Testcenter – Không quá lời khi nói rằng, đánh giá ứng viên là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhà tuyển dụng. Mỗi giai đoạn của quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn rõ hơn chân dung của ứng viên, từ đó có những quyết định đúng đắn về việc chấp nhận hay bỏ qua một ứng viên. Vậy nhà tuyển dụng nên nắm chắc những kỹ thuật gì để đánh giá ứng viên được nhanh chóng và đúng đắn nhất? Hãy cùng Testcenter tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !
Kỹ thuật đánh giá ứng viên trước phỏng vấn
Để có thể đi đến bước phỏng vấn ứng viên thì trước đó nhà tuyển dụng phải có một kế hoạch rõ ràng, bao gồm các công tác cần triển khai, thời gian triển khai, kết quả kỳ vọng sau buổi phỏng vấn.
Lên kế hoạch tuyển dụng
Khi lên kế hoạch tuyển dụng, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau đây để xác định rõ mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp mình. Bạn tuyển cho công việc gì? Số lượng người cần tuyển? Bạn có cần tuyển gấp hay không? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tuyển dụng này? Chi phí dành cho tuyển dụng lần này nhiều nhất là bao nhiêu? Những ai sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng và họ có sẵn sàng dành thời gian tham gia hay không? Trong trường hợp chưa thể tuyển được ứng viên tốt trong thời gian ngắn thì các bước xử lý tiếp theo là gì?
Tiếp đến, bạn cần xem xét yêu cầu của vị trí cần tuyển như: Trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi, bằng cấp,… Liệt kê càng nhiều càng tốt, sau đó chọn lọc lại tới khi bạn có được danh sách những yêu cầu cần và đủ.
Tiếp đó hãy lập bản mô tả công việc cần tuyển thật ngắn gọn, đầy đủ và đúng với công việc hiện tại và sẵn sàng tìm kiếm ứng viên từ mọi nguồn, từ các kênh tuyển dụng hiệu quả dành cho doanh nghiệp, các website tuyển dụng như TopCV.vn, các mạng xã hội, cho đến các mối quan hệ cá nhân,….
Liên lạc với ứng viên
Hãy kiểm tra thật kỹ hồ sơ ứng viên trước khi liên hệ. Hãy chắc chắn là bạn đã dành đủ thời gian để nghiên cứu CV và đánh giá bước đầu về sự phù hợp của ứng viên với mục tiêu tuyển dụng của bạn bằng cách đề cập ứng viên làm bài test tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các bài trắc nghiệm tính cách như bài test DISC, bài test MBTI,…
Trong khi liên hệ với ứng viên, hãy lưu ý những điểm như sau:
– Gây ấn tượng ngay khi vừa bắt đầu và giữ ấn tượng cho đến khi kết thúc cuộc gọi đó, cả khi ứng viên từ chối.
– Mục tiêu của cuộc gọi là mời ứng viên tới dự phỏng vấn, do đó cần xác nhận được ứng viên sẽ tới công ty hay không, tránh mất thời gian không cần thiết.
– Sau cuộc gọi hãy chủ động gửi mail cho ứng viên xác nhận lại, đảm bảo buổi phỏng vấn đảm bảo sẽ diễn ra, đúng thời điểm và đúng địa chỉ.
Tạo biểu mẫu đánh giá
Với các ứng viên vượt qua phỏng vấn điện thoại và bài test tuyển dụng, hãy lập một biểu mẫu thống kê. Bạn nên ghi chú đầy đủ thông tin những ứng viên tiềm năng, những đánh giá sơ bộ, làm căn cứ để bộ phận tuyển dụng và các bộ phận chuyên mô xem xét, đánh giá, tìm kiếm được cái tên phù hợp.
Kỹ thuật đánh giá ứng viên trong phỏng vấn
Trong phỏng vấn, đây là giai đoạn mà người tuyển dụng được nhìn rõ chân dung ứng viên, thái độ cũng như có cơ hội đào sâu ứng viên. Bạn được mặt đối mặt với ứng viên, có cái nhìn bao quát về ứng viên, trừ trường hợp phỏng vấn từ xa hay phỏng vấn qua các nền tảng trực tuyến khác.
Lên bộ câu hỏi về kỹ năng mềm
Trong đánh giá ứng viên, kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng. Lý do là vì nếu kỹ năng cứng có thể giúp ứng viên bắt đầu sự nghiệp, thì kỹ năng mềm sẽ giúp họ nâng cao năng lực và thành công trong công việc đó.
Hãy tham khảo các bài test DISC, bài test MBTI,… để lên được bộ câu hỏi về kỹ năng mềm cho ứng viên. Bạn có thể yêu cầu ứng viên đưa ra và tự đánh giá kỹ năng mềm của mình theo thang điểm; đưa ra các câu hỏi hành vi, tình huống; đưa ra câu hỏi trắc nghiệm theo từng kỹ năng,…
Xóa bỏ nghi ngờ của ứng viên về công ty
Hãy đào sâu suy nghĩ, cảm nhận của ứng viên về doanh nghiệp, công ty của bạn. Nếu bạn nhận thấy một quan điểm nào chưa được chuẩn xác, hãy trao đổi lại cùng ứng viên, xóa bỏ những nghi ngờ hay sự mơ hồ của ứng viên.
Giới thiệu về tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ,… cũng là một phần không nên bỏ qua khi bạn phỏng vấn. Đừng chỉ chăm chăm đi “điều tra” ứng viên, mà hãy cho họ cơ hội hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn.
Trao đổi với ứng viên về các bước tiếp theo
Trong quá trình trao đổi, trò chuyện cùng ứng viên, bạn cũng có thể đánh giá họ thông qua thái độ, cử chỉ, hành động,… rằng họ có đang chăm chú vào những gì bạn nói hay không, có cư xử chừng mực hay không, họ thể hiện yếu tố chuyên môn như thế nào.
Đừng bao giờ để ứng viên không nắm được thông tin về các bước tuyển dụng tiếp theo. Bạn nên cho họ biết thời gian dự kiến có kết quả, hoặc các bước tuyển dụng tiếp theo nếu có.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về lĩnh vực nhân sự
Kỹ thuật đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Sau phỏng vấn, bạn phải tổng hợp lại các đánh giá của mình để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Các tiêu chí đánh giá ứng viên lúc này là tổng hợp tất cả, từ giai đoạn trước và trong phỏng vấn.
Đánh giá kỹ năng chuyên môn
Đầu tiên, kỹ năng chuyên môn là yếu tố chính yếu. Nhà tuyển dụng nên tổng hợp ý kiến từ các phòng ban chuyên môn – những người có kinh nghiệm về vị trí đó nhiều nhất.
Hãy đánh giá xem ứng viên này có đạt được những mục tiêu ban đầu của bạn cho vị trí này không? Bằng việc đối chiếu lại những tiêu chí đó, bạn sẽ dễ dàng có những đánh giá sau cùng về ứng viên và dễ dàng đưa ra lựa chọn.
Đánh giá kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố tối quan trọng, đặc biệt là những công việc kinh doanh, công việc bán hàng hay chăm sóc khách hàng,… Ở những vị trí này, kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố quyết định, giúp ứng viên hoàn thành tốt nhất ở vị trí công việc. Vậy nên tùy từng vị trí tuyển dụng mà yêu cầu về kỹ năng giao tiếp sẽ ở mức nào. Hãy xem trong lúc phỏng vấn trực tiếp họ thể hiện thế nào hay kể cả là giao tiếp gián tiếp, cách ứng viên trả lời email thông minh và khéo léo ra sao,… Tất cả sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác nhất
Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm
Hầu hết các công việc đều sẽ đòi hỏi kỹ năng teamwork, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại trừ một vài công việc đặc biệt. Kỹ năng làm việc nhóm nên được đánh giá dung hòa cùng những kỹ năng khác. Bạn sẽ không muốn tuyển dụng một ứng viên giỏi, nhưng lại không có kỹ năng làm việc nhóm. Nếu doanh nghiệp của bạn đề cao sự đoàn kết, gắn bó, khả năng hỗ trợ và cùng giải quyết khi có vấn đề xảy ra, thì bạn phải cần xem xét thật kỹ.
Các lưu ý cần nắm để đánh giá hiệu quả hơn
- Vội vàng đưa ra đánh giá khi chưa có sự tìm hiểu kỹ về ứng viên, đặc biệt là vòng lọc hồ sơ có thể dẫn đến các kết luận sai lầm mang tính chủ quan nhiều.
- Đối với mô hình phỏng vấn rập khuôn, mô-típ theo danh sách câu hỏi chuẩn bị sẵn thường khó đánh giá được toàn diện, mà nên dựa vào những thông tin ứng viên trả lời, để khơi gợi câu chuyện tiếp theo.
- Đánh giá qua việc sử dụng các bài test tính cách như MBTI, DISC, hay các bài kiểm tra liên quan đến kỹ năng mềm, khả năng tư duy sẽ giúp quá trình đánh giá minh bạch và khách quan hơn.
Kết luận
Trên đây là những kỹ thuật đánh giá ứng viên hữu ích mà Testcenter đã tổng hợp. Dẫu biết không có phương pháp nào là hoàn hảo để đánh giá các ứng viên được phỏng vấn, bởi mỗi cá nhân là khác nhau và các phương pháp khác nhau sẽ giúp đánh giá tốt hơn. Tuy nhiên, các công ty, doanh nghiệp nên tham khảo bài viết này để có thể xây dựng được những kỹ thuật đánh giá ứng viên phù hợp cho riêng mình.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter