Bên cạnh kiến thức chung về chuyên môn thì những câu hỏi về kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng để lựa chọn ứng viên. Khác với yếu tố về chuyên môn, đánh giá kỹ năng mềm lại đòi hỏi chính sự linh hoạt xử lý từ phía ứng viên. Vậy làm thế nào để đánh giá kỹ năng mềm một cách chính xác nhất?
Tại sao những câu hỏi về kỹ năng mềm lại quan trọng?
Những câu hỏi về kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng để đánh giá ứng viên hiệu quả. Đây là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng phải công nhận. Bởi nếu kỹ năng “cứng” có thể giúp ứng viên bắt đầu sự nghiệp thì yếu tố kỹ năng “mềm” sẽ là chìa khóa giúp nâng cao năng lực và có những dấu ấn đáng kể trong sự nghiệp.
Ví dụ, một ứng viên có bằng cấp cao nhưng không có khả năng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm, không khéo léo trong cách làm việc với khách hàng, thì cũng sẽ trở thành một nhân tố “độc hại” cho tổ chức. Hay một người lãnh đạo ngoài nắm vững kiến thức về chuyên môn ra cũng cần phải có tầm ảnh hưởng và đầu óc tư duy chiến lược.
Tuy nhiên, kỹ năng mềm lại rất khó để đánh giá chính xác. Nếu như kỹ năng “cứng” có thể được thể hiện qua chứng nhận, qua bằng cấp, thì tiêu chí đánh giá kỹ năng mềm lại không có một quy chuẩn chung nào cả. Vậy nên, để có thể đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất, nhà tuyển dụng nên bỏ túi những mẫu câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên.
>> Có thể bạn quan tâm: 3 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên hiệu quả nhất
5 mẫu câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên
Kỹ năng giao tiếp
Để có thể đánh giá về kỹ năng giao tiếp của ứng viên, nhà tuyển dụng không nên bỏ qua những câu hỏi như:
1. Hãy giới thiệu bản thân bạn trong vòng 2 câu
2. Thử tưởng tượng bạn đang nói chuyện với một người lớn tuổi và bạn sẽ giải thích thế nào để họ hiểu nghề nghiệp hiện tại của bạn
3. Hãy giới thiệu về bất cứ vật dụng gì trong căn phòng này, khiến tôi thích thú để mua nó
4. Đồng nghiệp coi thường thành quả công việc của bạn? Bạn sẽ làm gì?
5. Bạn thích giao tiếp bằng lời nói hơn hay qua văn bản hơn?
6. Bạn muốn là một người lắng nghe tốt hay một người giao tiếp tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm
Để khai thác ứng viên có khả năng làm việc nhóm tốt hay không, bạn có thể “xoáy” vào những câu hỏi như sau:
1. Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm hơn? Tại sao?
2. Nếu các thành viên trong nhóm không hòa thuận và kết quả làm việc đi xuống, bạn sẽ xử lý như thế nào?
3. Tất cả thành viên trong nhóm đồng tình với cách thực hiện một công việc, nhưng bạn thì không. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?
4. Tinh thần đội nhóm quan trọng như thế nào và bạn sẽ làm gì để xây dựng nó?
5. Nếu một thành viên trong nhóm không hoàn thành phần việc của mình, bạn sẽ xử lý như thế nào?
>> Xem thêm: Tài liệu tuyển dụng nhân sự hiệu quả dành cho mọi nhà tuyển dụng
Kỹ năng lãnh đạo
Đối với những vị trí cao hơn như quản lý hay trưởng phòng, trưởng nhóm, thì đánh giá khả năng lãnh đạo là điều rất cần thiết. Bởi năng lực của họ sẽ còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác trong phòng ban hoặc dưới quyền của họ. Do đó, đừng bỏ qua những câu hỏi sau, để khai thác thêm về tố chất lãnh đạo của ứng viên nhé:
1. Khi bạn phát hiện ra sếp hoàn toàn sai trong một việc gì đó, bạn sẽ làm gì?
2. Thành viên trong nhóm của bạn lần lượt nghỉ việc. Bạn sẽ làm gì?
3. Một người sếp lý tưởng trong mắt bạn là người có những đức tính như thế nào?
4. Công ty đang gặp khó khăn về tài chính và bạn phải cắt giảm chi phí nhân công. Bạn sẽ làm thế nào để quyết định ai là người bị sa thải?
Kỹ năng thích nghi
>> Có thể bạn quan tâm: 3 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp “đọc vị” ứng viên
Khi một nhân viên bước chân vào một môi trường mới, bắt đầu làm quen với công việc mới, để ứng viên đó có thể nhanh chóng bắt kịp và hòa nhập được cùng tổ chức, đòi hỏi ứng viên phải có khả năng thích nghi tốt. Dưới đây là những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng thích nghi của ứng viên:
1. Đâu là bước ngoặt đáng nhớ nhất mà bạn đã từng gặp trong sự nghiệp của mình?
2. Bạn có thích những sự bất ngờ không?
3. Bạn sẽ làm gì khi phải sắp xếp lại lịch trình do một sự cố ngoài kế hoạch xảy ra?
4. Với những công việc hay yêu cầu mang tính cấp bách, bạn thường làm gì? Hãy cho ví dụ?
5. Bạn có thích những công việc lặp lại?
Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề
Cuối cùng, một ứng viên tiềm năng thì không thể thiếu kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề. Một nhân viên giỏi là người sẽ biết kiểm soát tốt công việc của mình, tuân thủ deadline, giải quyết các vấn đề phát sinh, những rắc rối không lường trước được. Một số câu hỏi tình huống, câu hỏi thực tế dưới đây sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi đánh giá kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề trong công việc. Hãy cùng tìm hiểu nhé:
1. Hãy cho tôi một ví dụ khi bạn giải quyết trơn tru một vấn đề
2. Hãy cho tôi một ví dụ khi bạn phải giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo hoặc trái với những cách thông thường
3. Bạn đã có lúc nào phải phân tích thông tin hãy dữ liệu liên quan để giải quyết vấn đề chưa?
4. Bạn đã bao giờ phát hiện và giải quyết vấn đề ngay từ khi nó mới chớm phát triển chưa?
5. Hãy kể ra một trường hợp mà bạn phải giải quyết vấn đề khi đang trong khủng hoảng
Có thể sử dụng bài test đánh giá kỹ năng mềm ở đâu?
Việc sử dụng các bài test đánh giá ứng viên ngày nay đã không còn quá xa lạ. Khi mà hiệu quả của chúng đối với quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp là vô cùng lớn. Vừa tiết kiệm được chi phí về thời gian đánh giá, lại vừa tiết kiệm được chi phí về nguồn nhân lực.
Hiện nay, có rất nhiều công cụ có thể giúp nhà tuyển dụng tạo ra các bài test đánh giá năng lực ứng viên hiệu quả. Một số bài kiểm tra có thể kể đến như bài test trắc nghiệm tính cách, test IQ, EQ hay kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn có thể tổ chức kỳ thi đánh giá ứng viên online mà không cần phải thuê địa điểm tổ chức.
>> Tham khảo ngay: 9 công cụ test online đánh giá nhân sự dành cho doanh nghiệp
Một trong những công cụ đánh giá năng lực nhân sự phổ biến hiện nay đó chính là TestCenter.vn. Đây là một nền tảng All-in-one, tất cả tính năng tích hợp trong một hệ thống, giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí tuyển dụng. Chỉ với 5 phút, nhà tuyển dụng đã có thể tạo bài test online phù hợp với từng nhu cầu. Sau đó, sử dụng chính đề bài đó và gửi đến cho hàng ngàn ứng viên cùng lúc, hoàn toàn là thao tác trực tuyến.
Bên cạnh đó, với 300 đề thi trắc nghiệm tính cách MBTI, DISC, kiểm tra trí thông minh IQ, EQ, đánh giá năng lực chuyên môn cũng như đánh giá kỹ năng mềm. TestCenter.vn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tối ưu hóa quy trình đánh giá ứng viên tiềm năng.
Kết luận
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, hỗ trợ bạn khi đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên. Bạn có thể lựa chọn và điều chỉnh các câu hỏi sao cho phù hợp với từng vị trí tuyển dụng cũng như thực tiễn doanh nghiệp.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter