp, phương pháp đánh giá nhân viên giúp tổ chức xác định giá trị và năng suất của từng nhân viên, còn về phía nhân viên thì phương pháp đánh giá nhân viên giúp họ phát triển mình tốt hơn trong công việc hiện tại và tương lai. Cụ thể:

cac-phuong-phap-danh-gia-nhan-vien
Mục đích của đánh giá hiệu suất nhân viên

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp xác định được các yếu tố cần cải thiện, cần thay đổi hay cần phát huy để tăng năng suất và chất lượng công việc.
  • Giải quyết các vấn đề, các sai sót, các nhược điểm còn tồn đọng, trước khi nó ảnh tiêu cực đến năng suất, chất lượng công việc của tổ chức. 
  • Khuyến khích nhân viên đóng góp nhiều hơn bằng cách cổ vũ những đóng góp của họ.
  • Hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực nghề nghiệp
  • Tăng tính chính xác cho quyết định sa thải, lập kế hoạch kế nhiệm hoặc lấp đầy các vị trí còn thiếu trong tổ chức.

Đối với nhân viên

  • Công nhận và ghi nhận những thành tích và đóng góp của từng nhân viên.
  • Có thể được khen thưởng hoặc có cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. 
  • Xác định và hỗ trợ nhu cầu đào tạo hoặc giáo dục bổ sung để tiếp tục phát triển nghề nghiệp.
  • Biết được bản thân cần cải thiện hay phát huy những yếu tố nào.
  • Tạo động lực cho nhân viên, giúp họ cảm thấy được quan tâm và đào tạo để trở thành phiên bản tốt hơn.
  • Cơ hội để nhân viên hoạch định con đường sự nghiệp của bản thân.

>>> Tham khảo: Năng lực nghề nghiệp là gì? Cách đánh giá năng lực nghề nghiệp chuẩn nhất

Các phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp đánh giá nhân viên khác nhau. Dưới đây Testcenter sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến: 

cach-danh-gia-nhan-vien-hieu-qua
Các phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

Phương pháp thang điểm

Phương pháp mức thang điểm hay còn gọi là phương pháp bảng điểm sẽ đánh giá nhân viên qua một bảng điểm mẫu. Trong đó liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên khi thực hiện công việc như số lượng, chất lượng, hành vi, tác phong, sáng kiến và triển vọng của nhân viên. Người đánh giá điền vào một mẫu in sẵn bằng cách ghi ký hiệu vào mức độ của mỗi yếu tố. Trong bảng có thể để một khoảng trống để người đánh giá ghi lời nhận xét.

Phương pháp xếp hạng

Đây cũng là một phương pháp đánh giá nhân viên, theo đó người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính hay yếu tố. Chẳng hạn, như xét theo yếu tố lãnh đạo, mặt phán đoán, sự cần cù, sự sáng tạo,… để xem ai xếp vị trí đầu tiên hay thứ 2, thứ 3,…

Phương pháp ghi chép lưu trữ

Nhà quản trị ghi lại những vụ việc được đánh giá rất tốt, hoặc rất xấu trong quá trình thực hiện của nhân viên và những nhân viên thực hiện công việc rất tốt hoặc rất yếu sẽ được đánh giá riêng. Ðối với những vụ việc có sai sót lớn cần lưu ý kiểm tra lại xem nhân viên đó đã khắc phục được chưa để giúp họ sửa chữa, tránh những sai lầm tiếp theo. Hoặc đối với những nhân viên làm tốt rồi thì có thể khen thưởng hoặc chia sẻ kinh nghiệm.  

quy-trinh-danh-gia-nhan-vien
Phương pháp ghi chép lưu trữ

Phương pháp đánh giá quan sát hành vi

Phương pháp đánh giá quan sát hành vi được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên, để nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Theo phương pháp này, các hành vi đối với công việc được mô tả khách quan và được dẫn chứng từ bản ghi chép những vụ việc quan trọng.

Phương pháp theo tiêu chuẩn công việc

Phương pháp đánh giá nhân viên này là đối chiếu so sánh việc hoàn thành công việc của mỗi nhân viên với tiêu chuẩn đã đề ra hoặc với mức xuất lượng theo yêu cầu. Các tiêu chuẩn phản ánh ở mức bình thường mà một nhân viên bình thường đạt được ở điều kiện bình thường. Ưu điểm của phương pháp đánh giá năng lực nhân viên này là tính khách quan của nó, Tuy nhiên đòi hỏi các tiêu chuẩn phải được xây dựng một cách khoa học, chính xác và nhân viên phải giải thích khi thay đổi tiêu chuẩn và cơ sở của việc thay đổi đó.

>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của các phương pháp đánh giá nhân viên hiện nay

Kết luận

Tóm lại, phương pháp đánh giá nhân viên là đặc biệt cần thiết trong quy trình quản trị nhân sự của bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu cảm thấy việc này khiến bạn mất quá nhiều thời gian thực hiện, theo dõi, báo cáo thì bạn có thể nghiên cứu áp dụng các phần mềm đánh giá năng lực nhân viên uy tín, đặc biệt là nền tảng Testcenter đã được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đên việc sử dụng cũng như tính năng của phần mềm, bạn hãy liên hệ Testcenter ngay nhé.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter