Tổng hợp các chiến lược kinh doanh thường thấy ở các doanh nghiệp sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng những chiến lược phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng và thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
1. Chiến lược kinh doanh khách hàng
Trong một chiến lược kinh doanh, khách hàng chính là yếu tố sống còn, là “tài sản vô giá”. CKhách hàng trung thành đóng góp vai trò rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu. Nó giống như một mô hình giúp doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội nhằm mang những giá trị tới khách hàng và biến nó thành lợi nhuận.
Chiến lược giữ chân khách hàng trung thành là các biện pháp, kế hoạch mà mỗi doanh nghiệp vạch ra và có những phương hướng cụ thể, với mục đích tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đã có những chiến lược riêng, song những chiến lược đó chưa hẳn đã triệt để hoặc chưa thể thu hút nguồn khách hàng tối đa.
Để xây dựng chiến lược xây dựng khách hàng tối ưu, cần phải xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những chiến lược này. Bởi lẽ, khi đã xác định được mục đích, động cơ làm việc thì năng suất cũng như các phương pháp làm việc sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chiến lược khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các thông tin của khách hàng như: thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc, các vấn đề khác,… Mục tiêu để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhờ có chiến lược khách hàng, nên chúng ta sẽ biết được rằng doanh nghiệp tham gia vào ngành nào, phục vụ đối tượng khách hàng nào, định vị của doanh nghiệp trên thị trường là gì, theo đuổi chiến lược nào để chiếm thị phần ra sao.
2. Chiến lược mô hình hóa
Mô hình hoá kinh doanh là kế hoạch của công ty để kiếm lợi nhuận. Nó giúp xác định sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, thị trường mục tiêu hướng đến hay các chi phí sẽ phải bỏ ra. Một doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh thì cần phải có mô hình kinh doanh để thu hút đầu tư, tuyển dụng nhân tài và thúc đẩy quản lý nhân viên.
Tìm hiểu thêm:
>> 5 yếu tố của một chiến lược kinh doanh hiệu quả là gì?
>> Chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> 3 mô hình xây dựng chiến lược nhân sự phổ biến hiện nay
Những doanh nghiệp thành công đã áp dụng mô hình hóa kinh doanh cho phép họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức giá cạnh tranh và chi phí bền vững. Qua thời gian, nhiều doanh nghiệp thường sửa đổi mô hình kinh doanh của họ để phản ánh thay đổi môi trường và nhu cầu thị trường. Theo giáo sư quản lý Peter Drucker: “Một mô hình kinh doanh có nhiệm vụ trả lời khách hàng của bạn là ai, bạn có thể tạo hoặc thêm giá trị gì cho khách hàng và làm thế nào bạn có thể làm điều đó với chi phí hợp lý”.
Có nhiều loại mô hình kinh doanh mà bạn có thể tham khảo như: bán hàng trực tiếp, nhượng quyền thương mại, dựa trên quảng cáo và các cửa hàng truyền thống là tất cả các ví dụ về mô hình kinh doanh truyền thống.
3. Chiến lược lời hứa mục đích
Lời hứa, giống như một lời hẹn ước hoặc một cam kết, là một sự đảm bảo bằng văn bản về một kết quả trong tương lai của người phát ngôn. Cũng như vậy, lời hứa thương hiệu thể hiện được các giá trị đặc trưng, sự đáng tin cậy và đạo đức kinh doanh của mình. Ví dụ về lời hứa mục đích, ông Orin Smith, cựu CEO của Starbucks đã nói “Ở Starbucks, nhiều năm nay chúng tôi luôn được dẫn dắt bởi một lời hứa mục đích. Thay vào đó là cung cấp cho khách hàng ngày càng nhiều trải nghiệm để có thể làm phong phú thêm cuộc sống của họ”.
Những thương hiệu vĩ đại đã hứa sẽ giữ đúng lời hứa một cách vui vẻ, chân thành nhằm đem lại sự thoải mái cho khách hàng. Ngược lại, câu chuyện khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát mới đây, hay câu chuyện của Shark Liên và nhà máy nước sông Đuống, Coca-cola với hành vi trốn thuế ở Việt Nam là những hồi chuông đáng báo động về cách mà các thương hiệu thực thi lời hứa của mình. Một khi đã bất chấp tất cả để quay ngược với lời hứa, thương hiệu sẽ bị công chúng quay lưng. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – chỉ một con ruồi có thể làm lung lay tận gốc rễ của cả một thương hiệu hàng đầu.
Chiến lược lời hứa mục đích của thương hiệu còn là một “lời tuyên thệ” ngắn gọn và xúc tích nhất về giá trị vượt trội của thương hiệu hướng đến người tiêu dùng, khách hàng và công chúng. Lời hứa giúp chuyển tải được (một hoặc một vài trong số các giá trị) sứ mệnh, tầm nhìn, phong cách, văn hóa doanh nghiệp hay hệ niềm tin cốt lõi của thương hiệu.
4. Chiến lược đòn bẩy
Có thể hiểu, chiến lược đòn bẩy được hiểu là doanh nghiệp không phải là người hoàn hảo nhất, do đó hãy hợp tác với ai giỏi hơn doanh nghiệp bạn và tạo ra những sản phẩm có liên kết thực sự với họ.
Một ví dụ cho chiến lược đòn bẩy kinh điển đó là một sản phẩm hợp tác thương hiệu Betty Crocker hợp tác với Hershey, để đưa sirô sô cô la vào công thức bánh brownie đặc trưng của họ. Đây là một cách thú vị để kết hợp hai thương hiệu cổ điển mang đến một trải nghiệm tuyệt vời cho người hâm mộ bánh ngọt và sôcôla.
Hay như Starbucks và Spotify và chiến lược đòn bẩy để tạo ra hệ sinh thái âm nhạc đầu tiên. Starbucks đã nhân rộng trải nghiệm cửa hàng cà phê cao cấp thành một thương hiệu toàn cầu lớn, sử dụng âm nhạc để tạo ra môi trường xung quanh cà phê của mình. Starbucks và Spotify đã tạo ra một quan hệ đối tác đồng thương hiệu sáng tạo để xây dựng một hệ sinh thái âm nhạc, cho phép các nghệ sĩ tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng Starbucks và cho Starbuck quyền truy cập vào đĩa hát mở rộng của Spotify.
5. Tổng hợp chiến lược kinh doanh thị trường
Chúng ta có thể hiểu chiến lược thị trường chính là thay vì tiêu diệt, loại bỏ lẫn nhau thì các doanh nghiệp có thể cùng đoàn kết, cùng nhau mở rộng nhu cầu khách hàng và mở rộng khách hàng của chính mình. Đặc biệt trong kỷ nguyên chuyển đổi số, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Chiến lược phát triển thị trường là phương thức tăng trưởng của doanh nghiệp bằng con đường đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào thị trường mới. Tất nhiên, chiến lược phát triển thị trường chỉ có hiệu quả khi các thị trường mới mà doanh nghiệp sẽ tham gia đó chưa bị bão hòa.
Một số biện pháp để phát triển chiến lược thị trường, đó là:
- Chính sách sản phẩm: là phương thức kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách giá cả: được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cố chế độ tài chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao.
- Phân phối: là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu.
- Tiếp thị bán hàng: là làm sao để khách hàng chú ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng.
6. Chiến lược thương hiệu
Một cách dễ hiểu, chiến lược thương hiệu là một tập hợp các hướng dẫn, giải pháp, kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách thành công nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.
Trong chiến lược thương hiệu, để xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải thấu hiểu bản sắc thương hiệu, trả lời được các câu hỏi: “Mình là ai”, “Vì sao mình xuất hiện trong thị trường”, “Giá trị mình muốn đưa đến cho khách hàng là gì”, “Điều gì làm mình trở nên khác biệt”…
Những điều này sẽ giúp nhà quản lý có sự đào sâu tìm hiểu, sáng tạo chiến lược phù hợp để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu tối thượng chính là định vị thương hiệu, nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
>> 3 bước xây dựng chiến lược nhân sự dành cho doanh nghiệp
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
>> Tổng hợp kiến thức hữu ích về các chiến lược kinh doanh
7. Chiến lược kinh doanh xã hội
Đây cùng là một trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vượt lên trên lợi nhuận thì một doanh nghiệp cần có mục tiêu cốt lõi và sau cùng là làm cho cuộc sống về vật chất và tinh thần của nhóm khách hàng đó ngày càng nâng cao. Doanh nghiệp cần quan tâm đến cách hoạt động thú vị, làm cho khách hàng của mình hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn, từ đó xuất phát sự yêu mến tự nhiên dành cho thương hiệu.
Ví dụ gây sốt về chiến lược xã hội mà Coca-cola từng thực hiện có tên chiến dịch “Hello Happiness”. Coca-cola cho xây dựng 5 buồng điện thoại công cộng mang tên “Hello Happiness” tại khu sinh sống và làm việc của những người lao động xa quê tại Dubai. Điểm đặc biệt của những buồng điện thoại này là không sử dụng đồng xu mà là những nắp chai Coca, mỗi nắp có giá trị 54 xu tương ứng với 3 phút gọi điện quốc tế. Những hình ảnh chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc của những lao động khi họ nói chuyện với gia đình chính là điểm sáng cho thành công xây dựng từ khóa “Hạnh phúc” của nhãn hàng luôn đồng cảm với xã hội nhân văn này.
Kết luận
Ngoài tổng hợp các chiến lược kinh doanh trên đây, chúng ta có thể bắt gặp thêm các chiến lược kinh doanh khác như: chiến lược mắc xích, chiến lược lợi ích, chiến lược nguyên khí,… Tuỳ vào tình hình thực tiễn của doanh nghiệp mà nhà nhà quản lý có thể lựa chọn các chiến lược sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả khi bắt tay xây dựng chiến lược kinh doanh thì nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Trong đó, công cụ đánh giá năng lực nhân sự sẽ là một phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển bền vững.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter