Để có thể “săn” được những ứng cử viên ngành ngân hàng tiềm năng, nhà quản lý cần có bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng phù hợp, giúp khai thác được triệt để và chi tiết về ứng viên, từ đó đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Bài viết ngày hôm nay, Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn top các câu hỏi phỏng vấn nhân viên ngân hàng hay nhất. Bên cạnh đó bạn sẽ được bật mí về công cụ đánh giá năng lực ứng viên khối ngành ngân hàng cho doanh nghiệp.

Một số vị trí công việc trong ngân hàng 

Chúng ta biết rằng, nhân viên ngân hàng chính là những người làm việc cho các ngân hàng và do đó công việc của họ liên quan tới các nghiệp vụ chính của hoạt động ngân hàng. Có thể nói, đây là môi trường có nhiều vị trí việc làm khác nhau cho ứng viên lựa chọn. Dưới đây Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn một số vị trí công việc thường gặp nhất trong ngân hàng nhé.

Giao dịch viên (Teller)

Đây chắc hẳn là vị trí quen thuộc và được nhiều người biết đến, bởi lẽ ai trong chúng ta cũng ít nhất đã từng tiếp xúc và làm việc với giao dịch viên. Giao dịch viên là vị trí yêu cầu cao về ngoại hình, chính vì vậy đây là đội ngũ hội tụ nhiều trai xinh, gái đẹp nhất trong ngân hàng. 

Giao dịch viên chính là vị trí này cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn, tiếp nhận các thắc mắc cũng như thực hiện yêu cầu của khách. Do đó, để làm được vị trí này, ứng viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn tốt mà cần phải trang bị thêm các kỹ năng khác như: khả năng giao tiếp, sự kiên nhẫn, linh hoạt,… 

cac-vi-tri-cong-viec-ngan-hang
Giao dịch viên (Teller)

Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)

Khác với giao dịch viên, nhân viên quản lý rủi ro vẫn được coi là một vị trí khá mới của nhân viên ngân hàng. Đây là là những người áp dụng các tiến bộ của khoa học và lập trình để có thể sớm phát hiện các rủi ro đồng thời tiến hành nhiều biện pháp cần thiết nhằm hạn chế khả năng ảnh hưởng của chúng. 

Đảm nhận vị trí nhân viên quản lý rủi ro, ứng viên cần phải thực hiện các công việc bao gồm: 

  • Thực hiện các công việc liên quan tới xây dựng, duy trì các chính sách, tiêu chuẩn về quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
  • Trao đổi công việc với các bộ phận khác để duy trì và hỗ trợ cũng như tư vấn các công việc, chiến lược nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng. 
  • Một số công việc phát sinh và theo chỉ đạo của cấp trên…

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Cùng với sự phát triển của thế giới, chuyên viên thanh toán Quốc tế là một vị trí công việc khá sôi động, không ngừng phát triển để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chuyên viên thanh toán Quốc tế chính là người chịu trách nhiệm để thực hiện các giao dịch quốc tế như giao dịch với các ngân hàng quốc tế hay với khách hàng quốc tế. 

Các công việc nhân viên ngân hàng cần thực hiện khi ở vị trí chuyên viên thanh toán Quốc tế bao gồm: 

  • Phối hợp với các bộ phận, phòng ban của ngân hàng để thực hiện các giao dịch, tiếp nhận chứng từ liên quan tới thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhận tiền…
  • Tiếp nhận các ý kiến, giấy tờ do khách hàng cung cấp và đảm bảo chúng tuân thủ quy định của Pháp luật của Việt Nam.
  • Đóng góp và đề xuất các giải pháp lên cấp trên nhằm cải thiện dịch vụ thanh toán quốc tế ngày một hoàn thiện hơn.
tuyen-dung-ung-vien-khoi-nganh-ngan-hang
Chuyên viên thanh toán quốc tế

Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)

Nhân viên kinh doanh cũng là vị trí không thể thiếu trong một ngân hàng. Nhân viên kinh doanh là những người thực hiện các cuộc gọi tới khách hàng để giới thiệu hoặc cung cấp các thông tin cần thiết, hữu ích về dịch vụ ngân hàng. Chẳng hạn khi ngân hàng mới phát hành một loại thẻ tín dụng mới, nhân viên kinh doanh sẽ có trách nhiệm tư vấn, gọi điện tới các khách hàng hiện tại để có thể giới thiệu tới họ về các tính năng của dịch vụ và loại thẻ này.

Nhân viên vận hành (Operations Officer)

Nhân viên vận hành được coi là một vị trí đặc thù đối với ngành ngân hàng. Đây là công việc chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo tính trơn tru và theo đúng quy trình của các giao dịch trong ngân hàng. Các giao dịch phải được tiến hành đúng cách và đảm bảo chính xác cũng như đúng thời gian. 

Ở vị trí này, ứng viên cần phải hoàn thành các nội dung công việc như sau: 

  • Quan sát và đề xuất các ý kiến nhằm cải tiến dịch vụ khách hàng để chúng ngày càng tốt và hoàn thiện hơn.
  • Hỗ trợ các phòng ban và khách hàng  
  • Sử dụng các kiến thức cần thiết về luật pháp, quản trị để thực hiện đảm bảo quy trình vận hành diễn ra theo cách tốt nhất. 

Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)

Đây là vị trí công việc khá quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng. Nhân viên kiểm toán nội bộ trong ngân hàng sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện ra các sai sót, nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra họ chính là những người đưa ra các chiến lược định hướng tư vấn cho Ban giám đốc về quản trị rủi ro, quản lý các sai sót… 

So với các vị trí khác của nhân viên ngân hàng thì đây là vị trí mà có mức lương hấp dẫn. Nhưng bù lại, nhân viên kiểm toán nội bộ đòi hỏi rất cao về chuyên môn, các yêu cầu về kinh nghiệm và sự nhạy bén về thị trường tài chính, các loại vốn, dòng tiền…

cau-hoi-phong-van-ngan-hang
Nhân viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Nhân viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Nhân viên phân tích tài chính là vị trí đảm nhiệm các công việc liên quan tới phân tích, báo cáo, tổng hợp các thông tin tài chính của ngân hàng. Bên cạnh đó cần phải dự báo các xu hướng trong bản báo cáo kết quả tài chính. Họ cũng là người đưa ra các lời khuyên, lời tư vấn về chiến lược cho giám đốc ngân hàng và các khách hàng của mình.

Nhân viên tín dụng ngân hàng (Credit Approval Officer)

Tiếp đến cũng là một vị trí khá quen thuộc mà hẳn bạn đã nghe qua, đó là nhân viên tín dụng ngân hàng. Đây là vị trí được nhiều người quan tâm trong thời gian trở lại đây. Vị trí này tuy không yêu cầu quá cao về kiến thức chuyên ngành nhưng cũng có những yêu cầu nhất định. Ở vị trí này, cần thực hiện các công việc như sau:

  • Tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua nhiều phương tiện và cách thức tiếp cận khác nhau. 
  • Giúp khách hàng hiểu về hình thức vay vốn ngân hàng thông qua việc tư vấn cho họ.
  • Lập báo cáo để báo cáo kết quả đổi với cấp trên.

Nhân viên gọi điện thoại tại ngân hàng (Telesales ngân hàng)

Cũng giống như các ngành nghề khác, ngành ngân hàng cũng có một vị trí gọi là Telesales. Nhân viên Telesales ngân hàng sẽ phải chủ động gọi điện tới khách hàng và trao đổi về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, để tìm kiếm sự hợp tác. Ở vị trí này, ứng viên cần trau dồi nhiều kiến thức, đặc biệt là các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người khác và khả năng kiên nhẫn nữa.

Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

So với các vị trí công việc ở trên, chuyên viên tư vấn đầu tư được coi là vị trí công việc khá mới tại thị trường Ngân hàng Việt Nam. Công việc này yêu cầu cao về khả năng phân tích, tư vấn về đầu tư và tài chính. 

Ứng viên cần phải thực hiện các công việc sau khi ở vị trí này:

  • Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giải pháp tài chính cho khách hàng của ngân hàng.
  • Phân tích môi trường tài chính để lên chiến lược đầu tư phù hợp.
phong-van-ung-vien-khoi-nganh-ngan-hang
Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng thường sử dụng

Ngân hàng là một ngành khá rộng lớn và có khá nhiều vị trí công việc liên quan. Do đó việc xây dựng một bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng không phải là điều đơn giản. Dưới đây, Testcenter sẽ gợi ý đến bạn một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên ngân hàng căn bản và thường gặp nhất.

Bạn hiểu gì về công việc mà mình đang ứng tuyển?

Đây là câu hỏi phỏng vấn ngân hàng mà nhà tuyển dụng muốn biết rằng ứng viên có tìm hiểu về ngân hàng trước đó hay không. Đối với những ai lần đầu phỏng vấn thì đây là một câu hỏi khó. Do đó ứng viên nên tìm hiểu trước bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của phòng ban hay vị trí ứng tuyển. Ứng viên có thể học hỏi về công việc của những người quen trong ngành. Hoặc nếu quan hệ rộng, ứng viên có thể nhờ người xin bản mô tả của nơi ứng tuyển. Khi phỏng vấn, ứng viên chỉ cần nêu tóm tắt lại chức năng và nhiệm vụ của phòng ban đó.

Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi?

Mục đích của câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng này là kiểm tra độ hiểu biết của ứng viên về ngân hàng ứng tuyển. Vì vậy, ứng viên nên tìm hiểu về báo cáo thường niên của ngân hàng. Từ đó tính toán và phân tích các chỉ số và đưa ra một số thành tích của ngân hàng đó. Ứng viên cũng có thể nêu thêm một số các thông tin thú vị khác mà ứng viên tìm kiếm được thông qua internet hoặc bạn bè, người thân làm việc trong ngân hàng, để “lấy điểm” với nhà tuyển dụng.

Bạn đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi nhưng một ngân hàng khác lại mời gọi bạn với mức lương cao hơn. Bạn sẽ xử lý thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn ngân hàng này hẳn sẽ khiến các ứng viên khó xử nếu lần đầu gặp phải. Tuy vậy, ứng viên không cần quá căng thẳng mà nên trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng. Câu trả lời của ứng viên phải thể hiện được ứng viên xem trọng ngân hàng đang ứng tuyển.

nang-luc-ung-vien-khoi-nganh-ngan-hang
Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng thường sử dụng

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đối với câu hỏi này, ứng viên không nên nói xấu công ty cũ hay sếp cũ mà bên tập trung vào các lý do chính đáng. Ứng viên có thể trả lời là mình cảm thấy môi trường làm việc cũ chưa phù hợp với bản thân và mong muốn tìm môi trường mới để học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

Điểm yếu của bạn là gì?

Đây là câu hỏi phỏng vấn phổ biến khi tuyển dụng. Câu trả lời tốt nhất là thẳng thắn nhận điểm yếu của mình. Tuy nhiên, ứng viên nên chọn lọc điểm yếu để nói. Quan trọng là ứng viên phải thể hiện được quyết tâm khắc phục điểm yếu và cố gắng để luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Điều ứng viên cần tìm trong câu trả lời của ứng viên là ứng viên có hiểu những gì về vị trí họ ứng tuyển và các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cho thấy họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Trong trường hợp khách hàng đang nổi giận vì lỗi do giao dịch viên gây ra mà bạn không biết lỗi của giao dịch viên là gì, thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng kiểm tra kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Nhà tuyển dụng cần chú ý xem ứng viên có phải người biết lắng nghe và có khả năng đưa ra cách xử lý hợp lý khiến khách hàng hài lòng hay không.

Bạn biết gì quản lý rủi ro tín dụng? Hãy nhận xét về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung?

Đây là một câu hỏi khác giúp nhà tuyển dụng kiểm tra kiến thức về tài chính ngân hàng của ứng viên. Qua câu trả lời của ứng viên, bạn sẽ biết được ứng viên có nắm vững kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ hay không.

danh-gia-nang-luc-ung-vien-khoi-nganh-ngan-hang
Công cụ đánh giá năng lực ứng viên khối ngành ngân hàng cho doanh nghiệp

Testcenter – Công cụ đánh giá năng lực ứng viên khối ngành ngân hàng cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ nhà tuyển dụng trong quá trình tìm kiếm, đánh giá và chọn lựa ứng viên tiềm năng, nhà quản lý có thể áp dụng các phần mềm tuyển dụng, các nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu như Testcenter. Nền tảng đã giúp hỗ trợ thiết lập và hoàn thiện quy trình phỏng vấn tuyển dụng của doanh nghiệp, đánh giá nhân sự theo tiêu chuẩn của các tập đoàn lớn như Google, Microsoft…

Testcenter có một số tính năng tuyệt vời, sẽ khiến cho quy trình tuyển dụng của bạn trở nên tối ưu và hiệu quả hơn rất nhiều: 

  • Hỗ trợ đánh giá năng lực dựa trên dữ liệu cụ thể

Đánh giá năng lực nhân viên trên nhiều khía cạnh thông qua các bài test online. Testcenter hỗ trợ tạo form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn, nhằm đưa ra các quyết định chính xác trong tuyển dụng & quản trị nhân sự, hạn chế tuyển sai và dùng sai người. Từ đó nền tảng ảm bảo tính công bằng, nhất quán trong quy trình đánh giá.

  • Ngân hàng 300+ đề thi mẫu

Hệ thống có khi đề test online vô cùng phong phú, gồm hơn 300 đề thi được xây dựng trên tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: quiz trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm disc, test trí thông minh IQ, EQ, đánh giá năng lực chuyên môn (PHP online test, test Marketing, Sales, Kế toán – Tài chính,…) phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau.

  • Tạo bài test online nhanh chóng với các tùy chỉnh đa dạng

Bạn có thể dễ dàng tạo bài online không giới hạn số lượng với nhiều dạng câu hỏi khác nhau: trắc nghiệm, đúng/sai, tự luận, matching, điền vào chỗ trống, câu hỏi nhóm…. đáp ứng hầu hết nhu cầu của các vị trí trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là ngành ngân hàng. 

  • Tự động tổng hợp kết quả, chính xác và nhanh chóng

Hệ thống tự động chấm điểm hỗ trợ tối đa việc lọc kết quả của từng ứng viên ngành ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu công sức và hạn chế tối đa sai sót.

Kết luận

Đến đây, hẳn là bạn đã nắm được các vị trí công việc phong phú trong ngành ngân hàng cũng  như biết được những câu hỏi phỏng vấn nhân viên ngân hàng căn bản nhất. Cùng với công cụ đánh giá năng lực ứng viên khối ngành ngân hàng cho doanh nghiệp, hy vọng rằng bạn đã có thể sáng tạo nên bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng hay.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter