Mô hình quản lý nhân sự đóng vài trò hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về thực tế doanh nghiệp mình để có thể xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý nhân sự tối ưu nhất. Bài viết hôm nay, Testcenter mời bạn cùng tìm hiểu 5 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả hiện nay mà mọi nhà quản lý nhân sự đều không thể bỏ qua. Dù mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ áp dụng những mô hình quản lý nhân sự khác nhau nhưng những mô hình quản trị nhân sự được giới thiệu trong bài viết đều là những mô hình tiêu chuẩn, mà mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể áp dụng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cả 5 mô hình này.

Mô hình quản lý nhân sự 5Ps của Schuler

Mô hình quản lý nhân sự hiện đại đầu tiên mà Testcenter muốn chia sẻ đó chính là mô hình quản lý nhân sự 5Ps của Schuler. Mô hình này tập trung vào các mối quan hệ nội tại giữa mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và 5 hoạt động nhân sự được hình thành từ:

  • Philosophy – Quan điểm
  • Policies – Chính sách
  • Programs – Chương trình
  • Process – Quy trình
  • Practices – Hoạt động

5 hoạt động nhân sự này đã chỉ ra mối tương tác phức tạp giữa các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát triển hành vi của cá nhân và nhóm, nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp.

Áp dụng mô hình 5Ps doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách có hệ thống tác động của những nhu cầu đó đối với 5 hoạt động quản trị nguồn nhân lực nêu trên. Mối liên kết giữa chiến lược và hoạt động quản lý nhân sự được củng cố bằng cách khuyến khích sự tham gia của người lao động vào quá trình xác định vai trò của họ. Quy trình quản trị nguồn nhân lực chiến lược cũng tạo cơ hội cho phòng nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

Mô hình quản lý nhân sự theo lý thuyết Z (quản lý kiểu Nhật) 

Nếu mô hình nhân sự 5Ps tập trung vào các mối quan hệ nội tại giữa mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thì mô hình nhân sự theo thuyết Z lại chú trọng vào việc tăng thêm sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo niềm tin và tăng sự hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc. Học thuyết Z được nhiều người ủng hộ, đối với người Nhật nói riêng và người phương tây nói chung họ luôn coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái tôi của họ. Đó là phương thức mà người Nhật sử dụng, đem lại hiệu quả và thành công lớn cho doanh nghiệp.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su-hien-nay
Mô hình quản lý nhân sự theo lý thuyết Z (quản lý kiểu Nhật) 

Áp dụng mô hình quản lý kiểu Nhật này sẽ giúp đảm bảo nhà quản lý có thể nắm bắt tình hình của nhân viên, cho phép họ tham gia quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cấp trên, cho nhân viên đưa ra đề nghị của mình rồi cấp trên mới quyết định. 

Nhà quản lý cấp cơ sở phải có đủ quyền xử lý các vấn đề cấp cơ sở; có năng lực điều hành, phối hợp những quan điểm của nhân viên; đồng thời khuyến khích nhân viên phát huy hết khả năng của họ. Nhà quản lý cấp trung phải thống nhất tư tưởng về quan điểm, điều chỉnh và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, thông báo tình hình với cấp trên và đưa ra ý kiến của mình.

Mô hình quản lý nhân viên tốt nhất là mô hình đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm trong công việc và tăng thêm tinh thần trách nhiệm. Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến phúc lợi của nhân viên, làm cho họ thấy thoải mái, không có sự phân biệt giữa cấp trên và dưới cũng như có những chế độ khen thưởng kịp thời.

Mô hình quản lý nhân sự Grow

Mô hình quản lý G-R-O-W là viết tắt cho 4 khía cạnh, bao gồm: 

  • Goal – Mục tiêu
  • Reality – Hiện thực
  • Options (or Obstacles) – Lựa chọn (hoặc Trở ngại)
  • Will – Hành động cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu

Mô hình này dựa trên nguyên lý người lãnh đạo lập kế hoạch cho một lộ trình (Goal). Dựa trên lộ trình này, các thành viên trong nhóm quyết định những mục tiêu họ cần phải đạt được và xác định tình hình, thực trạng hiện tại mà họ đang gặp phải (Reality).

Mô hình Grow cực kỳ hữu dụng
Mô hình Grow cực kỳ hữu dụng

Tiếp đến, với tư cách là người dẫn dắt đội nhóm, nhà quản lý cần lựa chọn giải pháp để thực hiện công việc, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và vấn đề phát sinh mà họ có thể gặp phải trong quá trình thực hiện công việc (Options/Obstacles). Và cuối cùng nhà quản lý cần phải thể hiện được tinh thần truyền lửa, truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ nhân sự. Nhà quản lý cần phải thổi bùng lên ngọn lửa của sự quyết tâm, của ý chí và khao khát chinh phục những mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. 

>>> Xem thêm: 4 nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý

Mô hình quản lý theo thuyết nhu cầu Maslow 

Đối với nhiều người, đặc biệt là nhân sự trong lĩnh vực Marketing, hẳn là bạn đã khá quen thuộc với thuyết Maslow. Từ thuyết này, chúng ta có thể xây dựng mô hình quản lý nhân sự lấy thuyết Maslow làm nền tảng. Đây là mô hình phổ biến và quan trọng nhất trong việc xây dựng mô hình quản lý nhân sự.

Mô hình quản lý theo thuyết nhu cầu Maslow 
Mô hình quản lý theo thuyết nhu cầu Maslow 

Như đã biết, tháp Maslow bao gồm 5 tầng và được liệt kê theo hình kim tự tháp: từ nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và ở mức cao nhất là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Nắm rõ những nhu cầu này, người lãnh đạo sẽ biết được nhu cầu của nhân viên đang ở mức nào theo mô hình tháp. Từ việc hiểu, nhà quản lý sẽ có thể để đưa ra giải pháp thỏa đáng như chế độ lương thưởng, sự đối xử công bằng và bình đẳng, sự tôn trọng nhân viên. Bên cạnh đó, mô hình quản lý này còn giúp nhà quản lý tạo điều kiện, cơ hội cần thiết để nhân viên hoàn thiện những điểm mạnh của bản thân và đóng góp tích cực vào chất lượng công việc chung của tổ chức.

Mô hình quản lý nhân sự Harvard

Mô hình quản lý cuối cùng trong top 5 mô hình quản lý mà Testcenter chia sẻ ngày hôm nay chính là mô hình Harvard, được đề xuất bởi Beer và các cộng sự vào năm 1984.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su-hieu-qua
Mô hình quản lý nhân sự Harvard

Ở mô hình Harvard, con người là trọng tâm, các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong một tập thể rất được coi trọng. Người quản lý là cầu nối, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực gắn kết các thành viên trong đội nhóm. Mô hình này cũng xác định một số yếu tố chính gắn với việc tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hoá, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.

Tất cả những yếu tố này sẽ mang đến hiệu quả từ sự tích hợp giữa chính sách quản lý nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh là lợi tức, thị phần, chất lượng sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp, tính sáng tạo, năng suất lao động, đạo đức nghề nghiệp và doanh thu. Và chung quy lại sẽ mang đến những hiệu quả kinh ngạc cho quá trình quản lý nhân sự và phát triển tổ chức về lâu dài một cách bền vững.

Kết luận

Trên đây, Testcenter đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 5 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả hiện nay được các nhà quản lý tin dùng. Mỗi mô hình sẽ có những sự phù hợp riêng đối với từng doanh nghiệp khác nhau. Do đó, là nhà quản lý thông thái, bạn có biết đâu là mô hình quản lý tối ưu nhất với bản thân và doanh nghiệp mình. Chúc bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian đến.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter