Testcenter – Xây dựng văn hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển kinh doanh. Bởi đó không chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm giá trị cốt lõi, tầm nhìn, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh cũng như cách hành xử của thành viên thuộc doanh nghiệp. Vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì? Mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nào đang tồn tại ở Việt Nam ? Hãy cùng Testcenter tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có nhiều cách khác nhau để diễn giải về khái niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một cách dễ hình dung thì văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm phong tục, niềm tin, tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng tới. Nó tương tự như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. Hơn nữa, đây là một trong các yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp co xây dựng được thương hiệu tuyển dụng hay không đều do văn hóa doanh nghiệp tạo nên.
Văn hóa doanh nghiệp gồm 3 nội dung chính: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố cơ bản sau:
- Hữu hình: các hoạt động truyền thông, đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, tạp chí nội bộ,…
- Vô hình: là những suy nghĩ, thói quen, phong cách,… của những con người trong doanh nghiệp.
4 loại hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp được xây dựng lên. Nhìn chung có 4 loại xây dựng văn hóa doanh nghiệp phổ biến sau:
Văn hóa hợp tác
Đây là loại hình văn hóa cởi mở, môi trường làm việc thân thiện, hòa động. Loại hình văn hóa này đánh giá năng lực nhân viên dựa trên sự chia sẻ và làm việc với tinh thần tập thể cao. Loại hình văn hóa này thường lấy con người làm mục tiêu để tập trung đầu tư và phát triển.
Văn hóa sáng tạo
Môi trường trong nền văn hóa này luôn sáng tạo, tích cực trong việc tìm kiếm những điều mới mẻ. Mỗi thành viên luôn không ngừng nâng cao tính chủ động trong công việc, biết chấp nhận thử thách và tập trung tuyệt đối để giải quyết vấn đề. Những doanh nghiệp mang loại hình văn hóa này có sự năng nổ nhất định, khao khát dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh và tích cực truyền động lực cho nhân viên của mình.
Văn hóa thị trường
Văn hóa thị trường hay văn hóa kinh tế (Rational/market culture) là hình thức văn hóa ở đó cấp trên là người đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và thực thi văn hóa, quyền lực được ủy thác tùy thuộc vào năng lực của họ. Tuy nhiên, nội bộ doanh nghiệp cũng phải tập trung để hoàn thành công việc. Để tối ưu, các doanh nghiệp văn hóa thị trường thường tập trung bố trí không gian theo quy trình làm việc để vừa hỗ trợ quá trình làm việc, vừa nâng cao hiệu suất
Văn hóa cạnh tranh
Trong loại hình văn hóa này, doanh nghiệp luôn có ý thức cao về tính cạnh tranh và chủ trương đạt được mục tiêu bằng mọi giá. Cấp quản lý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, luôn chú trọng nhắc nhở nhân viên về vị thế tiên phong, vị trí dẫn đầu, tập trung vào lợi thế cạnh tranh để đạt hiệu quả cao.
Một số loại hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác
Ngoài bốn loại hình phổ biến kể trên, thì mô hình văn hóa ở Việt Nam còn được phân chia thành các loại hình văn hóa doanh nghiệp tập trung vào tính cách và hoạt động của nhân viên, để đánh giá năng lực nhân viên, như sau:
- Văn hóa tuân thủ: thực hiện đúng trách nhiệm, đúng pháp luật, trung thành và tuân thủ các quy định đã đề ra.
- Văn hóa hướng đến kết quả: luôn có kế hoạch làm việc rõ ràng, phân tích tình hình, đạt những mục tiêu đã đề ra, chấp nhận thử thách và kiên trì theo đuổi mục tiêu của bản thân và doanh nghiệp..
- Văn hóa khẳng định năng lực bản thân: luôn có khát khao tìm tòi, học hỏi, khát khao trải nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo vượt trội.
- Văn hóa khuyến khích mối quan hệ hợp tác: Luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, với đối tác, với khách hàng bằng thái độ thân thiện, cởi mở và nhiệt thành.
- Văn hóa khuyến khích tính nhân văn: Luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức, quan tâm đời sống, công việc nhân viên để kịp thời khen thưởng, động viên nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc
Kết luận
Vậy là Testcenter đã cùng với bạn tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp cũng như 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến. Hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ xác định đúng loại hình văn hóa phù hợp với mình, từ đó xây dựng đúng hướng, giúp doanh nghiệp có một nét văn hóa cốt lõi, xây dựng thương hiệu bền vững, giúp doanh nghiệp phát triển sâu rộng hơn.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter