Testcenter – Trong mọi hoạt động kinh doanh, chúng ta nghe rất nhiều về chiến lược kinh doanh. Nhưng đôi lúc chúng ta nghĩ rằng đây là một thuật ngữ vĩ mô và chỉ những người quản lý cấp cao mới cần phải biết. Vậy sự thật có phải như vậy hay không, chiến lược kinh doanh là gì và vai trò ra sao hay có nguyên tắc ra sao? Trong bài viết này, Testcenter sẽ giúp bạn tìm hiểu thật chi tiết!
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) chính là nghệ thuật phối hợp các hoạt động, điều khiển và kiểm soát nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Vậy một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế trên thị trường?
Khi nói đến chiến lược, người ta hay liên hệ đến sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Thực ra, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp mặc dù luôn được đưa vào như một phần của chiến lược nhưng nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh cần phải có các yếu tố khác giúp đưa ra định hướng hoạt động rõ ràng cho doanh nghiệp.
Giới lãnh đạo đều rất thích nói chuyện về những chủ đề liên quan tới “Chiến lược kinh doanh”. Bởi nó thể hiện được tầm kiến thức và độ hiểu biết của bản thân. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả chắc chắn không chỉ tồn tại trên giấy tờ, những bản kế hoạch, hay báo cáo, mà nó phải được xây dựng qua kinh nghiệm thực tiễn, va chạm trực tiếp với khách hàng.
Các yếu tố chính của chiến lược kinh doanh hiệu quả
Một chiến lược kinh doanh phải có bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh, các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng yếu tố:
Mục tiêu chiến lược
Hãy bắt đầu chiến lược kinh doanh bằng việc xác định các mục tiê – những kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược lúc này đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp vì vậy thường mang tính khái quát cao. Ngược lại, mục tiêu chiến lược cần đảm bảo cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng.
Như đã nói ở trên, nhiều người rất hay đánh đồng giữa mục tiêu chiến lược và tầm nhìn, sứ mệnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải phân biệt chỗ này. Tầm nhìn, sứ mệnh chỉ ra mục đích tồn tại của doanh nghiệp, trong khi mục tiêu chiến lược lại cần được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và có thời hạn cụ thể.
Phạm vi chiến lược
Doanh nghiệp không nên tham vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của tất cả phân khúc thị trường. Như thế là một bài toán quá khó cho doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp sẽ không có đủ nhân lực, tài lực để chạy đua cùng thị trường. Vì thế, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, về độ tuổi, khu vực địa lý,… để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Đó chính là phạm vi chiến lược.
Ví dụ về phạm vi chiến lược
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:
– Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng như trường hợp của An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày…) cho các khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao.
– Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp.
Việc lựa chọn phạm vi phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo thêm: Các tin tức mới nhất mà ai cũng cần đọc
Giá trị khách hàng & lợi thế cạnh tranh
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, giá trị khách hàng chính là bao gồm những yếu tố như: giá cả, chất lượng, thiết kế, tốc độ, uy tín,…Và lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng phải đảm bảo trong đó phải có một đến hai giá trị nổi trội, giúp cho khách hàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ khác trên thị trường.
Thay vì đơn giản xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp hay khác biệt hóa, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu thực sự đánh giá cao cái gì. Doanh nghiệp cần phát triển một giản đồ giá trị khách hàng trong đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của DN. Ví dụ của giá trị khách hàng là giá, chất lượng, thiết kế, tốc độ, an toàn, tin cậy….
Tính duy nhất hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ chính là cách thức kết hợp các yếu tố để đáp ứng tốt nhất các khách hàng mục tiêu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Lưu ý rằng, việc xác định và tạo dựng các giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh là vấn đề trung tâm của chiến lược.
Hệ thống các hoạt động chiến lược
Sau khi xác định được lợi thế cạnh tranh phù hợp với khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh cần giải đáp câu hỏi: làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh? Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác định được cách thức cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng.
Có nhiều công cụ để thiết kế hệ thống hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng chuỗi giá trị do M. Porter phát triển. Mỗi nhóm nghề khác nhau, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có sự biến đổi cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo bao gồm nhóm hoạt động chính (như sản xuất, vận hành, marketing, sale…) và nhóm hoạt động hỗ trợ (như quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển, công nghệ thông tin, hạ tầng quản lý, …).
Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng.
Năng lực cốt lõi
Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Năng lực cốt lõi là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Vượt trội về chất lượng hoặc hiệu suất. Nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.
Năng lực cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất đa dạng hóa các dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể dùng năng lực cốt lõi để quảng bá thương hiệu đến với rộng rãi công chúng và giúp họ ghi nhớ thế mạnh của thương hiệu mình.
Ví dụ nhắc đến Sony, ta nhớ ngay đến sự bền bỉ, nhắc đến Honda ta nhớ ngay đến những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu,….
Vai trò của lập chiến lược kinh doanh
Tổng hợp các chiến lược kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Và vai trò của nó được thể hiện ở những yếu tố sau:
- Có vai trò định hướng hoạt động dài hạn, làm cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng. Từ đó góp phần giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung của doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với cấp dưới, truyền động lực cho nhân viên và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp.
- Tạo cơ sở bền vững cho các hoạt động nghiên cứu, đầu tư phát triển, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực,… giúp doanh nghiệp tránh va phải những sai lầm đáng tiếc.
- Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh thật sự hiệu quả. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh
Dưới đây là 7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh mà bạn cần phải ghi nhớ:
- Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
- Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh vì lợi nhuận
- Am hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh
- Xác định đối tượng khách hàng
- Hãy học cách nói không với những thứ không cần thiết
- Không ngại thay đổi
- Tư duy hệ thống
Kết luận
Trong chuyển đổi số doanh nghiệp thì chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng. Chiến lược kinh doanh chính là kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Nếu có một chiến lược kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Hy vọng là những chia sẻ trên đây của Testcenter đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chiến lược kinh doanh, giải quyết được những mơ hồ mà chúng ta đã kể ra ở đầu bài viết.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter