Quy trình chuyển đổi số là gì
Quy trình chuyển đổi số là gì

Áp dụng quy trình chuyển đổi số (digital transformation) là lối đi an toàn giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua được rủi ro khó có thể lường trước, cũng như có được nền tảng để phát triển những chiến lược tăng trưởng kinh doanh dài hạn. Vậy cụ thể chuyển đổi số là gì? Khi nào nên xây dựng quy trình chuyển đổi số? 3 xu hướng công nghệ phổ biến đang được áp dụng trong quy trình chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là gì?

Có một thực tế là cùng với việc tác động khá toàn diện vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số bị lạm dụng khá nhiều. Điều này khiến khái niệm chuyển đổi số bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như số hóa (digitization) và ứng dụng số hóa (digitalization),…

Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Nó là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách thức vận hành và những việc làm cụ thể từ trước đến nay.

Ví dụ: công việc viết thư cho khách hàng mỗi ngày qua SMS trước đây là một công việc thủ công, nhưng sau quá trình số hóa thông tin và ứng dụng số hóa, công việc này được thực hiện bằng hệ thống một cách hàng loạt và đồng bộ. Ngoài ra, hệ thống còn có thể gọi tự động cho khách hàng và khách hàng có thể tương tác trong thời gian diễn ra cuộc gọi để nhận thông tin.

>> Xem thêm: Cập nhật “bí kíp” mới nhất trong quản trị doanh nghiệp dành cho nhà quản lý

Khi nào nên xây dựng quy trình chuyển đổi số?

Theo một khảo sát năm 2019 của International Data Group, gần 90% các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi với các bước khác nhau, đi từ bước nghiên cứu đến việc thực hiện. Hơn 30% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp coi chuyển đổi kỹ thuật số là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chuyển đổi kỹ thuật số xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, từ thương mại, tài chính – ngân hàng đến y tế, giáo dục, du lịch và giao thông vận tải. Nó mang lại hiệu quả ở nhiều khía cạnh: sự vượt trội trong hiểu biết của khách hàng, tăng năng suất làm việc, đảm bảo giá cả cạnh tranh và tăng tốc độ sáng tạo.

Các quy trình chuyển đổi số
Các quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
  • Nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thường ít có sự biến động lớn, chuyển đổi số chưa phải là điều chưa cần thiết ở hiện tại. Sử dụng các công cụ công nghệ đánh giá năng lực nhân sự toàn diện cũng là một trong các bước giúp doanh nghiệp số hóa.
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành dịch vụ/ B2B thì bạn cần phải xem xét. Bởi đây là thị trường chứng kiến sự thay đổi trong hành vi người dùng liên tục. Doanh nghiệp nên bình tĩnh quan sát thật kỹ và có những đánh giá đúng đắn về sự phản ứng của các doanh nghiệp cùng ngành, của đối thủ trước xu thế mới.

Ví dụ về chuyển đối số tại các doanh nghiệp trên thế giới 

Best Buy

Ví dụ đầu tiên chính là Best Buy – nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ. Phải mất 7 năm để chuyển đổi số trong kinh doanh, nhưng việc phát triển kỹ thuật số đã giúp Best Buy trở thành một trong số những công ty sử dụng công nghệ để làm phong phú thêm sản phẩm và thị phần.

Công ty đã thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp để số hóa trải nghiệm khách hàng, cải thiện thời gian giao hàng và bắt đầu tư vấn cho người tiêu dùng và giúp họ khai thác tối đa các thiết bị số của mình. Kết quả là giá cổ phiếu của họ đã tăng từ 23,70 USD năm 2012 lên khoảng 74 USD trong những năm gần đây.

>> Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

Nike

Khi cảm thấy mình bắt đầu trở nên ì ạch và lỗi thời, ban lãnh đạo của Nike đã không ngần ngại thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh nhằm thay đổi tư duy, chuỗi cung ứng và thương hiệu của công ty để có thể kết nối tốt hơn với khách hàng của mình. 

Công ty tập trung vào phân tích dữ liệu, cập nhật chiến lược thương mại điện tử, tạo các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ hơn và tăng cường bán hàng trực tuyến cho khách hàng. Việc sử dụng hiệu quả dữ liệu người tiêu dùng đã khiến Nike mở các cửa hàng lý tưởng, tạo ra nhiều cơ hội và cải thiện trải nghiệm khách hàng trực tuyến và thông qua ứng dụng. kết quả là doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ. 

Microsoft

Được biết đến như một ông lớn không ngừng sáng tạo với Office Suite và các sản phẩm hàng đầu khác, nhưng Microsoft cũng đã phải chứng kiến ​​sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Apple, Amazon và các công ty khác khiến giá cổ phiếu của họ tụt lại. Công ty đã quyết định thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện. 

Sự chuyển mình của Microsoft đã dẫn đến mức vốn hóa thị trường là 1 nghìn tỷ USD và nâng giá trị cổ phiếu của hãng từ 38 USD năm 2014 lên 136 USD những năm gần đây. Nếu không thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh những thành tựu đó sẽ không thể trở thành hiện thực.

3 xu hướng công nghệ phổ biến đang được áp dụng trong quy trình chuyển đổi số

Bên cạnh những công nghệ phổ biến thường thấy thì nhiều doanh nghiệp đã bắt kịp những xu hướng công nghệ mới trong quy trình chuyển đổi số, như:

 quy trình chuyển đổi số có gì
3 xu hướng công nghệ phổ biến đang được áp dụng trong quy trình chuyển đổi số
  • Tích hợp CRM trong khai thác tiềm năng dữ liệu: việc ‘tối ưu tiềm năng dữ liệu sở hữu’ là bí quyết chung của 54% doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số. 
  • Đấu nối các giải pháp dựa trên ‘điện toán đám mây’ (cloud): doanh nghiệp sẽ sử dụng những hệ thống, phần mềm sẵn có, được cung cấp dưới hình thức trả phí định kỳ như Gmail, Dropbox, Hubspot, Salesforce… Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể để đầu tư nguồn lực xây dựng một hệ thống riêng.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): tạo ra môi trường nơi con người và ‘máy móc’ có thể hợp tác với nhau để khai thác tối đa tiềm năng từ dữ liệu.

Kết luận

Quá trình chuyển đổi số là câu chuyện rất dài và cần rất nhiều sự đầu tư công sức, nhân lực, vật lực để giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn, bắt kịp xu thế chuyển đổi số doanh nghiệp, không bị bỏ lại trong xu thế thế giới mới. Hy vọng bài viết mà Testcenter chia sẻ đã giúp bạn sáng tỏ một số những điều còn mơ hồ về thuật ngữ chuyển đổi số.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

tool đánh giá năng lực nhân sự toàn diện

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter