Lỗi phỏng vấn tuyển dụng không chỉ là câu chuyện của riêng ứng viên mà đó còn là câu chuyện của nhà tuyển dụng. Không chỉ ứng viên mà đôi khi chính nhà tuyển dụng cũng mắc phải những sai lầm không đáng có. Từ đó, ảnh hưởng không tốt đến buổi phỏng vấn.
Phỏng vấn tuyển dụng là gì?
Phỏng vấn tuyển dụng (phỏng vấn việc làm) là một hình thức vấn đáp trực tiếp (gặp mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) nhằm tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc trong công ty, doanh nghiệp.
Đó là quá trình tiếp xúc và trao đổi (hay nói cụ thể hơn là quá trình hỏi và trả lời) giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển. Còn mục đích của các ứng viên nghiễm nhiên chính là apply thành công công việc mà họ mong muốn.
5 lỗi phỏng vấn tuyển dụng mà doanh nghiệp cần chú ý
Trong quá trình tuyển dụng, không chỉ ứng viên mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng có thể mắc phải những lỗi đáng tiếc, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng cùng sự dày dạn kinh nghiệm. Dưới đây là 5 lỗi phỏng vấn tuyển dụng mà bạn cần lưu ý. Hãy khám phá ngay nhé:
Không hiểu rõ yêu cầu cụ thể của công việc
Sai lầm này rất hay xảy ra, không chỉ ở các tập đoàn, công ty lớn mà còn ở ngay cả những công ty có quy mô nhỏ hơn. Lý do cho sai lầm này chính là vì nhà tuyển dụng chỉ phụ trách về phần tuyển chọn các ứng viên tiềm năng, mà không có chuyên môn cũng như kiến thông tin về các vị trí cần ứng tuyển.
>> Xem thêm: Tài liệu đánh giá ứng viên chính xác dành cho doanh nghiệp
Điều này sẽ dẫn đến nhà tuyển dụng không khai thác được triệt để về ứng viên. Không đánh giá hết được khả năng chuyên môn cũng như kiến thức kinh nghiệp ở lĩnh vực mà ứng viên ứng tuyển. Chưa kể, trong một số trường hợp nhà tuyển dụng trao đổi sai thông tin, dẫn đến ứng viên có cái nhìn không tốt về doanh nghiệp.
Cách khắc phục: Để hạn chế mắc phải sai lầm này thì nhà tuyển dụng nên tham khảo thông tin từ người quản lý trực tiếp của phòng ban. Nhà tuyển dụng nên tổng hợp thông tin, sàng lọc và tìm hiểu thêm nếu có thể, để có đủ kiến thức trước khi đối diện cùng ứng viên trong buổi phỏng vấn.
Tiếp cận cảm tính
Sai lầm tiếp theo đó là nhà tuyển dụng tiếp cận phỏng vấn một cách hết sức cảm tính. Khi bạn dùng cảm tính để tiếp cận một vấn đề, bạn thường dựa vào những kinh nghiệm đã có hoặc những mặc định của bản thân để đánh giá vấn đề đó.
Nếu bạn đã quen biết về ứng viên, bạn sẽ dễ rơi vào việc đánh giá người đó bằng những gì bạn đã nghe và tiếp nhận từ người khác. Bạn nghĩ rằng đã nắm rõ về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên này. Nhưng lại quên mất rằng đó chỉ là những điều hết sức chủ quan. Điều bạn cần là đánh giá ứng viên tại thời điểm hiện tại. Hãy để ý trường hợp này để có thể điều tiết được tốt nhất những suy nghĩ của mình trong quá trình phỏng vấn nhé.
>> Xem thêm: Tại sao Doanh nghiệp nên sử dụng bài test EQ tuyển dụng?
Cách khắc phục: Hãy bắt đầu buổi phỏng vấn với một thái độ cởi mở và cái đầu lạnh. Hãy gạt bỏ hết những nhận định chủ quan của bạn về họ và bắt đầu tìm hiểu từ đầu mọi thứ từ họ.
Không lắng nghe ứng viên
Buổi phỏng vấn thành công là khi cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có sự tương tác hai chiều. Cùng tham gia nêu ý kiến, cảm nghĩ của bản thân, chứ không phải là một “cuộc độc thoại”. Đôi khi nhà tuyển dụng sa vào trạng thái nói quá nhiều, làm mất đi sự cân bằng giữa của cuộc phỏng vấn.
Việc nói quá nhiều khiến nhà tuyển dụng không còn đủ thời gian để lắng nghe ứng viên và thấu hiểu ứng chân dung ứng viên của mình. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc phỏng vấn được xem là hiệu quả khi có 90% thời gian dành cho ứng viên chia sẻ và 10% từ phía nhà tuyển dụng.
Cách khắc phục: Điều nhà tuyển dụng cần làm là nên tiết chế thời lượng nói của bản thân, chỉ nên nói vừa đủ. Hãy tóm tắt sơ lược về công ty và vị trí mà bạn đang tuyển dụng giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc.
Theo đuổi sự hoàn hảo
Nhà tuyển dụng thông thường sẽ mắc phải một sai lầm là đứng núi này trông núi nọ. Các nhà tuyển dụng không cố gắng tìm ra người tốt nhất trong số những người mà họ phỏng vấn. Mà họ bị ám ảnh với việc tìm ra một ứng viên “hoàn hảo”.
>> Tham khảo thêm: Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chính xác nhất dành cho doanh nghiệp
Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm ra được một người hội tụ tất cả những phẩm chất. Ví dụ như có tinh thần trách nhiệm, lịch sự, tự tin và sẵn sàng làm việc hết mình,… Tuy nhiên, là con người không ai là hoàn hảo, ứng viên cũng như vậy. Thay vì cố gắng tìm một ai đó thật hoàn hảo, hãy tìm và chọn người tốt nhất trong số những ứng viên đến với bạn.
Cách khắc phục: Hãy bắt đầu kế hoạch phỏng vấn của bạn với một cái đầu lạnh, đừng quá cầu toàn. Nhà tuyển dụng phải sáng suốt lựa chọn được ứng viên tiềm năng và đừng đặt tiêu chí quá cao cho các vị trí đang tuyển dụng.
Quên đi mục đích của cuộc phỏng vấn
Nắm bắt tiến trình tuyển dụng, tuân thủ các bước phỏng vấn, hệ thống câu hỏi là những điều hết sức cần thiết. Nhưng đôi khi chính vì việc tuân thủ quá khắt khe những điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng dựa dẫm quá nhiều vào các mẫu câu hỏi tìm được trên mạng hoặc tổng hợp từ các bộ phận chuyên môn.
Điều này khiến nhà tuyển dụng quên đi ý nghĩa của những câu hỏi phỏng vấn này. Đôi khi nhà tuyển dụng cũng nên quên đi mục đích của cuộc phỏng vấn, để khiến cuộc phỏng vấn trở nên tự nhiên hơn, khiến bạn nhận được những thông tin bất ngờ.
Cách khắc phục: Đừng khăng khăng phải đi tìm cho bằng được ứng viên tài năng và ám ảnh về điều đó. Điều này khiến bạn bị căng thẳng và cuộc phỏng vấn trở nên cứng nhắc. Hãy giữ tâm thế thoải mái, đôi khi chính điều này lại mang đến cho bạn những kết quả không ngờ đến.
Công cụ đánh giá ứng viên trong phỏng vấn tuyển dụng
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào tuyển dụng không còn quá xa lạ. Khi mà kết quả mang lại là tối ưu được hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với việc đánh giá sai ứng viên.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự toàn diện dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Bằng cách tạo test online nhanh chóng với các tùy chỉnh đa dạng, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá chính xác năng lực ứng viên mà không mất quá nhiều thời gian.
Với TestCenter.vn nhà tuyển dụng có thể tổ chức thi dễ dàng với hàng ngàn người làm test cùng một lúc. Bên cạnh đó, hệ thống tự động giúp thống kê kết quả rõ ràng, trực quan giúp đánh giá nhân viên chính xác dựa trên những con số cụ thể. Những điều này là các yếu tố cần thiết để việc đánh giá ứng viên trong phỏng vấn nhân sự, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu tỷ lệ tuyển dụng sai người.
Kết luận
Tuyển dụng nhân sự chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng, nhà tuyển dụng rất dễ mắc phải những sai lầm không đáng có. Hy vọng bài viết phân tích 5 lỗi phỏng vấn tuyển dụng thường gặp mà nhà tuyển dụng cần tránh, đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter