Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên và tìm cách nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân lực được coi như một bước quan trọng trong kế hoạch quản trị nhân tài, cũng như xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp trong một doanh nghiệp. Bởi một khi thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhà quản lý mới có thể phát huy tối đa nguồn nội lực bên trong doanh nghiệp, phấn đấu đạt được các chiến lược phát triển dài hạn mà tổ chức của mình đặt ra.
Mức độ hài lòng của nhân viên là gì?
Đối với nhà quản lý thì việc tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của nhân viên của tổ chức là điều cần thiết. Để đảm bảo giữ chân nhân tài và khai thác được triệt để tài năng của họ vào công việc thì cần cải thiện sự hài lòng của nhân viên. Chất lượng, năng suất công việc sẽ bị ảnh hưởng lớn từ sự hài lòng của nhân viên đối với công việc.
Một cách đơn giản, sự hài lòng của nhân viên trong công việc có thể được định nghĩa là mức độ tích cực của cảm xúc hoặc thái độ mà họ có đối với công việc. Khi một người nói rằng họ có sự hài lòng công việc cao, nó có nghĩa là họ thực sự thích công việc của mình, cảm thấy tốt và đánh giá cao công việc hiện tại.
Đặc điểm của đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên
Một nhân viên được đánh giá là có hài lòng với công việc sẽ có những đặc điểm nhất định về cả hành động và thái độ. Nếu nhà quản lý để ý một chút là sẽ nhận thấy được mức độ đối với nhân viên.
- Sự hài lòng của nhân viên không thể nhìn thấy trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận, bởi nó liên quan đến cảm xúc của một người đối với phần công việc của họ.
>> Xem thêm: Cẩm nang quản trị nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp
- Sự hài lòng và thái độ trong công việc thường đi song song cùng nhau: Thái độ tích cực đối với công việc được coi như là sự hài lòng công việc và ngược lại. Nếu thái độ phản ánh cảm xúc của nhân viên đối với tổ chức thì sự hài lòng của nhân viên phản ánh thái độ của họ đối với một công việc. Chính vì vậy, sự hài lòng của nhân viên trong công việc sẽ điều khiển thái độ và cách thức ứng xử của nhân viên trong công việc.
- Kết quả công việc và sự đáp ứng nguyện vọng của tổ chức đối với nhân viên sẽ quyết định đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Nếu một nhân viên được tổ chức, cấp trên ghi nhận đúng những nỗ lực, đóng góp của họ, từ đó có những sự khen thưởng, khích lệ kịp thời, sẽ giúp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên. Ngược lại, nếu nhân viên không được đãi ngộ xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của họ, sẽ khiến họ chán nản, từ đó không hài lòng và có những hành xử tiêu cực.
Tầm quan trọng của đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên.
Mức độ hài lòng phản ánh được một phần tỷ lệ nhảy việc của nhân viên tại doanh nghiệp. Khi tỷ lệ hài lòng cao cũng đồng nghĩa với việc nhân viên sẽ gắn bó lâu dài với tổ chức họ đang làm việc và ngược lại. Do vậy, sự hài lòng của nhân sự là rất quan trọng đối với một tổ chức nói chung.
Tỷ lệ chảy máu chất xám
Khi một nhân viên không đạt được sự hài lòng, họ sẽ có xu hướng nhảy việc. Nếu như trước đây, nhảy việc chỉ nhằm mục đích là gia tăng thu nhập thì hiện nay trong tình cảnh kinh tế biến động, nhảy việc diễn ra ngày càng nhiều (10-13% mỗi năm) với nhiều nguyên nhân hơn.
Đó có thể là do môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, quản lý độc tài, lộ trình phát triển nghề nghiệp không rõ ràng, cơ cấu đội ngũ nhân sự không hợp lý,…. Những nguyên nhân này sẽ xuất phát từ sự không hài lòng của nhân viên, khiến những nhân sự tài năng rời đi, từ đó doanh nghiệp bị chảy máu chất xám quý giá.
Năng suất và hiệu quả làm việc suy giảm
Sự hài lòng của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguyên nhân không hài lòng của nhân viên có thể bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào những quyết định của công ty, sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, sự thăng tiến và chế độ đãi ngộ của nhân viên không rõ ràng, không tương xứng với sự đóng góp cho tổ chức.
Hơn nữa, điều này sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm nhiều hơn với khách hàng, xây dựng được hình ảnh đẹp với đối tác. Hơn nữa, còn thu hút được nhiều nhân tài muốn làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
Để cải thiện điều này không cách nào khác, đó là doanh nghiệp phải nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động và tìm cách cải thiện chúng và nâng cao năng suất làm việc chung.
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên
Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên. Dưới đây là 8 tiêu chí quan trọng nhất mà nhà quản lý cần lưu ý:
Mức độ hài lòng với công việc
Đầu tiên, hãy thử đánh giá mức độ hài lòng với công việc của nhân viên bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên hay cho nhân viên làm các bảng điều tra mức độ hài lòng.
Một số nội dung mà nhà quản lý có thể triển khai: nhân viên có hiểu rõ về công việc mà mục tiêu của công việc hay không, khối lượng công việc mà cấp trên giao xuống có phù hợp với thời gian hay không, công việc này có khiến họ thích thú hay mang lại trải nghiệm thú vị hay không. Bằng cách lật mở những điều này, bạn sẽ đánh giá được mức độ hài lòng của nhân viên sâu sắc hơn.
Lương bổng và phúc lợi
Hãy thử khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thông qua mức lương và các chính sách phúc lợi mà họ đang nhận được. Bởi đây là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định mức độ hài lòng của nhân sự với doanh nghiệp.
Đối với tiền lương thì quy định tăng lương có được thực hiện đúng định kỳ, lương có được chi trả đúng thời hạn không. Các chế độ phúc lợi khác như: trợ cấp nghỉ hưu, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi lại, kiểm tra sức khỏe, bảo hiểm,… có gặp vấn đề gì hay không. Hãy tìm các cải thiện tốt nhất những điều này, có như vậy mức độ hài lòng của nhân viên mới được nâng cao.
Chính sách và quy trình làm việc
Hãy cho nhân viên thấy được định hướng công việc rõ ràng trong ngày làm việc đầu tiên, sự thăng tiến và chuyển đổi công việc trong công ty được thực hiện công bằng.
Trong trường hợp khẩn cấp thì ai sẽ là người giải quyết cho nhân viên. Nếu nhân viên có điều gì không hài lòng thì quy trình thảo luận với cấp trên hoặc phòng nhân sự như thế nào. Hãy khiến nhân viên an tâm và thoải mái nhất, để có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
>> Xem thêm: Quy trình đánh giá nhân viên với 5 bước đơn giản dành cho doanh nghiệp
Mối quan hệ với đồng nghiệp
Hãy thử tìm hiểu các mối quan hệ trong tổ chức như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cấp trên – cấp dưới. Thông qua mức độ hài lòng của nhân viên với cấp quản lý và với các đồng nghiệp ngang cấp thì nhà quản lý có thể đánh giá được một phần nào đó.
Nhà quản lý nên dành thời gian để lắng nghe nguyện vọng của nhân viên như họ có vấn đề gì trong xây dựng mối quan hệ không hay các hoạt động nào để gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp, đã bao lâu rồi doanh nghiệp của bạn chưa tổ chức một hoạt động teambuilding. Điều này sẽ cho nhà quản lý một cái nhìn tổng thể tình hình của nhân viên hiện tại.
Đào tạo và phát triển
Để nhân viên cảm thấy mình đã chọn đúng môi trường để phát triển bản thân, hãy tạo cơ hội cho họ được thỏa sức với tiềm năng của mình. Có thể như tham gia đào tạo nhân sự, tham gia các khóa huấn luyện cần thiết để làm việc hiệu quả.
Nhà quản lý nên tạo ra và cung cấp đầy đủ tài liệu, chương trình huấn luyện để phát triển kỹ năng làm việc nhằm đầu tư tư vào nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân sự cảm thấy bản thân được trọng dụng và muốn cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.
Sức khỏe và an toàn lao động
Bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn được hướng dẫn đầy đủ và đảm bảo chắc chắn về sức khỏelao động khi bắt đầu làm việc trong công ty. Cấp lãnh đạo nên tổ chức những buổi hội thảo và thỏa thuận về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn nơi làm việc cho toàn bộ nhân viên.
Nhân viên trong công ty tôi được cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động và thiết bị an toàn cần thiết khi thực hiện các công việc có tính nguy hiểm hoặc rủi ro cao, giúp họ cảm thấy môi trường làm việc thật sự an toàn.
Kết luận
Hy vọng khi đọc đến đây, bạn đã hiểu chi tiết về mức độ hài lòng của nhân viên và nắm vững bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên. Testcenter tin rằng bạn sẽ áp dụng những tiêu chí này thật hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân viên vững mạnh từ bên trong, sẵn sàng chinh phục các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter