Xây dựng chiến lược nhân sự được đánh giá có chức năng vô cùng quan trọng để thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Việc triển khai chiến lược nhân sự thể hiện quan điểm đầu tư vào nguồn lực của một doanh nghiệp. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Testcenter tìm hiểu về 3 bước xây dựng chiến lược quản trị nhân sự.
Chiến lược nhân sự là gì?
Chiến lược nhân sự được hiểu là một hệ thống các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho nhóm nhân lực hoặc nhóm công việc cụ thể. Mục tiêu là đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và tổ chức. Quá trình này thông thường gồm 5 giai đoạn:
>> Xem thêm: 3 mô hình xây dựng chiến lược nhân sự phổ biến hiện nay
- Phân tích ngành
- Định hướng và giá trị của doanh nghiệp
- Phân loại và xác định các nhóm nhân sự quan trọng
- Xây dựng chiến lược nhân sự
- Triển khai chiến lược nhân sự (xây dựng các quy chế, quy trình và kế hoạch nhân sự).
Lợi ích của xây dựng chiến lược nhân sự
Để trả lời cho câu hỏi lợi ích của xây dựng chiến lược quản lý nhân sự, bạn thử hãy tưởng tượng doanh nghiệp của mình trong 3-5 năm tới và trả lời những câu hỏi sau đây:
- Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì sau 3-5 năm tới? Tầm nhìn chiến lược của công ty bạn trong thời gian tới là gì?
- Khi đó, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp bạn sẽ ra sao?
- Bạn cần phải làm gì để giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của bạn, để họ đủ khả năng giúp công ty của bạn tạo thế cạnh tranh trong tương lai?
Đến đây, hẳn bạn cũng sẽ nhận thức được những lợi ích cơ bản của việc xây dựng chiến lược quản lý nhân sự:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng nhân sự để đáp ứng cho quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Đúng người – Đúng khả năng – vào Đúng thời điểm – Đúng vị trí).
- Chiến lược nhân sự giúp doanh nghiệp có một lộ trình để “đi trước” hoặc “bắt kịp” sự thay đổi và các xu hướng mới về nguồn nhân lực trong ngành nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
- Giúp lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định quan trọng về nhân sự như: khen thưởng, đề bạt, sa thải,….
3 bước xây dựng chiến lược quản trị nhân sự
Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 3 bước chính để xây dựng chiến lược quản lý nhân sự.
Bước 1: Phân tích ngành
Chúng ta biết rằng, mọi ngành đều có sự thay đổi theo thời gian. Việc phân tích, hiểu biết các xu hướng thay đổi của ngành đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo yêu cầu đối với nguồn nhân lực của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những nội dung chính trong phân tích ngành, đó là:
>> Tham khảo thêm: 5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Xu hướng tăng trưởng của ngành
Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sự thiếu hụt hoặc dư thừa nhân lực trong tương lai. Trong những ngành có tốc độ tăng trường cao, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về tuyển dụng nguồn nhân lực tăng cao dẫn đến sự thiếu hụt. Chi phí sử dụng lao động vì vậy cũng tăng cao.
Ngược lại, đối với các ngành có tốc độ tăng trưởng thấp sẽ dẫn đến xu hướng mua lại – sáp nhập giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tái cơ cấu, cải thiện năng suất lao động hoặc cắt giảm nhân sự để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xu hướng thay đổi trong thị hiếu của khách hàng
Việc nắm bắt xu hướng này cũng như cơ cấu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh về mô hình kinh doanh, giá trị cung cấp cho khách hàng và chiến lược kinh doanh. Nắm bắt xu hướng thay đổi trong thị hiếu của khách hàng còn là cơ sở để doanh nghiệp có những có kế hoạch đào đào nhân sự.
Từ đó, đáp ứng những kỹ năng hoặc năng lực mới phù hợp với khách hàng trong tương lai.
Xu hướng cạnh tranh trong ngành
Bao gồm sự thay đổi về bản chất lợi thế cạnh tranh, nguồn lực cạnh tranh, tương quan cung cầu. Xu hướng cạnh tranh trong ngành thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng ngành, sự thay đổi trong thị hiếu khách hàng.
Những xu hướng này có thể buộc doanh nghiệp phải thay đổi lợi thế cạnh tranh, thiết kết lại chuỗi giá trị. Do đó, nó làm thay đổi vai trò của năng lực, công nghệ và nguồn lực. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong tương lai của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích định hướng và giá trị của doanh nghiệp
Chiến lược nhân sự là một phương thức để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc hiện thực hoá định hướng của tổ chức. Việc phân tích định hướng, giá trị của doanh nghiệp và các quy trình cốt lõi là cơ sở để doanh nghiệp phân loại được các nhóm nguồn nhân lực.
>> Tham khảo thêm: Xu hướng quản trị nhân sự mới dành cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, nó giúp xác định được các yêu cầu đối với mỗi nhóm nguồn nhân lực để có thể phát triển các chiến lược cụ thể. Để phân tích định hướng và giá trị của doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải xác định rõ:
- Định hướng phát triển tổng thể: doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tăng trưởng, ổn định, tái cấu trúc hay cắt giảm quy mô
- Danh mục lĩnh vực kinh doanh: Sẽ tham ra lĩnh vực mới nào? Lĩnh vực nào doanh nghiệp cần duy trì hoặc rút khỏi ngành?
- Phạm vi kinh doanh: doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm, khách hàng mục tiêu, khu vực thị trường hoặc công đoạn nào trong chuỗi giá trị ngành?
- Lợi thế cạnh tranh: doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với thị trường bằng việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hay đổi mới sáng tạo
- Năng lực cốt lõi và chuỗi giá trị: năng lực cốt lõi nào doanh nghiệp cần xây để giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, vai trò của các quy trình trong chuỗi giá trị đối với việc tạo giá trị cho khách hàng và lợi thế chiến lược.
Bước 3: Phân loại các nhóm nhân sự quan trọng
Một bước không thể thiếu nữa, đó chính là phân loại các nhóm nhân sự quan trọng. Chúng ta biết rằng, mỗi chiến lược kinh doanh có các yêu cầu năng lực và quy trình khác nhau. Do đó, khi xây dựng chiến lược nhân sự, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các chính sách nguồn nhân lực khác nhau cho mỗi nhóm nhân lực và đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu từ phía chiến lược kinh doanh.
Kết luận
Trên đây là 3 bước xây dựng chiến lược quản trị nhân sự chính cần có trong một mô hình chiến lược nhân sự. Ngoài 3 bước trên đây, nhà quản lý vẫn có thể bổ sung thêm những bước khác để hoàn thiện quy trình chiến lược nhân sự. Chúc bạn sẽ có thể xây dựng được mô hình chiến lược nhân sự hoàn thiện và tối ưu nhất với thực trạng doanh nghiệp của mình.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter