Có lẽ còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu được nghề lập trình viên PHP là gì và công việc chính của một nhân viên lập trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về lập trình viên PHP!
Lập trình PHP là gì?
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó, PHP có lẽ là dạng ngôn ngữ phổ biến nhất. Ngôn ngữ PHP được đánh giá là loại ngôn ngữ lập trình dễ học, dễ làm quen đối với cả những người không theo học chuyên ngành công nghệ thông tin.
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?
PHP là viết tắt của Hypertext Preprocessor và được phát triển từ năm 1994 cho đến nay. Cụ thể, PHP là ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở, chạy ở server, sinh ra mã html trên client và được dùng để tạo ra các ứng dụng web.
Lập trình viên PHP là gì?
Lập trình viên PHP là người sử dụng ngôn ngữ PHP để tạo ra ứng dụng hay website bằng cách sử dụng các ngôn ngữ kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu nào đó để phát triển ứng dụng.
Ngày nay, PHP là ngôn ngữ phổ biến bởi nó được sử dụng miễn phí, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi muốn thiết kế và phát triển web.
>> Tham khảo thêm: Bài test online đánh giá năng lực ứng viên dành cho doanh nghiệp
Lập trình viên PHP thường làm gì?
Công việc chính của nhân viên lập trình là lập trình website. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì họ cũng có các công việc đặc thù khác nhau. Có thể kể đến như:
- Lập trình website: Đây là một trong số các công việc đặc thù của nhân viên lập trình. Họ sử dụng ngôn ngữ PHP nhằm tạo ra các website theo yêu cầu. Mạng xã hội Facebook là một trong số nhiều website sử dụng loại ngôn ngữ phổ biến này.
- Quản trị website: một số công việc như duy trì server, sửa lỗi code, xây dựng và nâng cấp website.
- Viết Plugin: Hệ CMS tạo website một cách đơn giản của PHP như WordPress rất nổi tiếng với hàng triệu người dùng.
- Phát triển ngôn ngữ PHP: ngôn ngữ lập trình PHP là loại mã nguồn mở và được phát triển dưới sự đóng góp của nhiều người.
Ngoài ra, sử dụng công cụ đánh giá năng lực nhân sự thông qua các bài test online giúp nhìn nhận chính xác về năng lực của ứng viên cũng như nhân sự dành cho doanh nghiệp.
Mô tả công việc lập trình viên PHP
Lập trình viên PHP là một nghề đòi hỏi sự kiên trì, tính cẩn thận tỉ mỉ trong công việc và đặc biệt là khả năng làm việc độc lập. Công việc cụ thể của nhân viên lập trình là:
- Viết mã back-end và xây dựng mô đun PHP sao cho đạt được hiệu quả cao nhất
- Phát triển cổng backend với cơ sở dữ liệu để tối ưu hóa
- Phân tích yêu cầu của trang web và các ứng dụng
- Tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm định hướng sản phẩm trong từng thời điểm
- Tham gia sửa lỗi và tiến hành nâng cấp sản phẩm
- Cập nhật tính năng để đạt hiệu suất tốt nhất
- Thử nghiệm ứng dụng website
Cho dù làm ở mảng nào thì nhân viên lập trình đều trải qua 4 giai đoạn sau: xây dựng và thiết kế ứng dụng, kiểm tra và sửa lỗi nhằm nâng cấp hệ thống, giải quyết vấn đề tồn đọng, phát triển công nghệ mới.
Mức lương của lập trình viên PHP
Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm mà một lập trình viên PHP có thể được trả nhiều mức lương khác nhau.
>> Xem thêm: Nhân viên Facebook Ads là gì? Đề test năng lực dành cho doanh nghiệp
- Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm: Mức lương khởi điểm cho vị trí lập trình viên PHP dao động trong khỏng 5 – 9 triệu đồng/tháng.
- Đối với người có kinh nghiệm hoặc đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp: Mức lương mà nhân viên lập trình có thể nhận được trong khoảng 15 – 45 triệu đồng/tháng.
Càng trang bị kiến thức và kỹ năng đủ sâu rộng thì chắc chắn đây là một trong những công việc được đối đãi rất tốt.
Để trở thành lập trình viên PHP giỏi cần có tố chất gì?
Để có thể trở thành một lập trình viên giỏi và sở hữu mức lương mơ ước thì bạn cần trau dồi một số tố chất sau đây:
Kỹ năng quản lý
Để có thể trở thành một lập trình viên PHP chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý là một trong số những yếu tố không thể thiết. Khi trang bị được kỹ năng quản lý, lập trình viên có thể dễ dàng xử lý được nhiều dự án cùng lúc.
Bên cạnh đó, bạn có thể biết được đâu là dự án cần phải xử lý trước và làm như thế nào để đạt hiệu quả tối đa.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Không thể tránh được các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc. Có thể nói, đây chính là một phần công việc của các nhân viên lập trình PHP. Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng bắt buộc cần phải có.
Để có thể xử trí kịp thời các vấn đề xảy ra, nhân viên lập trình phải nắm bắt được kịp thời các vấn đề đã, đang và có thể xảy ra đối với website và các ứng dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Content marketing là làm gì? Các loại content marketing đạt hiệu quả cao
Cẩn thận, tỉ mỉ
Ngôn ngữ lập trình PHP là dạng ngôn ngữ lập trình sử dụng rất nhiều đoạn mã lệnh nhỏ lẻ khác nhau. Bởi vậy, cẩn thận và tỉ mỉ trong từng câu lệnh là điều cực kỳ cần thiết.
Chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình làm việc cũng có thể tạo ra sai khác rất lớn, làm cho trang web và ứng dụng có thể không sử dụng được.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về nghề lập trình viên PHP và các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên lập trình chuyên nghiệp. Tham gia thực hiện bài test online dưới đây để kiểm tra năng lực của ứng viên cũng như nhân viên lập trình PHP dành cho doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter