Tăng trưởng bền vững luôn đứng đầu trong danh sách các thử thách mà các doanh nghiệp cần đạt được. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần trang bị cho mình một nền móng vững chắc dựa trên nguồn lực sẵn có. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 nguyên tắc “vàng” để doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên số.
Xác định sứ mệnh doanh nghiệp
Sứ mệnh doanh nghiệp là kim chỉ nam giúp dẫn đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ tuyển dụng đến quản lý khách hàng hay phát triển sản phẩm mới.
Mỗi doanh nghiệp đều phải trả lời được câu hỏi: “Vì sao lại làm điều mình đang làm?”. Để đạt được thành công và tăng trưởng bền vững, các công ty phải thường xuyên nhìn lại sứ mệnh của mình, và đảm bảo rằng cả tổ chức đang đi theo đúng hướng để phục vụ sứ mệnh đó. Một sứ mệnh ý nghĩa và truyền cảm hứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có:
- Tính thống nhất và nhất quán
- Sự gắn kết về cảm xúc cả trong nội bộ công ty lẫn bên ngoài công ty, cụ thể là với khách hàng và đối tác
- Cải tiến không ngừng và có hiệu quả
Các chuyên gia về sales và marketing thường nhắc đến các đặc điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Propositions – USP). Những người lãnh đạo doanh nghiệp thường định nghĩa USP là “một yếu tố làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác”.
Tiếng nói của thương hiệu
Nếu bạn muốn điều hành một doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, bạn phải hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu và những sự kết nối mà thương hiệu đem lại cho khách hàng. Chính những sợi dây gắn kết này đã đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của bạn, và làm cho khách hàng luôn trung thành với sản phẩm. Xây dựng một thương hiệu chính là phát triển và nuôi dưỡng những mối quan hệ đó.
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để gắn kết, định hình, gây ảnh hưởng và dẫn lối cho sự phát triển sản phẩm và thương hiệu.
- Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu: Hãy nhớ, cách nhanh nhất để đi đến thất bại của sản phẩm là cố gắng chiều lòng tất cả mọi người
- Gắn kết với công chúng: Làm cho công chúng cảm thấy được kết nối với thương hiệu của bạn về mặt cảm xúc và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm của bạn
- Truyền cảm hứng cho khách hàng: Một thông điệp đơn giản nhưng truyền cảm hứng tốt sẽ có tiếng vang lớn hơn là một thông điệp chỉ tập trung vào đánh bóng các tính năng sản phẩm.
Nếu bản sắc thương hiệu không được chú trọng đầy đủ thì mọi kế hoạch marketing xúc tiến sản phẩm cũng đều là vô ích. Bạn không có đủ ngân sách cho marketing diện rộng ư? Không sao, vậy thì bạn hãy tạo ra những nội dung đặc sắc và hấp dẫn cho trang mạng xã hội của mình để từ đó gia tăng tính nhận diện thương hiệu.
Níu giữ khách hàng
Để có được một khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ tốn kém gấp 5 lần níu giữ khách hàng cũ tiếp tục mua sản phẩm. Thực tế là tăng 2% tỉ lệ níu giữ khách hàng có tác dụng tương đương với giảm 10% chi phí cho công ty.
Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ thì:
- Trung bình doanh nghiệp Hoa Kỳ mất khoảng 50% khách hàng sau mỗi 5 năm
- Các công ty có xu hướng hợp tác với khách hàng cũ gấp 5 lần là với khách hàng mới
- Khả năng bán được hàng cho khách hàng cũ là 60-70%, trong khi khả năng bán được hàng cho khách hàng mới là 5-20%. Tức là giảm 5% tỷ lệ khách hàng cũ rời đi sẽ tăng 25-130% lợi nhuân, tùy thuộc vào ngành nghề.
Níu giữ khách hàng thành công bắt đầu với cách doanh nghiệp tiếp cận với một khách hàng, và duy trì sự kiên kết với khách hàng đó sau này.
Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm
Hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp là một cộng đồng kinh tế gồm các tổ chức và cá nhân tương tác với nhau đó theo nhiều cách khác nhau. Hệ sinh thái này khuyến khích các công ty phát triển khả năng của mình để cạnh tranh với đối thủ.
Đôi khi một hệ sinh thái có thể xoay quanh sản phẩm, ví dụ như ốp điện thoại, tai nghe và các phụ kiện điện thoại khác. Tương tự, suy nghĩ theo hướng hệ sinh thái đã trở thành một yếu tố quan trọng trọng đăng tải nội dung lên trang web – xây dựng một cộng đồng hứng thú với chủ đề đó và khuyến khích họ chia sẻ cho người quen.
Hệ sinh thái doanh nghiệp rất quan trọng với tăng trưởng bền vững bởi nó tạo ra một cấu trúc xoay quanh và hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển.
Quy trình kinh doanh chuẩn hóa
Tạo ra một thương hiệu hay một sản phẩm độc nhất vô nhị chưa phải là tất cả. Ngoài ra còn cần quy trình kinh doanh chuẩn hóa để tạo nên một doanh nghiệp phát triển. Có được một số khách hàng chỉ là một chuyện, bạn còn phải thiết kế và tối ưu hóa quy trình kinh doanh sao cho có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp khác nhau và ở quy mô khác nhau.
Vậy như thế nào được gọi là đã xây dựng được quy trình kinh doanh phù hợp?
- Bạn có thể tuyển thêm người ở cùng mức năng suất với trưởng bộ phận kinh doanh
- Bạn có thể tăng số lượng khách hàng tiềm năng với tốc độ ổn định
- Bạn có thể dễ dàng dự kiến được tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và doanh thu
- Chi phí bỏ ra để có một khách hàng mới ít hơn nhiều so với số tiền bạn thu được từ khách hàng đó nếu họ tiếp tục sử dụng
- Khách hàng nhận được đúng sản phẩm tại đúng thời điểm ở đúng địa điểm
Một quy trình kinh doanh được chuẩn hóa sẽ tạo nền tảng để doanh nghiệp mở rộng quy mô và từ đó tăng trưởng bền vững.
Trên đây là 5 nguyên tắc “vàng” đưa doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong quá trình tăng trưởng bền vững. Hy vọng Testcenter đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh!
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter