Năng lực nghề nghiệp là gì? Trong từng ngành nghề khác nhau sẽ đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết này!
Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là sự cân bằng yếu tố chuyên môn và kỹ năng, nhằm áp dụng vào thực tế công việc. Nó giúp giải quyết những vấn đề và mang lại những kết quả tích cực. Mỗi loại hình công việc sẽ yêu cầu năng lực nghề nghiệp khác nhau. Năng lực cao thực chất chính là minh chứng cho sự thật là người đó phù hợp với công việc đặc thù ấy hơn những người khác.
>> Đọc thêm: 3 bước đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý
Bên cạnh đó, khung năng lực nghề nghiệp còn là yếu tố giúp nhân viên tự đánh giá hiệu suất làm việc và xây dựng phương hướng phát triển bản thân trong tương lai. Nó cũng giúp doanh nghiệp tạo bước đào cho quy trình đào tạo và thăng tiến.
Có thể nói, năng lực của một cá nhân chính là khả năng làm chủ công việc, tốc độ nhận thức và kỹ năng vượt trội của họ. Năng lực của tất cả mọi người là không giống nhau, có người trội hơn nhưng cũng có người yếu hơn. Những nhân viên sở hữu năng lực nghề nghiệp vượt trội chính là chính là những nhân viên ưu tú mà doanh nghiệp mong mỏi tìm kiếm.
Các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp. Trong mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau lại yêu cầu những nhóm năng lực khác nhau, cùng với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, có 3 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống đánh giá năng lực nhân sự bao gồm:
- Nhóm Attitude (thái độ): là tất cả những gì thuộc về ý thức, thái độ hay nói cách khác đây là nhóm thuộc phạm vi cảm xúc, tình cảm. Thông qua thái độ, sự phản ứng của bản thân với công việc có thể cho thấy được ý thức của nhân viên với công việc ra sao.
- Nhóm Skill (kỹ năng): chính là các thao tác, cũng như phương thức sử dụng, áp dụng của bản thân vào công việc. Thông qua sự hiểu biết thì những hành động phải được thể hiện ra qua một vài khía cạnh cụ thể như: năng lực về giao tiếp, năng lực về quản trị, kỹ năng về quản lý và sắp xếp thời gian,…
>> Đọc thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên như thế nào là đạt hiệu quả?
- Nhóm Knowledge (sự hiểu biết): phản ánh trình độ học vấn cũng như tri thức, năng lực tư duy của một người. Đây là nhóm kỹ năng cơ bản mà bất kỳ ai đều phải có khi bắt đầu công việc bất kỳ. Có thể có được qua quá trình học tập, đào tạo tại nhà trường cũng như ở các công ty, doanh nghiệp.
Ví dụ về năng lực nghề nghiệp là gì?
Như đã nói ở trên, mỗi ngành đặc thù cần phương pháp rèn luyện năng lực khác nhau và những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu năng lực nghề nghiệp ở một số ngành nghề, lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay, đó là:
Ngành công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ triển như vũ bão, các kỹ sư công nghệ thông tin trở thành ngành nghề được săn đón. Để hoàn thành tốt công việc, nhân sự ngành này cần rất nhiều năng lực và chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, năng lực nổi trội nhất ở bất kỳ kỹ sư công nghệ thông tin nào là năng lực chuyên môn.
Nhân sự ngành công nghệ thông tin phải không ngừng tiếp thu nhiều phương pháp lập trình, mã code và xu hướng trên thế giới. Chính vì thời gian và chất xám mà họ bỏ ra nên thu nhập của ngành này cũng lớn hơn so với các ngành nghề khác.
>> Tham khảo thêm: Công cụ đánh giá năng lực Lập trình viên chính xác nhất cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, năng lực ngoại ngữ cũng góp phần đánh giá năng lực, sự tiến bộ của nhân viên IT. Các tài liệu quốc tế hay phần mềm được mã hoá bằng code, tiếng nước ngoài có thể là rào cản với những nhân viên không có nền tảng ngoại ngữ hoặc trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
Ngành giáo dục
Cùng với y tế thì giáo dục là ngành nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là “đầu tàu” mang lại kiến thức và khả năng hòa nhập cộng đồng cho thế hệ học sinh, sinh viên. Vì thế, năng lực ngành nghề của giáo viên, giảng viên là yếu tố rất được chú trọng.
Trong số các năng lực nghề nghiệp nói chung, các giáo viên cần chú trọng nhất tới năng lực chuyên môn. Kiến thức, tư duy và khả năng truyền tải góp phần đánh giá một nhân sự giáo dục tiềm năng hay không. Bên cạnh đó, thông tin và giáo trình giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới quan của học sinh. Việc hình thành nhân phẩm và đạo đức cũng bắt đầu từ trường lớp và thầy cô. Chính vì thế, chuyên môn là yếu tố không thể tách rời khỏi năng lực ngành giáo dục.
>> Đọc thêm: 4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản cần có của mọi nhân sự
Phương pháp giảng dạy cũng là câu chuyện đem lại nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Ngày nay, không chỉ khả năng chuyên môn mà các thầy cô giáo cũng phải không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới về tâm sinh lý, cách giao tiếp cùng học trò, kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, giáo dục điện tử,… giúp học trò cảm thấy hào hứng hơn với bài giảng và từ đó các thầy cô giáo cũng hoàn thành tốt hơn công việc giảng dạy của mình.
Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh không phải ngành nghề mới nhưng nó đem lại nguồn nhân lực vô cùng dồi dào. Nhân sự ngành này có thể tận dụng bản năng và năng lực giao tiếp sẵn có để phát triển sự nghiệp. Khả năng giao tiếp và ngoại giao chính là chìa khóa giúp nhân viên kinh doanh thành công.
Một số vị trí kinh doanh kỹ thuật sẽ đòi hỏi năng lực chuyên môn. Đặc biệt là ngành sale B2B, máy móc hay thiết bị công nghiệp. Việc trau dồi kiến thức về cơ khí là vô cùng quan trọng. Nó hỗ trợ nhân viên tư vấn chính xác và truyền tải nội dung hữu ích tới khách hàng.
>> Tham khảo thêm: Cẩm nang quản trị nhân sự thời đại số hiệu quả dành cho nhà quản lý
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh là nhóm nhân sự có năng lực hoạch định chiến lược tương đối tốt. Họ sắp xếp lịch trình tiếp đón khách hàng và công tác dày đặc và thường không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Môi trường nhân viên kinh doanh cạnh tranh khốc liệt là cơ hội để nhân sự ngành này cải thiện năng lực cá nhân. Họ tự kiểm soát cảm xúc, công việc và đối tác của mình một cách toàn diện.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của TestCenter.vn đã giúp bạn có thêm những kiến thức hay về khung năng lực nghề nghiệp. Tin rằng, khi chúng ta luôn cố gắng hoàn thiện và trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn mỗi ngày, chúng ta sẽ trở nên ưu tú và được đánh giá cao.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter