Đánh giá năng lực nhân sự là việc làm gần như thường xuyên và bắt buộc ở mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên cập nhật các kiến thức hữu ích về quy trình đánh giá năng lực nhân sự sẽ giúp ích cho nhà quản lý rất nhiều trong việc triển khai đánh giá hiệu quả và tối ưu hơn. Bài viết dưới đây, Testcenter sẽ giúp bạn mang đến cho bạn một số nội dung cần thiết trong khi đánh giá năng lực nhân sự. 

Đánh giá năng lực là gì?

Đánh giá năng lực là gì? Cho những bạn chưa rõ khái niệm này thì đây là hoạt động quan trọng để nắm được bao quát các khía cạnh như kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Một nhân viên có năng lực tốt khi được đặt đúng vị trí với điều kiện làm việc phù hợp thì họ sẽ mang lại kết quả cao cho doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, việc đánh giá năng lực là chính là một quy trình cần được hoàn thiện ở mỗi doanh nghiệp. Việc đáng giá sẽ giúp nhân viên có mục tiêu phát triển trong tương lai và có thể lên kế hoạch để hiện thực hoá chúng. Nhưng cũng có thể thấy rằng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng mà cần phải có sự đầu tư và có kế hoạch đánh giá rõ ràng.

Đánh giá năng lực là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực (lập kế hoạch đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, bổ nhiệm,…) cùng như dự báo trước khả năng, tốc độ xử lý công việc của mỗi nhân viên khác nhau, làm cơ sở cho các hoạch định nhân sự.

nen-tang-danh-gia-nang-luc-nhan-su
Đánh giá năng lực là gì?

Những lưu ý quan trọng khi đánh giá năng lực nhân viên

Sau khi đã hiểu rõ đánh giá nhân sự là gì, chúng ta sẽ cùng đến với một số lưu ý khi thực hiện đánh giá năng lực nhân sự. Mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng một quy trình đánh giá tối ưu và đạt được hiệu quả rõ ràng. Nếu quá trình này được tiến hành hiệu quả, sẽ nâng cao tinh thần nhân viên, khơi dậy mong muốn cống hiến cho doanh nghiệp.

Việc đánh giá hiệu quả nhân viên cũng là cơ sở để xem xét những đóng góp và cống hiến của nhân viên với doanh nghiệp, từ đó có những chế độ khen thưởng, xử phạt hợp lý. Do vậy, nhà quản lý phải nắm vững được mọi quy trình trước khi triển khai để có thể thực hiện tối ưu nhất.

Dưới đây là một số yếu tố cần quan trọng mà nhà quản lý cần chú ý trong quá trình đánh giá nhân viên:

  • Việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên phải hướng đến mục tiêu cao nhất là ghi nhận các thành viên xuất sắc và giúp thúc đẩy việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp.
  • Hoạt động đánh giá nên được tiến hành công bằng, định kỳ và khách quan. 
  • Cần chuẩn bị đầy đủ các mẫu đánh giá tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, quy định về cách thức nghiệm thu,…
cach-danh-gia-nang-luc-nhan-su
Những lưu ý quan trọng khi đánh giá năng lực nhân viên

Các tiêu chí cơ bản trong thực hiện đánh giá nhân viên

Để đánh giá đúng thì không chỉ cần hiểu rõ đánh giá năng lực là gì mà còn cần phải có những tiêu chuẩn đánh giá chuẩn. Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên sẽ là không giống nhau ở các doanh nghiệp hay thậm chí là khác nhau ở mỗi phòng ban trong tổ chức. Tuy nhiên mọi quy trình đánh giá đều có một số tiêu chí bao quát thường được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp, cụ thể:

Năng suất làm việc

Mức độ năng suất của tiêu chí đánh giá sản lượng làm việc của nhân viên trong một giai đoạn cụ thể. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được doanh thu, lợi nhuận tốt khi sở hữu nhiều nhân viên làm việc với năng suất cao. Nếu bạn có một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, cần ít hơn thời gian quy định đã có thể hoàn thành được các nhiệm vụ được giao và doanh thu hay các kế hoạch mục tiêu cũng sẽ nhanh chóng được hoàn thành.

Chất lượng công việc

Bên cạnh năng suất, hiệu suất làm việc thì chất lượng công việc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên. Tiêu chí này bao gồm các khía cạnh như kỹ năng phối hợp với các bộ phận trong làm việc, kỹ năng giao tiếp, năng suất công việc,…

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-nhan-su
Các tiêu chí cơ bản trong thực hiện đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên chỉ hiệu quả khi nhà quản lý có thể nhìn nhận vào bức tranh tổng quan, những điểm chính của quá trình. Nhưng nhà quản lý cũng nên bỏ sót các chi tiết nhỏ, các thành tích tốt, sự cố gắng, nỗ lực cũng những lỗi mà nhân viên đã mắc phải trong quá trình làm việc.

Khả năng giải quyết vấn đề

Việc xem xét khả năng tuỳ cơ ứng biến, khả năng giải quyết êm đẹp các vấn đề không hay xảy ra trong quá trình làm việc là rất quan trọng để bạn có thể đánh giá đúng khả năng này của từng nhân viên.

Hãy nhìn xem khi vấn đề xảy ra, ví dụ như sản phẩm bị lỗi nghiêm trọng, khách hàng phàn nàn gay gắt, nguồn cung cấp bị ngừng,… thì nhân viên của bạn có giữ được sự bình tĩnh hay có các phương án xử lý hợp tình hợp lý hay không. Nếu có thì rất tốt, còn nếu không thì bạn nên có kế hoạch đào tạo nhân viên của mình.

Ở các công việc nhất định như marketing hay kinh doanh, nhà quản lý cũng nên thường xuyên cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng biến và giải quyết vấn đề, để nhân viên có thể hoàn thành công việc xuất sắc hơn. 

danh-gia-nang-luc-nhan-su-chuan
Khả năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng teamwork và sự điều phối công việc

Trong bất cứ môi trường làm việc nào thì khả năng phối hợp làm việc với tập thể cũng rất quan trọng. Hãy nhìn xem khi được giao việc thì nhân viên của bạn có sự phân chia công việc như thế nào và công việc được điều ra sao, thời gian thực hiện có đúng kế hoạch hay không. Một nhân viên có khả năng điều phối công việc khi ở vị trí lãnh đạo hay không, có thúc đẩy tinh thần của đội nhóm hay không,… Những điều này là rất quan trọng và bạn đừng bỏ qua nhé.

Kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh khả năng làm chủ công việc thì giao tiếp cũng là kỹ năng rất quan trọng trong thời đại ngày nay. Một nhân viên có khả năng giao tiếp tốt là khi họ có thể lắng nghe được những chỉ dẫn của sếp, có thể trao đổi thẳng thắn và thân thiện với đồng nghiệp về những kế hoạch công việc. Bên cạnh đó, đối với khách hàng, họ còn có thể nắm được nhu cầu và thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng.

Tính tự giác

Rõ ràng là nhà quản lý sẽ không thể lúc nào cũng kề cạnh để nhắc nhở mọi nhân viên về tiến độ công việc, do đó tính tự giác của mỗi nhân viên là vô cùng quan trọng. Nhân viên có tính tự giác sẽ tự biết cách cân bằng công việc, phân chia mức độ ưu tiên trong công việc và có kế hoạch thực hiện phù hợp. Họ cũng sẽ luôn tuân thủ các deadline và yêu cầu mà cấp trên đã giao phó.

Sự trao đổi, ý kiến của khách hàng và đồng nghiệp

Với tiêu chí đánh giá hiệu suất, nhà quản lý cũng nên lấy ý kiến từ những người khác. Bởi đây là điều cần thiết để bạn có thể hiểu rõ về một nhân viên ở mọi khía cạnh, để có sự nhìn nhận đúng đắn nhất. Hãy hỏi ý kiến từ đồng nghiệp, từ quản lý trực tiếp, từ partner, từ khách hàng, hoặc thậm chí từ các phòng ban khác,… và cứ thế luân phiên hỏi ý kiến lẫn nhau. Điều này sẽ giúp nhà quản lý hiểu đủ, hiểu đúng và đánh giá chính xác nhất.

danh-gia-nang-luc-nhan-su-chuan-nhat
Sự trao đổi, ý kiến của khách hàng và đồng nghiệp

Testcenter – Nền tảng đánh giá năng lực nhân viên được tin dùng hiện nay

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đều áp dụng phần mềm đánh giá năng lực vào trong quy trình đánh giá năng lực nhân sự bởi các ưu thế vượt trội. Testcenter là nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu hiện nay, được thiết kế với các tính năng linh hoạt, phù hợp với đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Với Testcenter, nhà quản lý có thể dễ dàng tạo đề thi và tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực nhân sự online, khai thác nhiều nội dung đánh giá khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu đánh giá của tổ chức.

Ngoài ra, nền tảng đánh giá năng lực nhân sự này còn hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự theo tiêu chuẩn của các tập đoàn lớn như Google, Microsoft, Facebook. Đã có khá nhiều doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp lớn trong nước đã sử dụng và bày tỏ sự hài lòng về phần mềm Testcenter.

>>> Xem thêm: Giới thiệu phần mềm đánh giá năng lực nhân viên hàng đầu hiện nay

Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều công tác quản trị nhân sự như: có thể đánh giá nhân viên nhanh hơn, hiệu quả hơn; công tác tuyển dụng nhân sự cũng rút ngắn thời gian và có thể tuyển chọn được những nhân viên tiềm năng, tài năng hay việc đào tạo nhân viên cũng được thực hiện đúng định hướng và thực tiễn doanh nghiệp. Nền tảng còn được tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích cho nhà quản lý khám phá.

Kết luận

Trên đây, Testcenter đã giúp bạn trả lời câu hỏi đánh giá nhân sự là gì cũng như tổng hợp một số những kiến thức cần thiết khi đánh giá năng lực tại doanh nghiệp mà nhà quản lý cần phải nắm vững. Tin rằng khi có thể nắm chắc quy trình, cách triển khai đánh giá năng lực kết hợp với ứng dụng nền tảng đánh giá năng lực chất lượng, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ gặt hái được những kết quả tích cực nhất. Hãy theo dõi Testcenter để có thể liên tục cập nhật thêm nhiều kiến thức quản trị nhân sự mới nhất nhé.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter